Mũi hay họng chứa nhiều virus SARS-CoV-2 hơn?

Theo dõi VGT trên

Mũi và họng là cửa ngõ chính để SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể. Vậy mũi hay họng chứa nhiều virus hơn ở bệnh nhân nhiễm COVID-19?

Mũi hay họng chứa nhiều virus SARS-CoV-2 hơn? - Hình 1

Lấy mẫu dịch mũi hành khách để xét nghiệm sàng lọc COVID-19 tại ga Sài Gòn (Q.3, TP.HCM) – Ảnh DUYÊN PHAN

Mũi chứa nhiều virus SARS-CoV-2 hơn

Một nghiên cứu đăng trên tờ New England Journal of Medicine vào ngày 19-3-2020 đề cập về tải lượng virus ở đường hô hấp của bệnh nhân nhiễm COVID-19 (tải lượng virus là số lượng các mảnh hoặc các thành phần của virus chứa trong một đơn vị thể tích).

Trong nghiên cứu này, 17 bệnh nhân nhiễm COVID-19 có triệu chứng được lấy mẫu cùng lúc ở cả mũi và họng. Mẫu bệnh phẩm ở mũi được lấy ở vị trí cuốn mũi giữa hay vòm mũi họng. Kết quả cho thấy tải lượng virus cao được phát hiện sớm ngay sau khi xuất hiện triệu chứng, và tải lượng ở mũi cao hơn ở họng.

Kết quả này cũng tương tự ở những bệnh nhân nhiễm COVID-19 không có triệu chứng, cho thấy khả năng gây lây lan virus ở nhóm bệnh nhân này.

Tế bào niêm mạc mũi có khả năng là nơi lây nhiễm đầu tiên của SARS-CoV-2

Mũi hay họng chứa nhiều virus SARS-CoV-2 hơn? - Hình 2

Lấy mẫu xét nghiệm virus SARS-CoV-2 ở vòm mũi họng – Ảnh: CDC

Trong một nghiên cứu khác đăng trên tờ Nature Medicine vào ngày 23-4-2020, các nhà khoa học nhận thấy 2 loại tế bào niêm mạc mũi có khả năng là nơi nhiễm đầu tiên của SARS-CoV-2, đó là tế bào đài (tế bào tiết nhầy) và tế bào trụ có lông chuyển.

Theo nghiên cứu này, hai loại tế bào niêm mạc mũi kể trên chứa nhiều nhất biểu hiện gene của ACE2 và TMPRSS2, là 2 protein giúp virus xâm nhập vào tế bào để gây bệnh. Hai loại protein này trước kia được tìm thấy nhiều ở tế bào biểu mô phế nang loại II của phổi.

Cũng trong nghiên cứu này, ACE2 và TMPRSS2 còn được tìm thấy ở tế bào giác mạc và niêm mạc ruột, gợi ý khả năng lây lan qua mắt, hay đường tiêu hóa.

Như vậy 2 loại tế bào niêm mạc mũi là tế bào đài và tế bào trụ có lông chuyển có thể được xem là những tế bào đầu tiên nhiễm virus SARS-CoV-2 khi nó xâm nhập vào cơ thể người bệnh, và là nơi chứa virus.

Hiểu biết chính xác tế bào nào của đường hô hấp đóng vai trò quan trọng trong lây nhiễm bệnh sẽ góp phần cho nghiên cứu phòng ngừa và điều trị bệnh COVID-19 hiệu quả. Kết quả nghiên cứu này cũng có thể giúp lý giải tại sao tải lượng virus ở mũi nhiều hơn ở họng.

Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ở mũi hay họng?

Virus hiện diện ở mũi nhiều hơn ở họng nên có thể suy ra việc lấy mẫu ở mũi sẽ có kết quả chính xác hơn? Thực tế còn tùy thuộc vào nhân lực, phương tiện lấy mẫu ở từng địa phương và quốc gia.

Video đang HOT

Lấy mẫu ở mũi (vòm mũi họng hay cuốn mũi giữa) có nhược điểm là kích thích nhiều hơn, gây hắt hơi làm tăng khả năng lây nhiễm cho nhân viên y tế, nên nhân viên y tế phải được huấn luyện cách lấy mẫu và trang bị thiết bị bảo hộ cá nhân thật an toàn.

