“Mùa” thầy đi tìm trò
Nếu như ở các thành phố lớn, phụ huynh phải “chạy đua” để nộp hồ sơ, tìm trường, chọn lớp cho con mình thì với nhiều địa bàn miền núi, đây là nhiệm vụ “bất thành văn” của giáo viên.
Để có học sinh, giáo viên miền núi phải đến từng gia đình tuyên truyền, vận động. Ảnh: TG
Tháng 8 cao điểm mùa mưa cũng là lúc giáo viên miền núi bước vào mùa “tìm” trò.
Tạm biệt gia đình… lên ngàn
“Đầu tháng 8, giáo viên trả phép để bắt đầu công việc của năm học mới. Người địa phương còn đỡ, chứ giáo viên dưới xuôi lên đây công tác nghỉ hè về quê chẳng được mấy, rồi lại vội vàng ngược ngàn” – thầy Hà Văn Ngoan, giáo viên Trường PTDTBT Tiểu học Huổi Mí (huyện Mường Chà, Điện Biên) mở đầu câu chuyện với chúng tôi như thế.
Chia sẻ của thầy Ngoan cũng là thực tế chung của hầu hết giáo viên tại các địa phương miền núi hiện nay. Theo ông Phạm Thiết Chùy – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Nhé, theo lịch hàng năm, ngày 1/8 giáo viên các trường trả phép để bắt đầu nhận nhiệm vụ năm học mới.
“Những đoạn này thường chỉ đủ 2 xe máy lách nhau. Nhưng cứ mưa là lại sạt xuống 1 ít, đường chỉ còn vừa 1 bánh xe. Phía trên thì vách đá, dưới lại là vực sâu. Chỉ cần tâm lý không vững, hoặc đi không cẩn thận trật bánh chút thôi là xe rơi xuống vực. Không biết bao nhiêu xe, bao nhiêu đồ và cả người rơi xuống rồi” – thầy Cà Văn Sơn cho hay.
“Giáo viên sẽ mất khoảng 1 tuần để tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, chính trị… Thời gian còn lại tập trung tu sửa, dọn dẹp trường lớp và đi chiêu sinh cho năm học mới”, ông Chùy cho hay.
Khác với các vùng thuận lợi, ở miền núi, muốn có học sinh để dạy, các thầy cô buộc phải đi chiêu sinh. Tức là trực tiếp đến từng gia đình rà soát, tuyên truyền, vận động phụ huynh cho con em ra lớp. Việc này phải được triển khai sớm mới có thể bảo đảm sĩ số học sinh ra lớp khi vào đầu năm học.
Học sinh miền núi, thường lên nương, đi rừng với bố mẹ cả ngày hoặc dài ngày, nhiều khi các thầy cô đến không gặp, phải chờ, phải đi tìm. Có chuyến, đi 1 điểm bản thôi mà giáo viên mất tới 1 tuần. Có trường hợp đến vài lần mới gặp.
“Nếu mình không đi vận động, nhiều em không ra lớp. Thậm chí vận động rồi, đến gần ngày khai giảng giáo viên phải lên tận nhà đón các em mới xuống trường”, thầy Cà Văn Sơn – Hiệu trưởng Trường PTDT bán trú Tiểu học Huổi Mí cho biết.
Giáo viên muốn đi vận động học sinh tại điểm Háng Mò Lừ phải đi nhờ xuồng của dân.
Hành trang “độc”, lạ
Một ngày đầu tháng 8, khi con gà trống vừa cất tiếng gáy, căn nhà gỗ dựng tạm cạnh trường của vợ chồng thầy Hà Văn Ngoan đã sáng đèn. Cô Lê Thị Diễm (vợ thầy Ngoan) lục đục sắp xếp tư trang cho cuộc hành trình quen thuộc. Một ba lô con cóc dùng chung cho cả 2 vợ chồng để đựng tài liệu, nước uống, mì tôm…
Từ ánh sáng lập lòe của chiếc đèn pin gắn trên đầu, thầy Ngoan cẩn thận kiểm tra lại xăng xe, hệ thống phanh, máy móc… Thầy cũng không quên mở cốp xe để cất bộ xích mới mua, 1 chiếc kìm, 1 cuộn dây thừng, bộ đồ nghề vá săm… Gửi gắm 2 con gái cho hàng xóm, vợ chồng thầy lên đường đi tìm những đứa “con nuôi”.
