Một ý kiến tâm huyết về chương trình mới môn Mĩ thuật
Thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp – nghiên cứu viên chính Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam – chia sẻ một số nhận định, góp ý cho dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Mĩ thuật đang được Bộ GD&ĐT công bố, xin ý kiến rộng rãi.
ảnh minh họa
Những ưu điểm chương trình
Thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp cho rằng: Dự thảo chương trình mới môn Mĩ thuật đảm bảo các thành tố của chương trình và theo định hướng chung về: đặc điểm môn học, quan điểm xây dựng chương trình, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung giáo dục (các lớp), phương pháp giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục, giải thích hướng dẫn thực hiện chương trình.
Mục tiêu của chương trình cấp học và yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực được xác định trong văn bản tương đối phù hợp với môn Mĩ thuật. Đã xác định đúng năng lực đặc thù của môn học, đó là năng lực thẩm mĩ trong chương trình giáo dục Mĩ thuật phổ thông.
Nội dung môn thủ công, học phần thiết kế và chất liệu (chất cảm) đã xuất hiện và được nhấn mạnh trong chương trình. Một số chuyên đề học tập đã được xây dựng trong chương trình (cấp THPT)
Cũng theo thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp, việc phân chia chương trình giáo dục phổ thông thành hai giai đoạn là hợp lí (giai đoạn giáo dục cơ bản và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp). Bên cạnh đó, chương trình đã thể hiện được các kiến thức cơ bản về Mĩ thuật (đường nét, hình ảnh, màu sắc, khối hình…).
Văn bản chương trình đã đề cập đến “Yêu cầu cần đạt” và “Thành tố năng lực thẩm mĩ”; đồng thời thể hiện tính ưu việt khi thiết kế mở về nội dung, chủ đề và yêu cầu cần đạt.
Cần xây dựng nội dung học tập bắt buộc ngoài nhà trường
Đưa ra những góp ý cho dự thảo chương trình môn Mĩ thuật, thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp cho rằng, văn bản chương trình chưa nêu vai trò, vị trí của môn học (mặc dù trong mục tiêu chương trình đã có một số ý thuộc vị trí môn học.
Quan điểm xây dựng chương trình chưa có tính đột phá. Chưa có tuyên ngôn làm cơ sở xây dựng nội dung học tập gắn với thực tế. Các yêu cầu cần đạt trong dự thảo chủ yếu vẫn thuộc về kiểm tra kiến thức, kĩ năng thông thường thông qua thực hành luyện tập và nội dung học tập được triển khai trong nhà trường/lớp học là chính.
“Như vậy cần xây dựng nội dung học tập bắt buộc ngoài nhà trường, trong chương trình mới. Có qui định về phần trăm thời lượng, nội dung và yêu cầu cần đạt. Nội dung giáo dục ngoài nhà trường cần hướng trọng tâm hình thành năng lực, phẩm chất sau:
Năng lực cảm thụ nghệ thuật (nghệ thuật truyền thống, kiến trúc cổ; tham quan phong cảnh, viện bảo tàng, triển lãm; vẻ đẹp thiên nhiên, môi trường; tìm hiểu làng nghề – những nội dung/hình ảnh gần gũi trong cuộc sống); phẩm chất trung thực, ý thức trách nhiệm (với môi trường, di sản, cuộc sống xung quanh…); năng lực tự học, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo (những vấn đề xuất hiện trong thực tế)” – thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp góp ý.
Do thiếu vắng nội dung dạy học ngoài nhà trường, nên trong Dự thảo hiện nay, hoạt động trải nghiệm của môn học chỉ có thể hiểu là hoạt động trải nghiệm trong quá trình thực hành trên lớp (để hình thành kiến thức, kĩ năng).
Hoạt động trải nghiệm của môn học chỉ thể hiện đúng bản chất và thực sự phát huy hiệu quả khi việc học gắn liền với thực tế, nghĩa là nội dung học tập được xuất phát từ thực tế, tạo cơ hội cho người học được “nhúng” vào môi trường thực để trải nghiệm bản thân, hình thành năng lực.
