Mục đích chuyến thăm Trung Đông của Tổng thống Mỹ Biden
Tổng thống Mỹ Joe Biden đang lên kế hoạch thực hiện chuyến thăm Israel và Saudi Arabia. Vậy Washington kỳ vọng sẽ đạt được điều gì trong chuyến công du ngoại giao tới Trung Đông lần này?
Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ảnh: Reuters
Tờ Bưu điện Jerusalem ngày 13/6 dẫn truyền thông Israel đưa tin rằng chuyến thăm dự kiến của Tổng thống Mỹ Joe Biden tới Israel và Trung Đông đã được dời lại sang ngày 14/7 tới và Nhà Trắng sẽ thông báo về chuyến công du trong tuần này.
Trong khi đó, hãng tin Reuters cho biết chuyến công du của ông Biden tới Saudi Arabia có thể bao gồm cuộc gặp với Thái tử Saudi Mohammed bin Salman. Chuyến thăm nhằm củng cố quan hệ với Saudi Arabia vào thời điểm ông Biden đang tìm cách hạ giá xăng dầu leo thang ở Mỹ.
Đánh giá về chuyến thăm, Natan Sachs, Giám đốc Trung tâm Chính sách Trung Đông tại Viện Brookings, cho rằng Mỹ đang trong một quá trình kéo dài nhiều năm để giảm bớt sự can dự của mình vào Trung Đông. Tuy nhiên, Washington vẫn có sự hiện diện quân sự lớn và đầu tư nhiều nguồn lực trong khu vực, do đó họ đang tìm cách hợp tác rộng rãi hơn với các nước trong khu vực về các vấn đề an ninh.
“Chuyến đi này sẽ là một phần của nỗ lực đó, với việc Chính quyền Biden rõ ràng muốn tham gia vào đối tác hợp tác quốc phòng Arab-Israel, đặc biệt là chống lại các phương tiện không người lái của Iran và do Tehran hậu thuẫn. Đó là một sự thay đổi đáng kể trong quan điểm của Chính quyền Biden về một Trung Đông mới”, ông Sachs nói.
Trong khi đó, Michael Koplow, Giám đốc chính sách tại Diễn đàn Chính sách Israel, bình luận, chuyến thăm Trung Đông của ông Biden trước hết là về mối quan hệ giữa Mỹ và Saudi Arabia và “không mong đợi bất kỳ sáng kiến lớn nào của Mỹ đối với Israel hoặc các vấn đề Israel-Palestine”.
Video đang HOT
Ông Koplow nêu rõ: “Tổng thống Biden chỉ là đang cố gắng tránh sai lầm mà cựu Tổng thống Obama đã mắc phải khi bỏ qua Israel trong chuyến thăm đầu tiên của ông tới khu vực”.
Theo chuyên gia này, chuyến thăm có khả năng liên quan đến thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Ai Cập về việc chuyển giao các đảo Tiran và Sanafir từ Ai Cập cho Saudi Arabia, điều cần có sự đồng ý của Israel và được coi là một bước tiến nữa đối với việc bình thường hóa giữa Israel và Saudia Arabia, đồng thời hướng tới một nền an ninh khu vực rộng lớn hơn với kiến trúc trong đó Israel được tích hợp.
Về phần mình, Mark Dubowitz, Giám đốc điều hành tại Tổ chức bảo vệ các nền dân chủ, cũng cho rằng thông qua chuyến thăm, ông Biden muốn có sự phối hợp chặt chẽ hơn với Israel trong một chiến dịch gây áp lực nhằm vào Iran, nỗ lực hướng tới bình thường hóa giữa Saudia Arabia và Israel, cũng như gửi một thông điệp rõ ràng tới lãnh đạo Palestine rằng họ có thể là một phần của quá trình mở rộng bình thường hóa hoặc sẽ bị “gạt sang một bên”.
Ông Dubowitz nói: “Trở ngại lớn đối với việc bình thường hóa giữa Saudi Arabia và Israel là ở Washington chứ không phải ở Riyadh hay Jerusalem. Ông Biden có cơ hội để sửa chữa những thiệt hại trong mối quan hệ Mỹ-Saudi Arabia và vạch ra một kế hoạch cho sự hợp tác quân sự và tình báo trong khu vực nhằm vào Iran cũng như hội nhập chính trị và thương mại lớn hơn giữa Israel với thế giới Arab. Qua đó, ông Biden có thể được nhớ đến với tư cách là tổng thống đã đưa đất nước Hồi giáo quan trọng nhất hội nhập vào Hiệp định Abraham”.