“Nhìn những thứ đồ chuẩn bị, chẳng ai nghĩ chúng em là giáo viên. Nhưng đây đều là dụng cụ thực sự cần thiết, hỗ trợ thầy cô cắm bản vượt qua những khó khăn, trở ngại trong suốt hành trình đi đến các điểm bản để vận động học sinh ra lớp, đặc biệt là mùa mưa này”, thầy Ngoan nói.
Còn đối với cô giáo Lò Thị Loan và đồng nghiệp khác tại xã Sá Tổng (huyện Mường Chà), ngoài những thứ trên, áo phao là vật dụng không thể thiếu trong ba lô hành trang đi chiêu sinh. Sở dĩ phải vậy, vì trong hành trình hơn 40km từ trung tâm huyện lên điểm bản Háng Mò Lừ, có đến già nửa đường phải di chuyển bằng xuồng, bè ngược sông Đà.
Video đang HOT
“Không có bến bãi, giáo viên phải chờ người dân có xuồng, bè đánh bắt cá hoặc chở nông sản chạy qua để đi nhờ. Mỗi thầy cô đều chủ động chuẩn bị sẵn áo phao để tự bảo vệ mình. Mùa mưa hay có bão, lũ, rất dễ lật xuồng”, cô Loan lý giải.
Đường lên các điểm bản mùa mưa thường xuyên sạt lở, đi lại hết sức khó khăn.
Dốc “nuốt” xe
Cung đường gần 30km từ trung tâm xã Huổi Mí, ngược lên 5 điểm bản: Pa Xoan 1, 2; Huổi Ít A, B và Pa Ít có hàng chục con dốc, với 1 bên vách đá, còn bên kia là vực thẳm. Những “điểm đen” vốn không tên, giờ được người ta gọi chung là “dốc nuốt xe”. Bởi, hằng năm chẳng ai đếm được có bao nhiêu chiếc xe cứ qua những điểm này lại bị hỏng hóc, rơi xuống vực.
Còn riêng với thầy Ngoan, trong hơn 10 năm công tác tại Huổi Mí không nhớ nổi bao nhiêu lần chứng kiến đồng nghiệp và trực tiếp bị rơi xe xuống vực. Chuyện xe hỏng hóc, phải thay săm, lốp, xích… được thầy Ngoan ví như “cơm bữa”.
Thầy Ngoan tâm sự: “Em nhớ lần gần nhất đi chiêu sinh, lúc đi thì trời nắng đẹp, về lại gặp mưa. Đường trơn, qua 1 điểm dốc xe bị trật bánh, trượt xuống. Để bảo toàn tính mạng, không còn cách nào khác, em đành nhảy ra, đứng nhìn xe và đồ rơi xuống vực”.
May mắn, cả xe và đồ trôi xuống khoảng hơn chục mét thì mắc vào 1 thân cây lớn. Thầy Ngoan được các giáo viên khác đi cùng đoàn hỗ trợ, dùng dây thừng ròng xuống kéo xe lên. Nhưng đồ thì rơi mất, và xe cũng hư hỏng nặng.
Mỗi lần gặp nạn như thế, các thầy cô ở đây lại tích thêm kinh nghiệm. Và chiếc ba lô hành trang cũng ngày một dày thêm bởi những vật dụng tưởng chừng rất lạ lẫm…
Xe rơi xuống vực không còn là chuyện hiếm ở vùng cao Huổi Mí.
“Nín thở” qua sông mùa bão
Đối với thầy cô giáo ở các trường tiểu học, mầm non đóng chân trên địa bàn xã Sá Tổng (huyện Mường Chà), sau hành trình vượt hàng chục ki-lô-mét đường bộ mùa mưa, họ lại đối mặt với 20km đường sông để lên với điểm bản Háng Mò Lừ.
Bản có hơn 50 hộ, với 100% đồng bào Mông sinh sống. Tại đây có 2 lớp mầm non (khoảng gần 70 trẻ) và 2 lớp tiểu học (gần 50 học sinh). Từ trung tâm huyện Mường Chà, để đến điểm dân cư này chỉ có con đường độc đạo ngược lên thị xã Mường Lay, xuôi dòng sông Đà khoảng 2 giờ, rồi lại vượt 2 giờ đi bộ ngược núi.