Video đang HOT
Về năng lực thẩm mĩ, nội dung giáo dục
Thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp nhận định: Dự thảo chương trình đã xác định được năng lực đặc thù của môn học là năng lực thẩm mĩ, cũng như xây dựng được các thành tố của năng lực thẩm mĩ (quan sát và nhận thức thẩm mĩ; sáng tạo và ứng dụng thẩm mĩ; phân tích và đánh giá thẩm mĩ). Việc xác định thành tố của năng lực thẩm mĩ cần có nghiên cứu cụ thể và thống nhất (trong khuôn khổ văn bản chương trình này, có thể ghi nhận ở mức độ nhất định).
Tuy nhiên nội hàm của các thành tố được xác định chưa chính xác; chưa phù hợp đối tượng; đa trị và gây khó hiểu cho người sử dụng văn bản hoặc có những thành tố năng lực “đặt” chưa đúng vị trí cấp học.
Về nội dung giáo dục, theo thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp, trong dự thảo, cơ sở xác định nội dung thiếu đồng nhất, nên có những hạn chế sau: Nhầm lẫn về nội dung cốt lõi; trong mục 1.2, trang 14, chuyên đề học tập được xác định cho các lớp 10,11,12 với các nội dung thực hành vẽ nghiên cứu mẫu (5 chuyên đề), vẽ tranh cơ bản (3 chuyên đề), cách đặt vấn đề vẽ nghiên cứu, vẽ cơ bản thiếu hấp dẫn, nặng nề và chưa phù hợp với giáo dục phổ thông.
Dự thảo văn bản cho rằng: “Chuyên đề học tập ở cấp trung học phổ thông được thiết kế… là những kiến thức, kĩ năng cơ sở cho tất cả các ngành nghệ thuật thị giác” – trang 14, là chưa chính xác, chủ quan.
Về nội dung cụ thể và yêu cầu cần đạt ở các lớp
Nhận xét của thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp, trong dự thảo chương trình, yêu cầu cần đạt được xác định từ lớp 1 đến lớp 12, kèm theo đó là nội dung của mỗi lớp. Nhưng có nhiều yêu cầu cần đạt chưa thuộc về năng lực; có yêu cầu về năng lực chưa rõ ràng; có yêu cầu cần đạt chưa phù hợp với đối tượng…
Về nội dung, bao gồm: yếu tố và nguyên lí tạo hình; thể loại; qui trình. Trong “Yếu tố và nguyên lí tạo hình”, một số yếu tố chưa phù hợp với đối tượng và không cần thiết, ví dụ yếu tố “điểm/chấm” và chỉ có tính chất bổ sung, không nên coi đó là điểm “mới” của chương trình. Cần cân nhắc kĩ khi sử dụng cụm từ “Nguyên lí tạo hình” trong văn bản chương trình. Lí do: nguyên lí trong tạo hình nghệ thuật rất nghèo, trong khi đó sự thăng hoa trong sáng tạo nghệ thuật nhiều khi là sự đột phá, phá vỡ các nguyên lí để tạo ra cái mới.
Phần “Qui trình” bao gồm các mục 3: 3.1 Thực hành; 3.2 Thảo luận nêu trong văn bản là nhầm lẫn, không thuộc về qui trình, mà đó là các vấn đề về tổ chức, triển khai các hoạt động trong lớp học. Khi đề cập đến “qui trình” thường là các bước 1, bước 2, bước 3… và các bước trong qui trình không thể tùy tiện thay đổi.
Do vậy “qui trình” không phù hợp với cách học đối với bộ môn nghệ thuật, đặc biệt là giáo dục nghệ thuật ở phổ thông (trong nghệ thuật nhiều khi không theo bất cứ qui trình nào, sản phẩm lại có tính sáng tạo và sức lan tỏa cao. Học sinh phổ thông thường thể hiện sản phẩm theo cách của mình, ít tuân thủ qui tắc/qui trình).