Lấy mẫu ở mũi cũng khó thực hiện ở trẻ em hay người già. Do đó nếu không làm đúng kỹ thuật thì lấy mẫu ở mũi có khi còn cho kết quả không chính xác bằng lấy ở họng.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) trước kia khuyến cáo ưu tiên lấy mẫu ở mũi, nhưng mới đây vào ngày 29-4-2020 họ đã điều chỉnh lại không còn ưu tiên này, mà lấy ở mũi hay họng đều được.

Chúng ta cần làm gì để hạn chế lây nhiễm?

Bên cạnh các biện pháp rửa tay bằng xà phòng hay nước sát khuẩn có cồn, che mũi miệng khi hắt hơi, tránh chạm tay vào mắt mũi miệng khi chưa rửa tay, giãn cách xã hội… việc đeo khẩu trang thường xuyên đóng vai trò quan trọng giúp phòng ngừa và giảm lây lan bệnh.

Đeo khẩu trang vải ở nơi công cộng đã được CDC khuyến cáo từ ngày 3-4 cho tất cả người dân Mỹ, kể cả người khỏe mạnh, để ngăn ngừa lây lan COVID-19. Gần đây, việc đeo khẩu trang cũng đã được các nước châu Âu khuyến cáo cho người dân, vốn trước kia ít được chú trọng như là một biện pháp phòng chống dịch bệnh.

Cần lưu ý khi đeo khẩu trang phải luôn che kín cả mũi lẫn miệng thì mới hiệu quả trong việc phòng ngừa, hay tránh gây lây lan cho người khác.

Mũi hay họng chứa nhiều virus SARS-CoV-2 hơn? - Hình 3

Đồ họa: NGỌC THÀNH

Chuyên gia cảnh báo: Những "mặt trận" Virus nCoV tấn công trên cơ thể con người

Bài báo tổng hợp gần đây trên tạp chí Science cho thấy nCoV có vẻ có khả năng tham gia trên rất nhiều mặt trận trên cơ thể con người mà họ dùng từ là "từ đầu tới chân".

Mới đây, trên mạng xã hội Lotus.vn xuất hiện bài viết của TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA, Cô vân khoa hoc Ruy Băng Tim) về sự tấn công của virus SARS-CoV-2 lên cơ thể người.

Chúng tôi xin phép đăng tải bài viết này để quý vị độc giả thêm thông tin tham khảo, phòng bệnh.

Cho đến nay, mặc dù các nghiên cứu khoa học và các báo cáo lâm sàng về bệnh Covid-19 liên tục được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành nhưng hiểu biết của con người về bệnh này vẫn còn rất hạn chế, cả về cơ chế gây bệnh, hướng điều trị cũng như vaccine phòng ngừa.

Virus nCoV tuy rất nhỏ bé nhưng tác hại khôn lường ở nhiều trường hợp người bệnh trở nặng. Bài báo tổng hợp gần đây trên tạp chí Science cho thấy nCoV có vẻ có khả năng tham gia trên rất nhiều mặt trận trên cơ thể con người mà họ dùng từ là "từ đầu tới chân" (from brain to toes)...

Mặt trận chính - Hệ hô hấp

Hầu hết người nhiễm virus nCoV (SARS-CoV-2) được cho là từ đường hô hấp. Virus này xâm nhập vào mũi và cổ họng vì các tế bào ở nơi đây có nhiều thụ thể trên bề mặt tế bào có tên gọi là ACE2 (angiotensin-converting enzyme 2, enzyme chuyển đổi angiotensin 2).

Virus nCoV sử dụng protein bề mặt của nó để gắn kết với những thụ thể ACE2 này như cách mà chìa khóa tra vào ổ khóa để mở cửa vào nhà, xâm nhập vào bên trong tế bào vật chủ. Khi vào bên trong, virus chiếm quyền điều khiển của tế bào, sử dụng các vật liệu sẳn có trong tế bào để tạo ra vô số các bản sao của chính nó và xâm chiếm các tế bào mới.

Trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm, virus thường nhân bản lên rất nhiều và người bệnh có thể tiết ra vô số các bản sao của nó từ các dịch của đường hô hấp, như các hạt nước bắn ra từ việc ho, hắt xì hoặc thậm chí thở, nói chuyện bình thường (đây là lý do mà chúng ta phải sử dụng khẩu trang trong mùa dịch này để bảo vệ người khác và chính mình).

Các triệu chứng có thể có trong thời điểm này là sốt, ho khan, đau họng, mất mùi và vị, hoặc đau đầu và đau cơ. Tuy nhiên có nhiều trường hợp cũng cho thấy người bệnh không có triệu chứng biểu hiện!

Trong tuần đầu tiên sau khi nhiễm, virus thường nhân bản lên rất nhiều và người bệnh có thể tiết ra vô số các bản sao của nó từ các dịch của đường hô hấp, như các hạt nước bắn ra từ việc ho, hắt xì hoặc thậm chí thở, nói chuyện bình thường.

Nếu hệ thống miễn dịch không đánh bại được nCoV trong giai đoạn ban đầu này, thì virus sẽ di chuyển xuống khí quản, nơi có các nhánh mỏng hơn, sâu hơn của hệ hô hấp là phổi, kết thúc là các túi khí nhỏ gọi là phế nang, mỗi nhánh được lót bởi một lớp tế bào cũng rất giàu thụ thể ACE2. Trong giai đoạn này virus có thể gây các thiệt hại nghiêm trọng hơn, thậm chí có thể dẫn đến chết người.

Với chức năng thông thường của phổi, oxy đi qua phế nang vào các mao mạch, sau đó oxy được đưa đến phần còn lại của cơ thể. Nhưng khi hệ thống miễn dịch chiến đấu với virus nCoV, chính trận chiến này đã làm hư hại hệ thống vận chuyển oxy này.

Các tế bào bạch cầu tiền tuyến nhận biết sự hiện diện của kẻ xâm lược đã giải phóng các phân tử gọi là chemokine, để triệu tập thêm các tế bào miễn dịch khác hỗ trợ tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus.

Cuộc chiến của các tế bào miễn dịch tiết ra rất nhiều phân tử cytokine gây viêm (hay còn gọi là cơn bão cytokine) để lại một vô vàng các chất lỏng và tế bào chết, thứ dịch mà chúng ta hay gọi thông thường là "mủ".

Sự tích tụ mủ trong phổi gây nên bệnh lý cơ bản của viêm phổi, với các triệu chứng tương ứng như ho, sốt, thở gấp, thở cạn. Do vậy, việc cung cấp oxy trong những trường hợp chuyển biến xấu như vậy là rất quan trọng và cho thấy nhiều bệnh nhân khỏi bệnh chỉ nhờ vào sự trợ thở (chứ không phải thuốc).

Chuyên gia cảnh báo: Những mặt trận Virus nCoV tấn công trên cơ thể con người - Hình 1

Mặt trận ở tim

Làm thế nào virus tấn công tim và mạch máu vẫn còn là một điều chưa được hiểu rõ nhưng ngày càng nhiều bằng chứng từ các báo cáo khoa học gần đây cho thấy đây là một hiện tượng khá phổ biến. Một bài báo đăng vào tháng 3 trên " JAMA Cardiology" đã ghi nhận tổn thương tim ở gần 20% bệnh nhân trong số 416 bệnh nhân nhập viện vì COVID-19 tại Vũ Hán, Trung Quốc.

Trong một nghiên cứu khác ở Vũ Hán, 44% trong số 36 bệnh nhân nhập viện phải điều trị ở phòng hồi sức đặc biệt (ICU) bị rối loạn nhịp tim. Những hiện tượng ảnh hưởng đến tim do Covid-19 dường như nguyên nhân đến từ máu.

Theo một bài báo khoa học đăng vào tháng 4 trên tạp chí chuyên ngành "T hrombosis Research", trong số 184 bệnh nhân COVID-19 phải điều trị trong phòng hồi sức đặc biệt ở Hà Lan, 38% có máu đông bất thường và gần một phần ba đã có cục máu đông.

Các cục máu đông có thể vỡ ra và rơi vào phổi, ngăn chặn các động mạch quan trọng gây tắc phổi (pulmonary embolism). Các cục máu đông từ động mạch cũng có thể làm tắc các mạch máu trong não, gây ra đột quỵ.

