Một nén nhang tri ân 64 liệt sĩ Gạc Ma
“Chúng tôi, những người lính trở về vẫn đau đáu về sự hi sinh của đồng đội. Một tượng đài không chỉ làm mãn nguyện hương hồn liệt sĩ, mà để con cháu mai sau biết xương máu anh hùng thế hệ trước”, máy trưởng tàu HQ605 trận Gạc Ma 1988, Uông Xuân Thọ tâm sự.
Còn nhiều lời cảm động khác nữa ngay sau khi Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng kêu gọi ủng hộ Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa – Trường Sa” với mục đích tri ân những người lính đã ngã xuống vì chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Ông Đặng Ngọc Tùng viết: “Máu của những người con đất Việt dù trong hoàn cảnh lịch sử khác nhau đã đổ xuống để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam yêu dấu. Ghi nhận công ơn to lớn đó, chia sẻ nỗi đau của những người mẹ, người vợ, người con có người thân hy sinh bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988) là việc làm rất cần thiết của cộng đồng và xã hội ”
Lời kêu gọi đó ngay lập tức được hưởng ứng, bởi vì đã chạm đến tâm cảm của mọi người Việt Nam yêu nước thương nòi. Đã chiến đấu và hy sinh vì đất nước thì không thể phân biệt bên này hay bên kia. Cho nên, tri ân người lính của Hoàng Sa và Trường Sa chính là nắm chặt tay nhau, cùng nhìn về một hướng, đồng tâm bảo vệ Tổ quốc trước những nguy biến đang bày ra trước mắt.
Hòa hợp hòa giải để xây dựng đất nước và cũng để bảo vệ Tổ quốc là công việc thiêng liêng. Việc hệ trọng này không thể chậm hơn dù chỉ một ngày. Và việc hệ trọng thì không chỉ do một cá nhân hay tổ chức làm mà cần có sự ủng hộ từ cộng đồng xã hội.
Ngày 14/3/1988, 64 chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam hy sinh trong trận chiến không cân sức bảo vệ đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Nhiều người không tìm thấy xác, linh hồn bơ vơ giữa biển khơi suốt 26 năm qua, họ đang lạnh lẽo và người thân của họ cũng rất đau buồn vì không có được nấm mồ để nhang khói. Cho nên, việc xây dựng một ngôi đền để tưởng nhớ, để tri ân, chăm sóc hương hồn của các liệt sĩ Gạc Ma cũng là để cho thế hệ sau biết đến một sự kiện lịch sử bi tráng của đất nước.
Một ngôi đền tri ân liệt sĩ Hoàng Sa – Trường Sa chính là để thực hiện công việc thiêng liêng đó.
Lê Chân Nhân
Video đang HOT
BLOG rất mong nhận được bình luận của các bạn xung quanh các đề tài mà chúng ta cùng quan tâm. Xin hãy bấm vào link GỬI BÌNH LUẬN phía dưới bài, viết ý kiến của mình, rồi nhấn phím ĐỒNG Ý. Sau đó, điền thông tin theo một trong hai cách mà hệ thống hướng dẫn. Mọi ý kiến của các bạn đều được chúng tôi đón đợi và quan tâm.
Cám ơn các bạn!
Theo Dantri
'Vòng tròn bất tử' không bao giờ bị lãng quên
Nhiệm vụ còn dang dở của các anh sẽ được các thế hệ nối tiếp thực hiện trong những điều kiện mới, để "Vòng tròn bất tử" không bao giờ bị lãng quên...
Trò chuyện với Tuần Việt Nam khi đang ở Đà Nẵng tối 12/3, chuẩn bị tham gia chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa", cựu binh Lê Hữu Thảo, người tham gia chỉ huy việc cắm cờ Tổ quốc trên đảo Gạc Ma chia sẻ, anh và đồng đội rất vui mừng, phấn khởi trước sự kiện này.
"Đó là sự tri ân, thể hiện tình cảm đạo lý uống nước nhớ nguồn, là sự động viên với thân nhân những liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc", anh Thảo chia sẻ.
Cựu binh Lê Hữu Thảo (trái) xúc động tại Chương trình Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa ngày 13/3/2014. Ảnh: TPO
