Món ngon cũng là bài thuốc
Theo các tài liệu y học, thì thịt ba ba bổ và là phương thuốc hữu hiệu điều trị các bệnh nan y, như xơ gan, ho lao, di tinh, giúp nâng cao năng lực tư duy, cải thiện khả năng chinh chiến của đàn ông. Đồng thời, nếu biết chế biến “đúng bài” thì các món ăn từ ba ba đích thực là những món ngon, hấp dẫn.
Ba ba hấp tiêu xanh
Ba ba – ngon mà rẻ
Theo một nhân viên hàng thực phẩm tươi sống siêu thị Metro, ba ba chế biến được nhiều món ngon lại bổ, rẻ. Ba ba rang muối, ba ba hấp tiêu xanh, ba ba nấu chuối xanh, ba ba hầm thuốc bắc… món nào cũng ngon, cũng bổ. Tùy điểm bán, tùy loại ba ba có giá khác nhau. Loại nhỏ (2 con/kg) giá hơn 100.000 đồng/kg; loại ngon khoảng 300.000 đồng/kg. Anh Trần Tri (TP.HCM), một người thường sưu tầm các nhà hàng, quán nhậu có món ba ba để lai rai, cho biết thời xưa nghèo đói nên cái gì ăn no là khoái. Dần dà, đời sống no đủ hơn nên cái sự ăn uống không còn gói gọn việc no bụng, mà phải ngon.
Đặc biệt, cái sự “bổ” càng được mọi người chú ý khi ăn uống. Cái sự ngon, bổ dưỡng của ba ba cũng theo đó được quan tâm nhiều. Ngày nay, ba ba đã được đưa vào thực đơn đám cưới, tiệc, đám giỗ với “tư cách” là món đặc sản. Giám đốc một công ty tiếng tăm chuyên kinh doanh ba ba ở Hóc Môn, TP.HCM, cho biết hằng tháng lượng ba ba tiêu thụ trên thị trường nội địa của đơn vị này ước tính hơn 40 tấn. Không chỉ xứ ta, ba ba còn xuất sang xứ Tây. Theo dấu chân ba ba, loài động vật bò sát này “đi du lịch” sang tận thị trường Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…
Ba ba – Ảnh: Hoàng Việt
Những bài thuốc hấp dẫn
Theo bác sĩ (BS) Tiểu Lan, thịt ba ba là món ăn ngon, bổ dưỡng với mọi lứa tuổi, rất phù hợp trong những ngày hè nóng nực. Ba ba giàu protein, lipid, glucid, các muối vô cơ, các a xít amin, i ốt, vitamin A và D, có tác dụng tư âm dưỡng huyết, lương huyết thanh nhiệt, bổ thận cường kiện gân cốt, dùng cho các trường hợp sốt nóng, đau nhức xương khớp do phong thấp, sốt nóng do bệnh lý hệ thống miễn dịch, hội chứng lỵ mạn tính, huyết khối, huyết trắng, các dạng u bướu sưng nề. Trong đó, theo đông y, mai ba ba (còn gọi miết giáp) là vị thuốc quý trong y học cổ truyền, có tác dụng tư âm, lui cơn sốt âm ỉ… Mai ba ba kết hợp vảy tê tê dùng chữa xơ gan.
Video đang HOT
Cũng vậy, theo BS Thúy An, một số món ăn từ thịt ba ba hỗ trợ điều trị viêm thận mạn tính, trị đau nhức xương, người nóng hâm hấp, người già thận hư, đau lưng. Các món ăn từ ba ba còn hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, viêm họng, viêm phế quản mạn… Đặc biệt, phụ nữ kinh nguyệt không đều, ra huyết trắng dùng món ăn chế biến từ ba ba kết hợp một số dược liệu, gia vị như bài thuốc hữu hiệu. Theo BS Lê Hoài Nam, các món ngon từ ba ba dùng chữa bệnh, có thể kể ra như ba ba chế biến với mỡ heo có tác dụng chữa sốt rét dai dẳng. Thịt ba ba với râu bắp, sơn tra, hồng táo, gừng tươi và gia vị tạo thành món ăn có công dụng dưỡng âm bổ huyết, làm giảm mỡ máu và hạ huyết áp. Ba ba kết hợp với hoài sơn, long nhãn, gia vị tạo nên món ăn chữa ho mạn tính, bổ não và nâng cao năng lực tư duy. Mai ba ba với chim bồ câu, rượu vang và gia vị tạo thành món ăn vừa ngon vừa có tác dụng chữa kinh nguyệt bế tắc do cơ thể suy nhược.
Theo BS Đào Minh Sơn, y học cổ truyền cho biết thịt ba ba có thể chữa các bệnh rong kinh, ra nhiều huyết, nam giới yếu thận, bị di tinh, mộng tinh, tăng cường sinh lực. Theo các bác sĩ, chỉ riêng mai ba ba cũng đủ chế biến thành nhiều món ngon và là thần dược chữa nhiều bệnh. Các danh y nổi tiếng thời xưa như Tuệ Tĩnh, Hải Thượng Lãn Ông dùng mai ba ba trong việc chữa bệnh đau lưng, sốt rét cơn, thịt thừa trong họng, ho lao, mụn nhọt. Còn với y học ngày nay, canh ba ba đỗ trọng còn hỗ trợ điều trị bệnh “thời đại”, như bệnh gút, tiểu đường.