Mùa chiêu sinh, cũng là mùa bão. Hơn 2 giờ ngồi trên chiếc thuyền chòng chành chở cả người lẫn xe vốn đã đủ lo lắng; lại thêm mỗi lần có sóng đánh, hoặc gió lớn tạt, các thầy cô phải nín thở.
Những bánh xe “đặc quánh” bùn đất
Cô Loan tâm sự: “Mùa chiêu sinh năm nào chúng em đi cũng gặp trường hợp như vậy. Hễ mưa bão hoặc chỉ cần có xuồng lớn chạy qua, sóng đánh cũng khiến thuyền chòng chành, chao đảo. Đã có trường hợp bị lật thuyền, cũng may có dân giúp đưa vào bờ, nhưng đồ thì ướt hết. Vì thế, bọn em ai cũng mang theo 1 chiếc áo phao để phòng thân”.
Là giáo viên từng “cắm” tại điểm bản Háng Mò Lừ, thầy Quàng Văn Thu hiểu hơn ai hết thử thách này. “Tôi từng bị lật xuồng vài lần rồi, nhưng vì biết bơi nên tự vượt qua được. Chỉ thương các cô giáo mầm non, nhiều khi hoảng sợ thật sự. Vì thế, lần nào đi chiêu sinh chúng tôi cũng hẹn nhau đi tập trung thành nhóm 3 – 5 người và xác định phải cả tuần. Chuyến nào cũng chuẩn bị đầy đủ gạo, cá khô… để lên đó nấu. Nhưng nhiều lần xui, lật xuồng, gạo hay đồ ăn cũng chẳng còn” – thầy Thu bộc bạch.
Những lớp học đông đủ học sinh là niềm hạnh phúc của giáo viên miền núi.
Chỉ cần có học sinh
Do đặc thù miền núi, nên đa phần dân cư sinh sống rải rác và chia thành các nhóm nhỏ. Nhiều điểm cách xa trung tâm xã tới vài chục ki-lô-mét, giao thông là đường đất, đá, đi lại hết sức khó khăn.
Mùa chiêu sinh, cũng là mùa mưa ở Tây Bắc. Những cơn áp thấp gối nhau kéo mưa, lũ về. Mưa rừng xối xả ngày đêm, khiến những con đường vốn chẳng mấy thuận lợi, trở thành nỗi khiếp sợ của nhiều giáo viên.
Thế nhưng, đi mãi thành quen. Đối diện với những thử thách ấy, giờ đây không còn thấy khuôn mặt nhăn nhó, mà thay vào đó là nụ cười rạng rỡ của những con người đầy nhiệt huyết.
“Hơn 10 năm công tác tại miền núi, tôi và đồng nghiệp vẫn phải đi trên những con đường như thế. Cho đến giờ, đi lên bản hầu hết vẫn là đường đất do dân tự khai phá. Cứ mưa xuống là trơn trượt, đường xói mòn thành rãnh sâu, hoặc chỉ còn trơ lại đá hộc. Đi chẳng được, dừng lại cũng không xong, nhiều lần chỉ muốn vứt xe, nhưng chưa lần nào nghĩ sẽ bỏ cuộc” – thầy Thu tâm sự.
Cũng như thầy Thu, thầy Ngoan, cô Loan… đều có thâm niên hơn 10 năm công tác tại những điểm bản hội tụ đủ khó khăn đặc thù của miền núi. Mỗi mùa mưa tới, họ lại khăn gói hành trang quen thuộc lên đường đi tìm học trò.
“Có nhất thiết phải thế không?”, “Điều gì mới là động lực thực sự?”… là thắc mắc thường thấy của không ít người mỗi lần chứng kiến hình ảnh về họ. Câu trả lời nằm trong trái tim của mỗi người, nhưng điều mỗi thầy cô luôn chắc chắn, đó là “chỉ cần có học sinh, họ sẵn sàng lên đường”.
“Mỗi ngày khai giảng, nhìn các em có mặt đông đủ, trong bộ trang phục đẹp nhất, rạng rỡ dưới sân trường cũng đủ khiến chúng tôi hạnh phúc rồi. Ở miền núi này đâu chẳng vậy!” – thầy Sơn nói.