Từ đó, thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp cho rằng, phần “qui trình” nêu trong văn bản cần xem lại về độ chính xác và chưa phù hợp với đặc thù bộ môn nghệ thuật.
Về các học phần cốt lõi cấp THPT
Môn Mĩ thuật thực hiện trong nhà trường phổ thông chủ yếu hình thành cho học sinh năng lực cảm thụ là nhiệm vụ chính, đồng thời giúp một bộ phận học sinh có năng khiếu theo học các chuyên ngành nghệ thuật. Đối với cấp THPT cũng vậy, việc dạy và học môn Mĩ thuật chủ yếu hình thành năng lực thẩm mĩ và duy trì xúc cảm về cái đẹp cho học sinh.
Các học phần cốt lõi hoặc các chuyên đề học tập trong chương trình, cần đảm bảo mục tiêu đã nêu, nghĩa là giáo dục học sinh cảm thụ và duy trì hứng thú với môn học là chính.
Đưa ra điều này, thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp chỉ ra, trong dự thảo chương trình các học phần cốt lõi hoặc các chuyên đề học tập lại có những yêu cầu mang tính “chuyên nghiệp”, nghiên cứu bài bản theo kiểu dạy nghề hơn là dạy cảm thụ. Vì vậy không phù hợp với mục tiêu giáo dục. Cần xem lại vấn đề này trong dự thảo chương trình.
“Vấn đề tích hợp liên môn trong dự thảo chỉ có thể hiểu là tích hợp trong nội bộ môn học, thông qua các hoạt động học tập hoặc phương pháp học tập. Những chủ đề tích hợp liên môn, xuyên môn cần thiết không xuất hiện, văn bản dự thảo hiện nay chưa thể hiện được định hướng của chương trình tổng thể. Lí do này đã làm cho dự thảo chương trình kém hấp dẫn” – Thạc sĩ Bạch Ngọc Diệp
Theo Giaoducthoidai.vn
Dự thảo chương trình môn Khoa học Tự nhiên phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh
Dự thảo chương trình môn học trong Chương trình giáo dục phổ thông mới đã nhận được nhiều sự đóng góp của các chuyên gia, các nhà khoa học. TS Trương Xuân Cảnh, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam đã chia sẻ với Báo GD&TĐ xung quanh vấn đề đổi mới của Dự thảo chương trình sách giáo khoa mới môn Khoa học tự nhiên (KHTN).
ảnh minh họa
Tiếp cận xu hướng GD tiên tiến
Ông đánh giá như thế nào về tính ưu việt của môn Khoa học tự nhiên trong Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông mới?
Dự thảo chương trình môn KHTN có một số ưu điểm nổi trội so với chương trình hiện hành như: Chương trình dự thảo môn KHTN đã cụ thể hoá được mục tiêu và yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.
Chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận hình thành và phát triển năng lực người học, đảm bảo cho HS vừa tiếp thu được tri thức khoa học vừa áp dụng tri thức đó vào thực tiễn. Chương trình dự thảo đã tiếp cận được các xu hướng giáo dục tiên tiến của các nước trong khu vực và quốc tế.
Cụ thể: Thứ nhất, chương trình tích hợp nội dung chính của 3 môn học riêng rẽ trước đây: Vật lý, Hóa học, Sinh học theo một logic dựa trên các nguyên lý chung về tính cấu trúc, sự đa dạng, tương tác, tính hệ thống cùng sự vận động và biến đổi, tức là có tính tích hợp về mặt nội dung và nguyên lý vận động của vật chất trong tự nhiên. Đồng thời, dự thảo chương trình chú trọng đến bản chất vận động của thế giới tự nhiên, quan tâm đến rèn luyện kĩ năng tiến trình khoa học, phát triển năng lực của người học, giản lược được những nội dung nặng về kiến thức.