Các nhà khoa học đang nghiên cứu để hiểu chính xác những gì gây ra tổn thương tim mạch do Covid-19. Có thể nào virus có thể tấn công trực tiếp vào niêm mạc của tim và mạch máu, giống như cách chúng tấn công mũi và phế nang (nơi rất giàu thụ thể ACE2)? hoặc có lẽ do thiếu oxy, sự hỗn loạn trong phổi, làm ảnh hưởng gián tiếp đến các tổn thương mạch máu?

Hiểu rõ được những điều này có lẽ sẽ giúp giải thích lý do tại sao bệnh nhân có sẵn bệnh về mạch máu như: bệnh tiểu đường và huyết áp cao sẽ có nguy cơ đối mặt với nguy cơ bệnh Covid-19 trở nên nghiêm trọng cao hơn.

Dữ liệu gần đây của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) về bệnh nhân nhập viện ở 14 tiểu bang cho thấy khoảng một phần ba bị bệnh phổi mãn tính nhưng cũng gần bằng con số này là người mắc bệnh tiểu đường và một nửa là bị huyết áp cao.

Mặt trận ở thận

Trong cuộc chiến trong đại dịch Covid-19 thì ngoài máy hỗ trợ thở thì máy chạy thận cũng khá quan trọng vì thận cũng là nơi các tế bào thể hiện dồi dào các thụ thể ACE2, trở thành một mục tiêu khác của virus. Trong một nghiên cứu sử dụng kính hiển vi điện tử đã cho thấy sự hiện diện của virus trong các tế bào ở thận từ các bệnh nhân đã tử vong vì bệnh Covid-19.

Theo một báo cáo khoa học, 27% trong số 85 bệnh nhân nhập viện ở Vũ Hán bị suy thận. Một báo cáo khác cho biết 59% trong số gần 200 bệnh nhân COVID-19 nhập viện ở Trung Quốc, các tỉnh Hồ Bắc và Tứ Xuyên có protein và 44% có máu trong nước tiểu, cả hai đều là dấu hiệu tổn thương thận. Bệnh nhân Covid-19 có tổn thương thận cấp tính sẽ có xác xuất chết cao hơn gấp 5 lần so với bệnh nhân khác.

Bức tranh lớn về sự tàn phá mà COVID-19 gây ra trên cơ thể con người hiện nay vẫn chỉ là một bản phác thảo với nhiều điểm mờ. Sẽ mất nhiều năm nghiên cứu miệt mài để hiểu rõ về nó, từ đó có thể vẽ một bức tranh sắc nét và chân thật hơn.

Mặt trận ở não

Các thụ thể ACE2 hiện diện trong vỏ thần kinh và thân não (cortex and brain stem) nhưng vẫn chưa rõ trong trường hợp nào virus xâm nhập vào não và tương tác với các thụ thể này. Trong đại dịch do virus SARS năm 2003 cho thấy virus có thể xâm nhập vào tế bào thần kinh và đôi khi gây ra viêm não.

Vào tháng 4, một nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành " International Journal of Infectious Diseases", từ một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản, đã cho thấy dấu vết của nCoV trong dịch não tủy của một bệnh nhân Covid-19 gây viêm màng não và viêm não, cũng cho thấy nó có thể xâm nhập hệ thống thần kinh trung ương.

Tuy nhiên những yếu tố khác cũng có thể gây tổn hại cho não như " cơn bão cytokine"có thể gây sưng não, và hiện tượng máu đông như nói phía trên có thể gây ra đột quỵ.

Mặt trận ở ruột

Một bài báo khoa học đăng trên tạp chí " The American Journal of Gastroenterology" tường thuật lại một ca bệnh hồi đầu tháng 3, một phụ nữ 71 tuổi ở Michigan đã trở về từ một chuyến du thuyền trên sông Nile với triệu chứng tiêu chảy ra máu, nôn mửa và đau bụng. Ban đầu các bác sĩ nghi ngờ bà ta bị một bệnh đường ruột phổ biến, chẳng hạn như do Salmonella.