Vì học sinh mà những bước chân băng rừng, ngược núi, vượt sông của giáo viên miền núi vẫn bền bỉ trải khắp các bản làng vùng cao. Mỗi lứa học trò miền núi trưởng thành là món quà giá trị, “biến” giọt mồ hôi, nước mắt và những hy sinh của các thầy cô giáo trở nên vô cùng ý nghĩa!
Bộ Giáo dục chậm hướng dẫn dạy học và kiểm tra môn tích hợp, giáo viên gặp khó
Phần lớn giáo viên cấp phổ thông, đặc biệt là những người sẽ trực tiếp đảm nhận dạy các môn tích hợp như Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên vẫn còn băn khoăn.
Ngày 26/12/2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 32/2018 về ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới.
Sau khi Chương trình giáo dục phổ thông mới ra đời, ngành giáo dục đã tiến hành nhiều hoạt động chuyên môn như mở các lớp tập huấn bồi dưỡng giáo viên cốt cán, cán bộ quản lý phổ thông cốt cán theo các module bồi dưỡng thường xuyên, điều chỉnh nội dung dạy học lớp 5, lớp 9 hiện hành đáp ứng yêu cầu chương trình mới...
Với các hoạt động tập huấn chuyên môn cho lực lượng giáo viên, cán bộ quản lý cốt cán và đại trà trong ba năm qua, ngành giáo dục hy vọng sẽ giúp lực lượng giáo viên dạy lớp 1, lớp 6 năm học 2021-2022 đủ khả năng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
Tuy nhiên cho đến thời điểm này, phần lớn giáo viên cấp phổ thông, đặc biệt là những người sẽ trực tiếp đảm nhận dạy các môn tích hợp như Lịch sử và Địa lí, Khoa học tự nhiên lớp 6 vẫn có nhiều điều băn khoăn chưa được giải đáp.
Giáo viên lúng túng trong việc xây dựng kế hoạch dạy học
Kế hoạch dạy học bộ môn được coi là kim chỉ nam để giáo viên thực hiện tốt kế hoạch năm học. Trước đây việc xây dựng kế hoạch dạy học được thống nhất thực hiện theo kế hoạch chung của Sở hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Theo định hướng sắp tới, việc xây dựng kế hoạch của các môn học theo chương trình năm 2018 do các trường chủ động xây dựng. Điều này giúp cho giáo viên, tổ bộ môn căn cứ vào tình hình thực tiễn của đơn vị để chủ động, sáng tạo trong việc xây dựng kế hoạch dạy học.
Tuy nhiên để xây dựng kế hoạch dạy học cho môn Lịch sử và Địa lí hay Khoa học tự nhiên lớp 6 theo chương trình mới một cách phù hợp là điều không hề đơn giản khi đây là hai môn học lần đầu tiên thực hiện dạy học tích hợp.
(Ảnh minh họa: Lã Tiến)
Đa số giáo viên môn Lịch sử và Địa lí còn một số băn khoăn sau đây:
Thứ nhất , theo quy định về tổng số tiết trong môn Lịch sử và Địa lí 6 là 105 tiết/năm, trong đó Lịch sử 45 tiết, Địa lí 45 tiết, 10 tiết đánh giá định kỳ = 100 tiết, vậy còn 5 tiết sẽ giải quyết như thế nào?
Nhiều giáo viên đã tách nội dung các bài học để thêm tiết vào hoặc đưa thêm các tiết học địa phương.
Tuy nhiên cả 2 phương án đều chưa đúng. Bởi lẽ khi đã quy định 45 tiết cho một phân môn/năm học thì không thể thêm các tiết vào được.
Còn các nội dung thuộc địa phương thì đã có nội dung giáo dục bắt buộc của địa phương với thời lượng là 35 tiết/năm.
Thứ hai , hiện vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra đánh giá đối với các môn tích hợp. Do đó khi xây dựng chương trình chung, giáo viên hoàn toàn gặp lúng túng.
Một số giáo viên băn khoăn rằng Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo liệu có thể áp dụng được với chương trình lớp 6 năm học này hay phải có một thông tư riêng?
Thứ ba , nội dung giáo dục bắt buộc của địa phương là một nội dung mới với nhiều môn học (lịch sử, địa lí, văn học, giáo dục công dân, mĩ thuật, âm nhạc). Do đó khi tiến hành giảng dạy, mỗi giáo viên các bộ môn sẽ đảm nhận phần việc của mình.