Thứ hai, các chủ đề được sắp xếp chủ yếu theo logic tuyến tính, có kết hợp ở mức độ nhất định với cấu trúc đồng tâm, đồng thời có thêm một số chủ đề liên môn, tích hợp nhằm hình thành các nguyên lí, quy luật chung của thế giới tự nhiên.
Thứ ba, chương trình môn KHTN chú trọng hoạt động thực hành, thí nghiệm, hoạt động trải nghiệm. Đây là điều kiện thuận lợi trong tổ chức dạy học để phát triển năng lực nhận thức kiến thức khoa học, năng lực tìm tòi, khám phá và vận dụng kiến thức khoa học vào thực tiễn.
Thứ tư, chương trình dự thảo cũng đã đáp ứng được yêu cầu phân luồng HS sau cấp THCS, chuẩn bị hành trang tri thức cho học sinh theo đuổi tiếp con đường học thuật hoặc rẽ nhánh học nghề phù hợp với năng lực bản thân.
Vấn đề tích hợp trong môn học này được thể hiện ra sao trong việc xây dựng chương trình?
Chương trình môn KHTN được xây dựng dựa trên sự kết hợp của 3 trục cơ bản là: Chủ đề khoa học - Các nguyên lí/khái niệm chung của khoa học - Hình thành và phát triển năng lực. Trong đó, các nguyên lí/khái niệm chung là vấn đề xuyên suốt, gắn kết các chủ đề khoa học của chương trình. Đây là cách xác định hợp lý để xây dựng chương trình môn KHTN. Các chủ đề khoa học được xây dựng với sự tích hợp kiến thức ở nhiều nội dung sẽ giúp làm sáng tỏ các nguyên lí/khái niệm xuyên suốt này.
Tuy nhiên, khi biên soạn nội dung các chủ đề khoa học cần cố gắng để có sự hòa quyện một cách tự nhiên. Bởi việc tích hợp trong môn KHTN mang tính tổng thể, hệ thống nhưng lại mất đi tính phát triển liên tục của đối tượng. Do đó, cần quan tâm đến tính tương đối trọn vẹn của chủ đề khoa học trong chương trình.
Coi trọng kiểm tra, đánh giá
Theo ông, cần phải đổi mới phương pháp dạy học và việc kiểm tra đánh giá như thế nào để đáp ứng với chương trình sách giáo khoa mới?
Để thực hiện chương trình môn KHTN, cần đổi mới PPDH theo hướng: Tổ chức dạy học các PPDH tích cực, tăng cường phối hợp hoạt động học tập cá nhân với học tập hợp tác nhóm nhỏ; Giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập; Cần rèn luyện cho HS thói quen và năng lực tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích luỹ được.
Cần tăng cường các giờ học thực hành thí nghiệm, tổ chức các hoạt động trải nghiệm trong môi trường tự nhiên, tham quan các cơ sở nghiên cứu khoa học công nghệ, các nhà máy sản xuất có áp dụng kiến thức nội dung bài học, tăng cường các hoạt động ứng dụng kiến thức môn học vào thực tiễn
Việc kiểm tra đánh giá cũng cần có sự đổi mới: Đánh giá phải gắn liền với quá trình đổi mới phương pháp dạy học. Chú trọng đến đánh giá quá trình, đánh giá kĩ năng và kết hợp nhiều biện pháp đánh giá khác nhau; bảo đảm đánh giá toàn diện nội dung, năng lực chung, năng lực đặc thù môn học, phẩm chất của người học.
Vấn đề tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng của học sinh được chú ý và xem đó là biện pháp rèn luyện năng lực tự học, năng lực tư duy phê phán, phẩm chất chăm học, vượt khó, tự chủ, tự tin.
Theo đánh giá của ông, Chương trình dự thảo môn học KHTN có phù hợp với học sinh hay không? Ông có đề xuất gì về việc thực hiện chương trình mới này?