Nhưng sau khi thấy bà bị ho, các bác sĩ đã lấy mẫu ở mũi bằng tăm bông và cho thấy dương tính với nCoV. Mẫu phân cũng dương tính với RNA virus, các dấu hiệu tổn thương đại tràng cũng được nhìn thấy qua nội soi. Ca này được chẩn đoán là nhiễm trùng đường tiêu hóa do coronavirus.

Cho đến nay, RNA virus được tìm thấy ở khoảng 53% mẫu phân của bệnh nhân Covid-19. Sự hiện diện của virus trong đường tiêu hóa làm tăng lo ngại rằng nó có thể truyền qua phân.

Nhưng hiện nay vẫn chưa rõ liệu phân có chứa virus nguyên vẹn có khả năng truyền nhiễm hay chỉ có RNA và protein của virus và chưa có bằng chứng nào cho thấy việc truyền nhiễm virus qua đường phân là quan trọng.

Những mặt trận khác

Ngoài ra, có tới một phần ba số bệnh nhân nhập viện bị viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt mặc dù cho đến nay không rõ rằng virus có thể xâm nhập nhiễm trực tiếp vào mắt hay không.

Các báo cáo khác cho thấy tổn thương gan: hơn một nửa số bệnh nhân Covid-19 nhập viện ở hai trung tâm ở Trung Quốc có nồng độ men gan tăng cao cho thấy tổn thương ở gan hoặc ống mật.

Nhưng theo một số chuyên gia cho rằng sự tổn thương do gan có thể là do sử dụng thuốc trong quá trình điều trị hoặc hệ thống miễn dịch phản ứng quá mạnh.

Tóm lại, bức tranh lớn về sự tàn phá mà COVID-19 gây ra trên cơ thể con người hiện nay vẫn chỉ là một bản phác thảo với nhiều điểm mờ. Sẽ mất nhiều năm nghiên cứu miệt mài để hiểu rõ về nó, từ đó có thể vẽ một bức tranh sắc nét và chân thật hơn.

Theo TS. Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA, Cô vân khoa hoc Ruy Băng Tim)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?Ăn muối hay mì chính gây hại sức khỏe hơn?
08:39:48 02/05/2025
5 loại rau lành mạnh nhất bạn nên ăn hằng ngày5 loại rau lành mạnh nhất bạn nên ăn hằng ngày
17:58:42 02/05/2025
"Siêu robot" hỗ trợ 120 loại phẫu thuật khó có mặt tại TPHCM"Siêu robot" hỗ trợ 120 loại phẫu thuật khó có mặt tại TPHCM
07:24:37 02/05/2025
Cô gái 28 tuổi nguy kịch trong lúc phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi ở TPHCMCô gái 28 tuổi nguy kịch trong lúc phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi ở TPHCM
10:27:37 02/05/2025
Thực đơn phục hồi gan sau nhiều ngày uống bia rượuThực đơn phục hồi gan sau nhiều ngày uống bia rượu
19:20:56 02/05/2025
Một thói quen khi tắm có nguy cơ gây đột quỵMột thói quen khi tắm có nguy cơ gây đột quỵ
07:29:21 03/05/2025
21 tuổi đột quỵ vì sai lầm kéo dài suốt 5 năm21 tuổi đột quỵ vì sai lầm kéo dài suốt 5 năm
07:52:34 03/05/2025
3 món nên ăn trong bữa nhậu để giảm tác hại rượu bia3 món nên ăn trong bữa nhậu để giảm tác hại rượu bia
07:15:48 02/05/2025