Tuy nhiên việc kiểm tra đánh giá thường xuyên hoặc định kỳ sẽ do ai thực hiện và thực hiện như thế nào? Vì nếu tất cả các môn học đều đánh giá thường xuyên thì sẽ vượt quá số lần kiểm tra theo quy định. Ngược lại, chỉ chọn một số môn để đánh giá thường xuyên sẽ dẫn đến việc học sinh học tủ, học lệch.
Bộ Giáo dục còn chậm trễ trong việc hướng dẫn năm học mới
Ba năm qua kể từ khi chương trình 2018 ra đời, việc chuẩn bị cho đội ngũ giáo viên dạy học các môn tích hợp vẫn chưa thực sự được chú trọng. Bởi lẽ khi tập huấn các module của môn Lịch sử và Địa lí, giáo viên vẫn phải tập huấn đơn môn, nghĩa là môn học nào tập huấn theo môn học đó.
Việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy các môn tích hợp diễn ra chưa đồng bộ ở các địa phương. Một số tỉnh như Bình Định, Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch bồi dưỡng chứng chỉ môn học thứ hai cho các giáo viên đơn môn, do đó họ có đủ giáo viên để dạy các môn học này. Còn phần đông các địa phương giáo viên phải tự bỏ tiền túi đi học hoặc chờ chủ trương bồi dưỡng của tỉnh.
Vì vậy không ít giáo viên vẫn chưa hiểu rõ về nội dung, hình thức và chuẩn bị tâm thế để dạy các môn học tích hợp.
Năm học 2021- 2022 sắp bắt đầu nhưng nhiều trường học, cơ sở giáo dục cấp Trung học cơ sở vẫn chưa hoàn thành xong việc xây dựng kế hoạch dạy học.
Nên chăng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần xây dựng một kế hoạch dạy minh họa cho tất cả các môn học để các trường trung học cơ sở tham khảo. Từ đó các nhà trường có cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp với thực tế của đơn vị mình.
Đồng thời Vụ Giáo dục trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo nên xây dựng một trang web riêng để giải đáp những thắc mắc của giáo viên trong việc thực hiện thực hiện kế hoạch dạy học theo chương trình mới.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học Nhiều năm trở lại đây, việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học đã được tỉnh Quảng Ninh quan tâm, đẩy mạnh thực hiện. Đoàn Thanh niên Thư viện tỉnh, Phòng Tham mưu Công an tỉnh, Công an TX Đông Triều, Trường THPT Lê Chân phối hợp tổ chức chương trình "Ngày Sách thanh niên", tháng 4/2021. Ảnh: Khánh Đan Cụ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ý Nhi tỏa sáng rực rỡ, hàng loạt hoa hậu bị bẽ mặt vì đi trễ ở Miss World 2025
Sao việt
19:02:27 10/05/2025
Blackpink bị hung thần đeo bám, zoom cận mặt mộc ở Met Gala, lộ làn da sốc
Sao châu á
18:48:56 10/05/2025
Chật vật khi làm mẹ đơn thân cùng món nợ khổng lồ từ chồng cũ
Góc tâm tình
18:41:50 10/05/2025
Khách 'nợ' tiền hàng, đánh shipper chảy máu mũi, sưng trán
Pháp luật
18:26:43 10/05/2025
Người đàn ông phát hiện một cô gái trẻ khóc nức nở trên tàu điện, cư dân mạng sửng sốt trước những gì xảy ra tiếp theo
Netizen
18:24:01 10/05/2025
Tài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết người
Tin nổi bật
18:22:14 10/05/2025
Cha đẻ bài hát trăm triệu view dài 9 phút: Thất bại và vực dậy nhờ một lá thư
Tv show
17:54:20 10/05/2025
Buổi tối, chỉ cần mâm cơm ngon thế này: Yêu thương là đây chứ đâu!
Ẩm thực
17:48:11 10/05/2025
Bất ngờ khả năng ghi nhớ 'giỏi như người' của tò vò mẹ
Thế giới
17:46:54 10/05/2025
Hè 2025 là mùa mở vận tài chính cho 3 con giáp này: Lộc đến bất ngờ, nên chuẩn bị kế hoạch từ bây giờ
Trắc nghiệm
17:09:41 10/05/2025