Chương trình Dự thảo môn KHTN là phù hợp với tâm lý, nhận thức của HS, thể hiện: Các nội dung gần gũi với HS, kích thích sự tò mò, khám phá thiên nhiên. Nội dung kiến thức là cơ bản, thiết thực, hiện đại, đồng thời tăng cường thực hành và nâng cao năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
Nội dung môn KHTN giúp HS có nhận thức hệ thống về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên; giúp các em có được tình yêu thiên nhiên, tôn trọng các quy luật của tự nhiên. Từ đó biết ứng xử với tự nhiên, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và môi trường.
Thông qua các hoạt động học tập của lĩnh vực này, học sinh dần hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu và khám phá thế giới tự nhiên qua quan sát và thực nghiệm, năng lực vận dụng tổng hợp kiến thức khoa học để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống.
Để chuẩn bị cho thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới nói chung và chương trình môn KHTN nói riêng, tôi cho rằng chúng ta cần bồi dưỡng, đào tạo lại GV. Trước hết cần khảo sát, đánh giá lại năng lực của người giáo viên một cách chính xác, khách quan. Đối chiếu với yêu cầu của Chương trình giáo dục mới để thấy rõ cái đang cần, đang thiếu của giáo viên.
Từ đó xác định nội dung cần bồi dưỡng cho giáo viên và xây dựng chương trình bồi dưỡng cho phù hợp với nhu cầu thực tiễn; Xây dựng các chuyên đề bồi dưỡng về dạy học tích hợp, tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phát triển chương trình nhà trường, bồi dưỡng năng lực tổ chức nghiên cứu khoa học cho học sinh. Tăng cường cơ sở vật chất và thiết bị dạy học cho các trường phổ thông như các phòng thực hành, dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho dạy học môn KHTN.
Cùng với đó, các trường đào tạo giáo viên cần đổi mới nội dung chương trình, đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên theo hướng đáp ứng mục tiêu giáo dục môn KHTN ở trường phổ thông.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
"Sự tích hợp trong các chủ đề khoa học của môn học giúp HS tiếp cận, nhìn nhận đối tượng một cách hệ thống, tổng thể trong hoạt động khám phá tự nhiên, trong giải quyết vấn đề công nghệ, các vấn đề tác động đến đời sống của cá nhân và xã hội. Qua đó sẽ phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên và hình thành các phẩm chất cho người học". TS Trương Xuân Cảnh
Theo Giaoducthoidai.vn
Nhận diện quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục Theo GS.TS Phan Văn Kha - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội luôn là 2 mặt đi đôi không thể tách rời. Hai khái niệm này được sử dụng phổ biến trong nhiều thập kỷ trước đây, ở các nước trên thế giới nhưng mới được sử dụng rộng rãi trong ngành giáo dục...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lấy chồng họ lạ, bà mẹ Quảng Ngãi 'vắt óc' đặt tên con, gặp bao chuyện hài hước
Netizen
18:30:09 09/05/2025
Sao Việt 9/5: Tiểu Vy được khen xinh như búp bê
Sao việt
18:25:11 09/05/2025
Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin
Tin nổi bật
18:21:57 09/05/2025
Nga phô diễn vũ khí hùng mạnh trong Lễ duyệt binh Ngày chiến thắng
Thế giới
18:21:50 09/05/2025
Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa
Pháp luật
18:16:43 09/05/2025
Phóng viên bóc trần vụ Burning Sun chính thức "tham chiến", tung đòn cực gắt với phe Kim Sae Ron
Sao châu á
17:49:11 09/05/2025
Cú hích cho sự nghiệp cầm quân của HLV Anh Đức
Sao thể thao
17:14:08 09/05/2025
Những chặng đường bụi bặm: Lời thú nhận đau lòng của ông Nhân
Phim việt
17:02:08 09/05/2025
Hôm nay nấu gì: Bữa chiều toàn món dân dã mà ngon khó cưỡng
Ẩm thực
16:45:48 09/05/2025
Top mẫu xe máy điện sở hữu phạm vi hoạt động xa nhất
Xe máy
16:04:59 09/05/2025