Mỗi năm dịp tháng 3 về, anh Thảo lại tất bật chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với những người đồng đội cũ, từng tham gia trận Hải chiến Gạc Ma năm nào. Các cựu binh trong trận Hải chiến còn sống trở về ngày đó, giờ ai cũng bận bịu mưu sinh. Gia đình các anh và các liệt sĩ hiện nay hầu như đều có những hoàn cảnh, điều kiện khó khăn khác nhau.
Những người lính xưa, nhiều năm nay, dù có khi chỉ là một nhóm nhỏ giữ được liên lạc với nhau, thì vào dịp này, vẫn tổ chức gặp mặt, cùng nhau thắp hương, ôn lại ký ức xưa, hỏi han hoàn cảnh cuộc sống hiện tại.
"Năm nay, tôi không ngừng liên lạc, động viên tất cả anh em, những ai được mời bằng mọi giá cố gắng bố trí để vào Đà Nẵng tham gia buổi gặp mặt. Tâm trạng chung của mọi người là rất phấn khởi, và đều cho biết, sẽ gắng hết sức để tham dự cho được chương trình lần này", anh Thảo nói.
Người cựu binh Trường Sa bồi hồi, đây là năm thứ 2 chương trình tưởng niệm Hải chiến Trường Sa 1988 được tổ chức. Năm ngoái, phạm vi sự kiện hẹp hơn, song vẫn tạo ra tiếng vang và dấu ấn đáng kể.
"Rất hi vọng năm nay chương trình của Tổng liên đoàn Lao động tổ chức có quy mô lớn sẽ càng tạo được sức lan tỏa rộng rãi. Bởi đây là một hành động tri ân rất xứng đáng với tầm vóc lịch sử của sự kiện", anh Thảo tâm sự.
Trong tâm nguyện những người lính như anh Thảo, tham gia trận chiến 26 năm về trước là việc làm của những người con nước Việt luôn đặt Tổ quốc trong tim mình. Các anh và thân nhân những người lính đã hi sinh tính mạng, xương máu cho đất nước chưa bao giờ nghĩ đến sự đền đáp. Bởi, tri ân hay hỗ trợ bao nhiêu mới là đủ cho những mất mát, đau thương đó.
"Tiền bạc, vật chất có lẽ chỉ là thứ nhất thời, trước mắt. Có những giá trị sẽ tồn tại lâu bền, trường tồn hơn nữa, và là điều chúng tôi mong mỏi nhiều hơn cả. Đó là, sự kiện lịch sử này được đưa vào SGK giảng dạy trong nhà trường, đi vào những bài thơ, câu hát... để thế hệ trẻ ghi nhớ và trân trọng".
Trước mắt, theo anh Thảo, lời kêu gọi huy động xây dựng đền tưởng niệm 64 anh hùng Gạc Ma là một hành động rất ý nghĩa. Đây không chỉ là sự tri ân với những người đã ngã xuống, cống hiến phần máu thịt cho đất nước, mà còn là một thông điệp cho đồng bào, nhất là với lớp trẻ.
"Thể chế, giai đoạn lịch sử nào cũng cần lòng yêu nước, sự đoàn kết, vì vậy đều cần ghi nhận những người đã hi sinh, cống hiến cho đất nước, dân tộc. Có như vậy, lớp trẻ mới có định hướng để phấn đấu, học tập".
Câu chuyện của những cựu binh như anh Lê Hữu Thảo kéo chúng ta về ký ức của 26 năm về trước, Trung Quốc đưa quân ra chiếm bãi đá Cô Lin, Len Đao và Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa. Những người lính công binh Việt Nam khi đó đang làm nhiệm vụ xây dựng các công trình trên quần đảo Trường Sa đã phải đối mặt với lực lượng vũ trang của Trung Quốc. Họ đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng bảo vệ đảo, giữ ngọn cờ Tổ quốc.
Thả vòng hoa tưởng niệm các liệt sĩ hi sinh tại Gạc Ma. Ảnh: T.T.D/ Tuổi trẻ
Tại Gạc Ma, các chiến sĩ công binh hải quân kết thành một vòng tròn xung quanh lá cờ Tổ quốc. Hình ảnh thiếu úy liệt sĩ Trần Văn Phương ngã xuống khi giành giật lá cờ Tổ quốc, và Anh hùng Quân đội Nguyễn Văn Lanh tay không chiến đấu để bảo vệ cờ, đã trở thành biểu tượng anh dũng trong công cuộc giữ gìn chủ quyền đất nước.