Tin đang nóng

Triệu Vy tái xuất, chấp nhận chịu nhục, hạ mình để cầu cứu "phe" Châu Tấn?Triệu Vy tái xuất, chấp nhận chịu nhục, hạ mình để cầu cứu "phe" Châu Tấn?
06:45:40 03/05/2025
Ca khúc đạt 3,1 tỷ lượt xem dịp lễ 30/4, tác giả nói 'không thể tin nổi'Ca khúc đạt 3,1 tỷ lượt xem dịp lễ 30/4, tác giả nói 'không thể tin nổi'
07:25:39 03/05/2025
Con trai từ Bình Dương về Thái Bình trộm 39 chỉ vàng, 1.900 USD của mẹ đẻCon trai từ Bình Dương về Thái Bình trộm 39 chỉ vàng, 1.900 USD của mẹ đẻ
10:53:48 03/05/2025
ĐỘC QUYỀN: Nguyễn Duyên Quỳnh lần đầu lên tiếng về ồn ào quanh bài hát hot nhất dịp 30/4, làm rõ mối quan hệ với Võ Hạ TrâmĐỘC QUYỀN: Nguyễn Duyên Quỳnh lần đầu lên tiếng về ồn ào quanh bài hát hot nhất dịp 30/4, làm rõ mối quan hệ với Võ Hạ Trâm
08:09:12 03/05/2025
Chia sẻ của nữ tiếp viên hàng không về bức ảnh "đã dùng hết may mắn trong ngày"Chia sẻ của nữ tiếp viên hàng không về bức ảnh "đã dùng hết may mắn trong ngày"
08:56:22 03/05/2025
Duyên Quỳnh bị đồn 'ganh ghét' Võ Hạ Trâm, nói rõ 'ấm ức' lộ quan hệ thật?Duyên Quỳnh bị đồn 'ganh ghét' Võ Hạ Trâm, nói rõ 'ấm ức' lộ quan hệ thật?
09:39:36 03/05/2025
Mẹ H'Hen Niê 'chạm mặt' bà xui, lộ thái độ bất ngờ, có thân thiết như lời đồn?Mẹ H'Hen Niê 'chạm mặt' bà xui, lộ thái độ bất ngờ, có thân thiết như lời đồn?
07:18:05 03/05/2025
Màn so kè nhan sắc hot nhất đêm: Chu Thanh Huyền tung ảnh cùng Doãn Hải My, quan hệ thế nào sau tuyên bố "không thân"?Màn so kè nhan sắc hot nhất đêm: Chu Thanh Huyền tung ảnh cùng Doãn Hải My, quan hệ thế nào sau tuyên bố "không thân"?
11:08:04 03/05/2025

Tin mới nhất

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

Giải mã cái chết của ong sau khi chích người: Vũ khí tự vệ đánh đổi bằng mạng sống

09:40:12 03/05/2025
Trong trường hợp bị côn trùng cắn mà xuất hiện các triệu chứng như nổi mề đay toàn thân, mệt mỏi, khó thở... người bệnh cần nhanh chóng được đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và cấp cứu kịp thời.
Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

Thách thức với các cha mẹ 'săn con' khi mắc bệnh lý đơn gene

09:31:55 03/05/2025
Điều đáng nói là đa phần các bệnh lý di truyền thể lặn không biểu hiện ở thế hệ cha mẹ, nhưng lại để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ con. Nguy cơ mắc bệnh là ngẫu nhiên và độc lập trong mỗi lần mang thai, sinh con.
Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

Dầu hạt có thật sự gây hại cho sức khỏe?

09:27:47 03/05/2025
Tuy vậy, đến nay các nghiên cứu vẫn chưa đưa ra kết luận rõ ràng. Một phân tích năm 2017 cho thấy những người tiêu thụ nhiều omega-6 không có mức viêm cao hơn so với người khác; thậm chí nhóm này còn ghi nhận sức khỏe tim mạch tốt hơn.
Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

Dùng nghệ và mật ong cùng nhau có tăng lợi ích không?

09:22:27 03/05/2025
Mặc dù đã có nghiên cứu về tác dụng của nghệ đối với sức khỏe nhưng vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu chất lượng cao với quy mô mẫu lớn hơn để hiểu đầy đủ về lợi ích sức khỏe của nó.
Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene

Hai lần mất con, người mẹ tìm ra 'thủ phạm' ẩn trong gene

08:24:11 03/05/2025
TS.BS Bùi Thị Phương Hoa cho biết, bệnh lý đơn gene là những rối loạn do đột biến ở một gene duy nhất gây ra. Dựa vào cơ chế di truyền, bệnh được chia thành dạng trội và dạng lặn
Nhầm lẫn tai hại và những hiểm họa khi sử dụng thực phẩm chức năng giả

Nhầm lẫn tai hại và những hiểm họa khi sử dụng thực phẩm chức năng giả

07:45:48 03/05/2025
Thực phẩm chức năng giả thường không đảm bảo thành phần hoạt chất như đã công bố, thậm chí có thể chứa các chất nguy hiểm.
Một phần thịt lợn mang 'tiếng oan' nhiều năm