Hoàng Việt
Theo TNO
11 điều phải tránh khi uống sữa đậu nành
Sữa đậu nành là thức uống bổ dưỡng và lành mạnh cho cơ thể con người. Tuy nhiên, uống sữa đậu nành không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
1. Không được uống sữa đậu nành chưa đun sôi kỹ
Trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kĩ sẽ gây buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài... thậm chí ngộ độc.
2. Không nên đánh trứng với sữa đậu nành
Nhiều người cho rằng đánh trứng vào sữa đậu nành hoặc uống sữa đậu nành với trứng có thể tăng thêm chất dinh dưỡng. Thực tế hoàn toàn trái ngược, vì lòng trắng trứng kết hợp với men trypsin trong sữa đậu nành tạo thành hợp chất kết tủa làm cơ thể khó hấp thu, hơn nữa nó còn làm mất đi những chất dinh dưỡng của trứng và sữa đậu nành.
3. Không nên dùng đường đỏ pha với sữa đậu nành
Trong đường đỏ có chứa nhiều a-xít hữu cơ như a-xít lắc-tích, a-xít a-xê-tích... có tác dụng kết hợp các chất prô-tít, can-xi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
4. Không uống sữa đậu nành mà không ăn kèm chế phẩm tinh bột
Nếu chỉ uống sữa đậu nành không thì các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất, do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: Bánh ngọt, bánh mì, bánh bao... hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thu hoàn toàn.
5. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành một lúc
Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu uống quá nhiều dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết, ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
6. Không nên uống thuốc cùng sữa đậu nành
Một số loại thuốc, đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân hủy chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
7. Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt
Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
8. Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành
Theo y học cổ truyền, đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tì vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều... đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.
9. Không nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa cho trẻ bú
Mặc dù hàm lượng chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành cao nhưng vẫn không đủ cho nhu cầu phát triển của trẻ.
10. Không uống sữa đậu nành khi đói
Nếu uống sữa đậu nành lúc đói, hầu hết các protein sẽ thay đổi thành nhiệt và sẽ được tiêu thụ trong cơ thể, có thể không phát huy tác dụng thuốc bổ. Nên ăn một số loại thực phẩm giàu tinh bột khi uống sữa, chẳng hạn như bánh mì, bánh ngọt bánh mì hấp... Do đó, dưới tác động của tinh bột, protein hoàn toàn có thể phản ứng với dịch dạ dày và làm cho các chất dinh dưỡng được hấp thụ hoàn toàn bởi cơ thể.
11. Không nên dùng quá nhiều sữa đậu nành trong ngày
Bởi cơ thể sẽ phải tiêu hoá protein quá mức sinh ra các triệu chứng như chướng bụng, đi ngoài... Trong trường hợp bị nhức đầu tắc nghẽn đường hô hấp và các triệu chứng khác sau khi uống sữa đậu nành, ngay lập tức phải khám và tư vấn bác sĩ để được điều trị kịp thời.
Theo Trí Thức Trẻ
9 triệu chứng 'tố cáo' chàng yếu thận Có những triệu chứng rất rõ ràng cho thấy bạn đang bị thận hư. Đừng bỏ qua bất cứ một triệu chứng nhẹ nào của cơ thể để bắt bệnh cho chính bạn. Triệu chứng 1: Rùng mình, chi lạnh "Rùng mình" là chỉ cảm giác sợ lạnh và sợ gió thổi. "Chi lạnh" là chỉ tứ chi lạnh băng, thậm chí lạnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 bí quyết duy trì chế độ ăn lành mạnh trong kỳ nghỉ lễ tránh tăng cân