Máu của 64 liệt sĩ Trường Sa nhuộm đỏ nước biển Đông, nhưng những người anh hùng đó đã làm nên " Vòng tròn bất tử " cho chủ quyền biển đảo Tổ quốc trường tồn.
Giờ đây, những đồng đội của các liệt sĩ Trường Sa, người còn, người mất song ký ức vẫn đậm và ý chí vẫn vững chắc như xưa. Từng là nhân chứng cho một sự kiện lịch sử đau thương trong quá khứ, nay họ trở về với công việc thường ngày, cần mẫn đổ mồ hôi trên mảnh đất quê hương để lao động kiếm sống.
Con của các liệt sĩ Trường Sa năm xưa nay đã trưởng thành. Con gái anh hùng liệt sĩ Trần Văn Phương đã là cán bộ của huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hòa)... Họ luôn gắng hoàn thành nhiệm vụ như tâm nguyện của cha mình để lại.
Những đồng đội, những người con và tất cả Tổ quốc, nhân dân Việt Nam không quên các anh hùng liệt sĩ Trường Sa. Nhiệm vụ còn dang dở của các anh sẽ được các thế hệ nối tiếp thực hiện trong những điều kiện mới, để "Vòng tròn bất tử" không bao giờ bị lãng quên...
Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa là chương trình do Tổng liên đoàn Lao động VN vừa phát động. Mục đích của chương trình là vận động các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ nguồn lực xây đền tưởng niệm 64 chiến sĩ Hải quân nhân dân VN hi sinh trong trận Gạc Ma (14-3-1988), hỗ trợ gia đình của những người đã hi sinh trong hai trận chiến bảo vệ Hoàng Sa (1974) và Gạc Ma thuộc Trường Sa (1988). Vị trí xây đền dự kiến tại khoảnh đất từ sân bay Cam Ranh về Nha Trang, Khánh Hòa. Đây là vị trí nhìn ra biển Đông, nhìn ra Gạc Ma. Dự kiến, ngày 14/3, lễ phát động kêu gọi ủng hộ chương trình sẽ được tổ chức tại TP Đà Nẵng.
Mời độc giả đọc lại những bài viết về Hải chiến Trường Sa 1988 do nhà báo Hoàng Hường thực hiện năm 2011: Gặp những người lính trong trận hải chiến Trường Sa 1988 Chúng tôi tìm về tỉnh Quảng Bình, nơi tập trung nhiều cựu chiến binh tham gia vào trận đánh bi hùng này. Họ là những người trực tiếp chiến đấu cùng anh Phương và anh Lanh, và trên chuyến tàu HQ-604 anh hùng, để được nghe tường tận hơn những câu chuyện rơi nước mắt chưa từng được biết đến. Hải chiến 1988: bất tử trên đảo Gạc Ma (KỲ 2) Trong ký ức của anh Lê Thanh Miễn và Lê Văn Dũng, thuộc nhóm chiến sĩ chiến đấu trên đảo Gạc Ma, trận chiến dường như mới xảy ra hôm qua. Tưởng như hai anh mới vừa chứng kiến cảnh đồng đội là Trần Văn Phương và Nguyễn Văn Lanh tay không giành giật lá cờ tổ quốc với lính hải quân Trung Quốc, được vũ trang tận răng. Hải chiến Trường Sa 1988: cá mập (KỲ 3) Đạn pháo hay AK của Trung Quốc vẫn chưa phải đã hết. Các chiến sĩ còn phải đối diện với một điều khủng khiếp khác: cá mập. Hải chiến Trường Sa 1988: nhà tù Trung Quốc (KỲ 4) Tàu đi 3 ngày đêm đến đảo Hải Nam, Trung Quốc. Cả nhóm bị bịt mắt đưa đến một nơi khác. Hơn một ngày đêm sau các anh được biết mình đang ở bệnh viện. Tất cả được đưa vào thay quần áo và cân rồi lên bàn mổ.
Mời độc giả ghé thăm và đóng góp ý kiến cho Fanpage của Tuần Việt Nam.
Theo_VietNamNet
"Nới" phép xây trụ sở Tổng Liên đoàn Lao động tại khu đất vàng? Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xin xây lại trụ sở với chiều cao 11 tầng tại số 82 Trần Hưng Đạo nhưng cơ quan chuyên môn của Hà Nội "lắc đầu" vì giới hạn quy định với công trình ở nội đô chỉ đến 9 tầng. Vấn đề được đưa ra Chính phủ... Tại buổi làm việc với Chính phủ sáng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đối tượng xông vào đập phá ngai vàng vua: Ai chịu trách nhiệm?