Một phần thịt lợn mang 'tiếng oan' nhiều năm

07:43:20 03/05/2025
Mỡ lợn từng bị gán mác là nguồn chất béo nguy hiểm nhưng các nghiên cứu gần đây cho thấy tiếng xấu này có phần thiếu chính xác.
TPHCM: Đốt rác trong vườn bằng xăng, người phụ nữ bị cháy toàn thân nặng nề

TPHCM: Đốt rác trong vườn bằng xăng, người phụ nữ bị cháy toàn thân nặng nề

07:19:37 03/05/2025
Người phụ nữ ở TPHCM cầm chai xăng tưới vào đống rác đang đốt trong vườn, gây nên tai nạn bỏng toàn thân nặng nề.
Ăn trái cây giàu vitamin C không bị sỏi thận

Ăn trái cây giàu vitamin C không bị sỏi thận

07:19:07 03/05/2025
Do đó, hạn chế vitamin C chỉ áp dụng đối với các dạng bổ sung liều cao như viên uống hoặc sử dụng không kiểm soát, chứ không phải từ nguồn tự nhiên như trái cây.
Tổn thương biểu mô giác mạc vì nhỏ chanh để chữa đau mắt

Tổn thương biểu mô giác mạc vì nhỏ chanh để chữa đau mắt

07:09:26 03/05/2025
Chúng tôi dùng đèn khe sinh học (slit lamp) thì ghi nhận tổn thương biểu mô giác mạc, tróc biểu mô rải rác. Chúng tôi chẩn đoán bé viêm kết giác mạc cấp do kích thích hóa học (axit từ nước chanh), tổn thương biểu mô giác mạc , bác sĩ Hu...
Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

Thời điểm uống nước chè xanh tốt nhất

08:28:49 02/05/2025
Chè nên được dùng trong ngày, không uống chè để qua đêm hoặc pha lại nhiều lần vì dễ nhiễm khuẩn, sinh độc tố. Đặc biệt, không nên thêm quá nhiều đường, sữa hoặc đá lạnh vì sẽ làm mất tác dụng điều hòa khí huyết của chè.
Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?

Ăn trứng gà mỗi ngày, điều gì xảy ra?

08:23:28 02/05/2025
Trứng là nguồn cung cấp đạm quen thuộc và giá rẻ, nhưng từng nhiều lần gây tranh cãi về mặt dinh dưỡng. Loại thực phẩm này trước đây bị cho là không tốt cho mỡ máu do chứa nhiềucholesterol.

Có thể bạn quan tâm

Bật mí về nam VĐV cao 2,2m, đóng phim kinh dị trăm tỷ nhưng chẳng ai biết

Bật mí về nam VĐV cao 2,2m, đóng phim kinh dị trăm tỷ nhưng chẳng ai biết

Hậu trường phim

13:37:57 03/05/2025
VĐV Trần Ngọc Tú - đội tuyển Vovinam TPHCM, cao 2,2m - góp một vai quan trọng trong phim Thám tử Kiên: Kỳ án không đầu nhưng không khán giả nào nhận ra.
Harley-Davidson ra mắt CVO Road Glide RR 2025, giá 2,8 tỷ đồng

Harley-Davidson ra mắt CVO Road Glide RR 2025, giá 2,8 tỷ đồng

Xe máy

13:36:46 03/05/2025
Thân xe sử dụng nhiều chi tiết làm từ sợi carbon nhằm cắt giảm trọng lượng đồng thời tăng tính thẩm mỹ và giá trị. Hệ thống giải trí với dàn loa Rockford Fosgate tiếp tục được duy trì như một điểm nhấn truyền thống trên dòng CVO.
Hướng dẫn cách đồng bộ CapCut trên điện thoại và máy tính dễ dàng

Hướng dẫn cách đồng bộ CapCut trên điện thoại và máy tính dễ dàng

Thế giới số

13:32:41 03/05/2025
Như vậy, chỉ với vài bước đơn giản, bạn đã có thể dễ dàng đồng bộ CapCut giữa điện thoại và máy tính, giúp quá trình chỉnh sửa video trở nên mượt mà và liền mạch hơn bao giờ hết.
Lisa (BLACKPINK) nhận rổ "gạch đá" vì kết hợp với trai hư số 1 showbiz: "Không đáng để giao du!"