Liên quan đến vấn đề Palestine, theo báo cáo trên các phương tiện truyền thông Israel, chuyến công du của ông Biden dự kiến cũng bao gồm chuyến thăm tới Đông Jerusalem. Kế hoạch này diễn ra sau chuyến thăm của Trợ lý Ngoại trưởng phụ trách các vấn đề Cận Đông Barbara Leaf đến Israel và Bờ Tây, và khi Bộ Ngoại giao Mỹ phát tín hiệu trên Twitter rằng họ đã nâng cấp văn phòng tại Jerusalem cho người Palestine, và đổi tên thành “Văn phòng Mỹ về Các vấn đề của người Palestine ở Jerusalem”.
Ông Sachs lưu ý: “Việc tách văn phòng Palestine khỏi đại sứ quán là một bước đi từng phần, dễ thực hiện so với việc mở lại tổng lãnh sự quán ở Jerusalem, điều mà cả ông Biden và Blinken đều đã cam kết với Palestine”.
Theo Koplow, Tổng thống Biden muốn báo hiệu rằng ông ấy đang tiếp tục sửa chữa quan hệ với người Palestine bất chấp các động thái của Mỹ không như kỳ vọng của Palestine.
“Xung đột giữa Israel và Palestine vẫn còn tương đối thấp trong danh sách các ưu tiên của ông Biden và điều đó khó có thể thay đổi trong tương lai gần, nhưng ông Biden muốn chứng tỏ rằng Washington không phớt lờ những lo ngại của người Palestine và đang có cách giải quyết khác so với cựu Tổng thống Trump. Đó là về một cách tiếp cận mới của Mỹ hơn là về một sự thay đổi lớn về thực chất hoặc sự thay đổi trong các ưu tiên”, ông Koplow kết luận.
Tham vọng tăng cường hiện diện quân sự của Pháp ở Trung Đông
Với tình hình hiện tại, Paris có lợi ích rất quan trọng về kinh tế, văn hóa, quân sự, đặc biệt là việc bán vũ khí ở Trung Đông.
Do đó, Pháp có ý định tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng của mình trong khu vực, vì vị trí và diễn biến có thể phát sinh sau khi Mỹ rút khỏi khu vực.
Theo hãng thông tấn Iran Nour News ngày 12/2, phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với trang web của Hội đồng Chiến lược về Quan hệ Đối ngoại Iran, cựu Đại sứ Iran tại Pháp Abolghassem Delfi đã bình luận về quyết định của Pháp cung cấp hỗ trợ quân sự cho Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) nhằm bảo vệ không phận trước bất kỳ cuộc xâm lược nào, cho rằng Pháp đang muốn tăng cường sự hiện diện quân sự trong khu vực Trung Đông.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiếp đón Thái tử UAE Abu Dhabi Mohammed bin Zayed tại lâu đài Fontainebleau, phía Nam Paris, Pháp, ngày 15/9/2021. Ảnh: AP
Ông Abolghassem Delfi chỉ ra mối quan hệ sâu rộng giữa Pháp và UAE trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quan hệ quân sự, kinh tế và văn hóa, đồng thời nhấn mạnh đến lợi ích quan trọng của Paris ở UAE. UAE đã chi những khoản tiền khổng lồ vào lĩnh vực văn hóa và truyền thông ở Pháp, trong khi các công ty Pháp cũng hoạt động rất tích cực tại UAE và họ coi đây là cái cớ để Pháp bảo vệ UAE.
Vị chuyên gia về các vấn đề quốc tế trên nhấn mạnh: "Trong hai thập kỷ qua, sự hiện diện của Pháp ở Trung Đông đã phần nào suy giảm và chúng ta đã chứng kiến sự giảm sút ảnh hưởng của họ ở Syria, ở mức độ thấp hơn tại Liban; nhưng với tình hình hiện nay, Paris, với lợi ích kinh tế, văn hóa, quân sự và vũ khí rất quan trọng trong khu vực, nên nước này có ý định gia tăng sự hiện diện và ảnh hưởng của mình".
Ông Delfi nêu rõ cùng với việc tăng cường bán vũ khí và hợp tác quân sự ở khu vực Vịnh Ba Tư trong những năm gần đây, Paris đã ủng hộ Riyadh trong cuộc chiến chống Yemen, bất chấp nhiều áp lực quốc tế. Ông nói: "Pháp đã hội đàm với Saudi Arabia và UAE, trên thực tế, Pháp có lý do chính đáng để tăng cường sự hiện diện với các máy bay chiến đấu và hệ thống phòng không ở những nước này".
Ông lưu ý rằng Bộ trưởng Ngoại giao Pháp Jean-Yves Le Drian, người trước đây là Bộ trưởng Quốc phòng của Pháp, đã tạo ra một chương mới trong mối quan hệ quân sự sâu rộng của Pháp thông qua việc bán vũ khí cho Trung Đông, trong đó có Ai Cập, Saudi Arabia, UAE, Qatar và Kuwait. Bộ trưởng Quốc phòng Pháp hiện nay cũng đang đi theo con đường tương tự.