Người đàn ông tử vong bất thường trên đường, 1 nhà gần hiện trường xuất hiện vết máu

Mưa lớn dữ dội đến 600mm, lũ hiếm gặp tháng 5 ở Hà Tĩnh

Giám định tâm thần người đàn ông đập phá bảo vật quốc gia triều Nguyễn

Hà Tĩnh: Lũ quét bất ngờ, 'trắng đêm' sơ tán người dân và tài sản

'Chặn đứng' ô tô chở 1,4 tấn chân gà bị mốc hỏng đang đưa về Hà Nội tiêu thụ

Hình ảnh sét đánh cháy đen nhà dân trong đêm

Xôn xao clip xe máy "kẹp 3", lạng lách thách thức cảnh sát

CSGT Hà Nội phát hiện 1,4 tấn chân gà không rõ nguồn gốc

Vụ ép mua quách giá cao: Người dân được trả lại tiền

Tìm người đàn ông cứu một phụ nữ nhảy cầu rồi rời đi lặng lẽ

Tàu cao tốc 5 sao Cần Thơ - Côn Đảo bị cưỡng chế để xử lý nợ
Có thể bạn quan tâm

Doraemon Movie 44: Đẹp như triển lãm hội họa, đủ sức lay động cả người lớn
Phim châu á
23:34:22 25/05/2025
Chung Hán Lương gây tranh cãi khi đóng vai cha của Tiêu Chiến trong Tàng Hải Truyện
Hậu trường phim
23:17:11 25/05/2025
Những cặp đôi tỏa sáng tại Liên hoan phim Cannes 2025
Phong cách sao
23:10:28 25/05/2025
Lisa, Rosé và những sao Hàn có sự nghiệp solo thành công
Nhạc quốc tế
23:04:28 25/05/2025
Bố đơn thân cùng con trai đến show hẹn hò, nên duyên cùng cô giáo mầm non
Tv show
22:52:31 25/05/2025
Vẻ ngoài điển trai, cơ bụng sáu múi của 'người yêu tin đồn' Hương Giang
Sao việt
22:48:54 25/05/2025
Ngai vàng triều Nguyễn: chiếc duy nhất còn nguyên, Vua Bảo Đại ngồi cuối cùng

Sát hại bạn gái tại nhà trọ, gã đàn ông khai 'vì không chăm sóc được'
Pháp luật
21:39:41 25/05/2025
Đợt lây nhiễm Covid-19 hiện nay ở Trung Quốc 'đang đạt đỉnh'
Thế giới
21:27:14 25/05/2025
Vợ chồng Beckham muốn hàn gắn, con trai cả Brooklyn có thái độ thờ ơ
Sao âu mỹ
21:23:42 25/05/2025