Lisa (BLACKPINK) nhận rổ "gạch đá" vì kết hợp với trai hư số 1 showbiz: "Không đáng để giao du!"

Sao âu mỹ

13:21:51 03/05/2025
Đời tư của Adam Levine - giọng ca chính Maroon 5 một lần nữa bị mổ xẻ khi ra mắt ca khúc mới cùng Lisa (BLACKPINK).
Phim 18+ Hàn Quốc bị cấm chiếu gây rúng động: Nữ chính điên loạn nhất lịch sử, không ai dám xem lần 2

Phim 18+ Hàn Quốc bị cấm chiếu gây rúng động: Nữ chính điên loạn nhất lịch sử, không ai dám xem lần 2

Phim châu á

13:17:56 03/05/2025
Trong nền điện ảnh Hàn Quốc vốn đã không thiếu những tác phẩm gây sốc, Moebius (2013) vẫn là một trong những bộ phim 18+ khó nhằn, cực đoan và ám ảnh nhất từng được thực hiện.
Ca sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mê

Ca sĩ hát cực hay bản hit 3 tỷ view: Từng lọt Top 3 Vietnam Idol, vượt qua biến cố hết mình vì đam mê

Nhạc việt

13:05:29 03/05/2025
Trên mạng xã hội, Đông Hùng cũng khá kín tiếng khi anh thường chỉ chia sẻ hình ảnh trên sân khấu và thi thoảng là những khoảnh khắc đời thường.
"Đứa trẻ vàng" của ngành âm nhạc bị chê không có tố chất, nhảy đơ cứng như robot

"Đứa trẻ vàng" của ngành âm nhạc bị chê không có tố chất, nhảy đơ cứng như robot

Nhạc quốc tế

12:58:58 03/05/2025
Chiếm spotlight ở concert của mẹ, nhưng thiên kim tiểu thư ngành âm nhạc lại nhận về phản ứng không như kỳ vọng.
Nữ ca sĩ Việt lộ ảnh bí mật ăn hỏi nhưng không ai tin, hoá ra vì hành động này của chú rể

Nữ ca sĩ Việt lộ ảnh bí mật ăn hỏi nhưng không ai tin, hoá ra vì hành động này của chú rể

Sao việt

12:55:44 03/05/2025
Đúng ngày diễn ra lễ ăn hỏi, Kelvin Khánh mới thông báo bằng đoạn livestream trên trang cá nhân khiến công chúng hoang mang
Vừa kết hôn, nam thần Địa Ngục Độc Thân tiếp tục bị réo gọi trong scandal của cô gái ồn ào nhất hiện nay

Vừa kết hôn, nam thần Địa Ngục Độc Thân tiếp tục bị réo gọi trong scandal của cô gái ồn ào nhất hiện nay

Sao châu á

12:52:30 03/05/2025
Dù Choi Si Hoon được Riwon giải vây , nhưng việc nam thần Địa Ngục Độc Thân vừa cưới Ailee mà đã bị réo gọi vào scandal nghiêm trọng khiến khán giả cảm thấy nghi ngại.
Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần

Cách nấu món ăn từ 3 loại rau bổ gan, sáng mắt, mỗi tuần nên chế biến một lần

Ẩm thực

12:45:17 03/05/2025
3 loại rau giúp bổ gan, sáng mắt này đều rất dễ kiếm, có thể dễ dàng chế biến thành các món ngon để bảo vệ thị lực, tăng cường sức khỏe cho gan và dạ dày.
Bảng giá ô tô KIA mới nhất tháng 5/2025

Bảng giá ô tô KIA mới nhất tháng 5/2025

Ôtô

12:38:23 03/05/2025
Với động cơ 1.5L và hộp số tự động, KIA Seltos mang đến khả năng vận hành mượt mà và tiết kiệm nhiên liệu. Xe dễ dàng di chuyển trong đô thị đông đúc hoặc trên các cung đường dài, mang lại sự an tâm cho người lái trong mọi tình huống.