Cảnh giác tình trạng say nắng, say nóng ở trẻ nhỏ khi tham dự lễ diễu binh

6 lợi ích khi ăn bơ thường xuyên

7 vị thuốc tốt cho người bị gãy xương

Loại quả Việt được ví như 'ngọc quý' cho sức khỏe, bổ dưỡng đủ đường lại dễ mua

Ăn uống thoải mái dịp lễ, nên chuẩn bị thuốc gì để phòng rối loạn tiêu hóa?

Tăng thuế để hạn chế tiêu thụ đồ uống có đường

Những dấu hiệu nhận biết mắc bệnh não mô cầu

Các nạn nhân chấn thương nặng sau vụ tai nạn ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã ổn định

Nhiều người lớn, trẻ em bị bọ chét đốt phải đi bệnh viện

Virus quen thuộc gây bệnh hô hấp nghiêm trọng ở trẻ em

Có thể bạn đang đánh răng bằng kim loại độc hại
Có thể bạn quan tâm

Câu nói của vợ với anh trai chồng khiến tôi giật mình hiểu ra nên quyết định trả lương cho cô ấy 10 triệu/tháng nhưng bị từ chối phũ phàng
Góc tâm tình
08:28:40 01/05/2025
Giá xe côn tay Yamaha Exciter 155 VVA mới nhất hiện nay
Xe máy
08:14:32 01/05/2025
Màn tổng kết cực oách hậu "concert quốc gia": Flex mạnh nào, nếu bạn cũng góp 1 tay
Netizen
08:05:35 01/05/2025
Vận khí khai thông, tài lộc rực rỡ: Top 3 cung hoàng đạo đón thời vận lớn ngày 2/5
Trắc nghiệm
07:25:07 01/05/2025
Nga vạch rõ Mỹ không thể ký thỏa thuận hòa bình hộ Ukraine
Thế giới
07:13:38 01/05/2025
Dàn sao check-in tưng bừng xem pháo hoa dịp lễ 30/4: Tăng Thanh Hà có view xịn, Châu Bùi xuống đường hưởng ứng không khí
Sao việt
07:06:18 01/05/2025
Gia đình cố diễn viên Kim Sae Ron tiếp tục gặp biến
Sao châu á
06:49:55 01/05/2025
Thiếu niên 16 tuổi đi xe máy tông thiếu tá CSGT bị thương
Tin nổi bật
06:13:18 01/05/2025
Thủ đoạn của 'ông trùm' bán thuốc hỗ trợ sinh lý giả, thu lợi 20 tỷ đồng
Pháp luật
06:10:31 01/05/2025
3 món ăn "nhất định phải có" trên mâm cơm nhà mùa nóng: Vừa giải độc gan, vừa giúp thanh nhiệt lại cực ngon miệng
Ẩm thực
05:35:06 01/05/2025