Đồng quan điểm trên, Julien Barnes-Dacey, Giám đốc chương trình Trung Đông và Bắc Phi tại Hội đồng quan hệ đối ngoại châu Âu nhận định với worldpoliticsreview.com rằng, trong khi Tổng thống Joe Biden dường như quyết tâm giảm bớt sự hiện diện của Mỹ ở Trung Đông và "xoay trục" sang châu Á, thì Tổng thống Pháp Emmanuel Macron lại đi theo hướng ngược lại. Trong những năm gần đây, ông Macron đã nhiều lần thực hiện các chuyến công du tới Liban, Iraq và các quốc gia vùng Vịnh, đồng thời đưa ra một loạt sáng kiến ngoại giao nhằm giải quyết các cuộc khủng hoảng trong khu vực.
Đối với ông Macron, Trung Đông không chỉ là một sân khấu quan trọng cho các lợi ích của Pháp, mà còn là nơi để khẳng định vị thế toàn cầu của Paris. Đối với cả hai mục tiêu, biện pháp thực hiện là thông qua quan hệ đối tác với các nước vùng Vịnh quan trọng, đặc biệt là UAE, hiện là đồng minh khu vực "chiến lược" của Pháp.
Trong bối cảnh Mỹ ngày càng giảm tập trung vào khu vực và cảm giác thờ ơ chung của châu Âu đối với những diễn biến ở Trung Đông, sự can dự của Pháp là một dấu hiệu quan trọng. Lợi ích trước mắt của Pháp ở Trung Đông nằm ở nhu cầu ổn định khu vực lân cận phía Nam châu Âu, trước tác động sâu sắc của các cuộc xung đột khu vực đối với châu Âu trong thập kỷ qua.
Dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump, các nỗ lực của Pháp tập trung vào việc cứu vãn thỏa thuận hạt nhân Iran và ngăn chặn xung đột giữa một bên là Washington với các đối tác Trung Đông và bên kia là Tehran. Nỗ lực này đang được Pháp tiếp tục theo đuổi trong nhiệm kỳ của Tổng thống Biden, với sự đồng tài trợ của Pháp cho Hội nghị Baghdad ở Iraq vào tháng 8 năm ngoái, có sự tham dự của ông Macron để tập hợp các quan chức từ các quốc gia Arab vùng Vịnh và Iran.
Tóm lại, chuyên gia Julien Barnes-Dacey cho rằng, ông Macron dường như đang muốn lấp đầy khoảng trống lãnh đạo ở Trung Đông rộng lớn hơn, khi Mỹ giảm bớt can dự trong khu vực, cho rằng Pháp có thể trở thành một nhà hòa giải bên ngoài cần thiết.
Giữa xung đột ở Ukraine, Nga tăng cường hiện diện quân sự ở Trung Mỹ Nicaragua cho phép binh sĩ, máy bay, tàu của Nga triển khai tại quốc gia Trung Mỹ này. Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega (Phải). Ảnh: AP Theo hãng tin AP mới đây, Chính quyền của Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega đã đồng ý cho binh sĩ, máy bay và tàu của Nga triển khai tới Nicaragua với mục đích huấn luyện, thực thi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot
Có thể bạn quan tâm

Chị dâu không chịu cho bố mẹ tiền dưỡng già, em út nhanh trí áp dụng "biện pháp mạnh", đòi được 600 triệu từ chị
Góc tâm tình
09:17:33 04/05/2025
Bức tranh mùa Xuân tại làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ
Du lịch
09:14:43 04/05/2025
Bé trai nguy kịch vì loài ong vốn được xem là hiền lành
Sức khỏe
09:07:53 04/05/2025
Phim lãng mạn Hàn chiếu 4 năm vẫn là siêu phẩm hay mỹ mãn trong lòng khán giả: Cặp chính đẹp đôi vô đối
Phim châu á
09:03:41 04/05/2025
Hết Lý Hải tới Victor Vũ nhận bão seeding bẩn: Ai nạn nhân - ai hưởng lợi?
Hậu trường phim
09:00:57 04/05/2025
Có chồng nhưng vẫn bao nuôi nhân tình, cô gái vì thiếu tiền đã dùng 80 căn hộ làm một điều
Netizen
08:59:47 04/05/2025
HÓNG: Cặp sao Vbiz bị team qua đường "tóm dính" chung chuyến bay, tin hẹn hò nay đã rõ?
Sao việt
08:57:14 04/05/2025
Hậu drama, Chu Thanh Huyền ngồi xế hộp bạc tỷ rời quê Quang Hải, lọt "cam thường" vẫn "ăn đứt" Doãn Hải My ở điểm này
Sao thể thao
08:54:34 04/05/2025
LazyFeel tiếp tục phong độ cao, T1 "nằm không cũng bị vạ lây"
Mọt game
08:53:12 04/05/2025
Võ Nữ Ngân Hà "hóa" Butterfly, fan Liên Quân trầm trồ không ngớt
Cosplay
08:37:08 04/05/2025