“Muốn chuyển đổi số thành công thì người đứng đầu phải máu lửa”
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế nhấn mạnh, chuyển đổi số là việc của người lãnh đạo chứ không phải của các chuyên gia công nghệ.
Người ra đề bài đúng là nền tảng để thành công
Tại thời điểm năm 2019, Việt Nam chưa có bất cứ mô hình trung tâm điều hành thông minh hay nói rộng hơn là đô thị thông minh đã thành công để có thể tham chiếu. Trên thế giới cũng có những mô hình đô thị thông minh, nhưng điều kiện của những nước này rất khác với Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.
Ông Nguyễn Ngọc Linh, Phó Tổng giám đốc Viettel Solution (VTS) kể rằng, VTS bắt tay xây dựng Trung tâm điều hành thông minh (IOC) cho Thừa Thiên Huế như một mối lương duyên. Lúc đó, Huế không phải là địa phương có tiềm lực tài chính mạnh, nhưng lại đột phá trong xây dựng đô thị thông minh và chuyển đổi số. Đối với VTS, Huế là địa phương có quy mô vừa đủ để có thể xây dựng mô hình điểm về chuyển đổi số.
“Khi Viettel xây dựng Trung tâm IOC cho Thừa Thiên Huế phải tưởng tượng ra mô hình làm sao để có thể phù hợp với điều kiện của địa phương. Lúc bắt tay làm rất khó khăn, nhưng chúng tôi may mắn gặp lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế là những người có tầm nhìn, máu lửa và hiểu về công nghệ cũng như mong muốn đồng hành với Viettel trong quá trình chuyển đổi số. Đây là yếu tố then chốt để có thể triển khai mô hình chuyển đổi số thành công chứ không phải vấn đề tiền đầu tư hay công nghệ”, ông Nguyễn Ngọc Linh nói.
“Chúng tôi tâm niệm rằng, câu hỏi đúng quan trọng hơn là câu trả lời, bài toán tường minh quan trọng hơn là lời giải. Viettel và Thừa Thiên Huế hợp tác trên tinh thần đó. Huế đã đặt ra những bài toán một cách tường minh để Viettel có lời giải nhanh chóng và phù hợp”.
Chuyển đổi số phải có quyết tâm của người đứng đầu
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, điều kiện cơ bản để Huế triển khai đô thị thông minh thành công là tập trung phục vụ người dân và doanh nghiệp, lấy người dân làm trung tâm. Thế nhưng, để đạt được kết quả đó là nhờ quyết tâm của người đứng đầu – anh Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế lúc bấy giờ.
“Chúng tôi không phải là người làm công nghệ nhưng chúng tôi dùng công nghệ giải quyết bài toán của địa phương. Tôi yêu cầu tất cả ban ngành phải có tinh thần như vậy. Người ta nói rằng chuyển đổi số là chuyện của mấy ông công nghệ, nhưng chúng tôi suy nghĩ khác, đó là việc của người lãnh đạo chứ không phải chuyên gia công nghệ. Anh Phan Ngọc Thọ đóng góp nhiều vào việc xây dựng Huế trở thành đô thị thông minh. Nếu không có sự quyết tâm của lãnh đạo thì rất khó triển khai”, ông Nguyễn Thanh Bình nói.
Ông Nguyễn Thanh Bình, Phó Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, điều kiện cơ bản để Huế triển khai đô thị thông minh thành công là lấy người dân làm trung tâm.
Video đang HOT
Phó Chủ tịch tỉnh chia sẻ, Huế là địa phương không có nguồn lực dồi dào như những tỉnh thành khác, vì vậy, phải “may đo” cho phù hợp để chuyển đổi số giúp phát triển kinh tế xã hội, phục vụ trực tiếp cho người dân. “Tôi nhớ khi dịch Covid xảy ra và giãn cách xã hội, Huế yêu cầu mỗi người phải có 1 thẻ Covid. Ngay sau đó, Viettel nhanh chóng có giải pháp phủ thẻ Covid cho 100% người dân Huế để quản lý hiệu quả qua ứng dụng Huế S. Đó là cách mà chúng tôi yêu cầu giải bài toán cụ thể và hiệu quả”, ông Bình nói.
Ông Bình nói tiếp: “Hiện có 800.000 người cài đặt Huế S, đạt 100,1% người dân dùng smartphone. Có một số người nghĩ Huế có trạng thái riêng biệt nào đó, sau đó hiểu rằng đó là sự phù hợp. Đã qua 3 năm triển khai ứng dụng Huế S đến người dân rất thuận lợi. Nhiều người yêu mến gọi Huế S là Huế Méc. Tức là Huế S đã đưa tiếng nói, phản ánh cả mặt tốt và xấu của người dân lên chính quyền và chính quyền nhanh chóng phản hồi để giải quyết vấn đề nhanh chóng. Chúng tôi đang biến Huế S trở thành nền tảng hiệu quả trong công tác quản lý và phục vụ người dân”.
Người dân Huế tin tưởng khi những phản ánh hiện trường về tình hình vi phạm giao thông, môi trường… đều được xử lý mà không có “vùng cấm”. Ông Bình kể rằng, có xe một lãnh đạo tỉnh đỗ sai quy định bị người dân chụp ảnh và phản ánh lên Huế S, sau đó, lái xe vi phạm này phải ngậm ngùi đi nộp phạt.
“Thỉnh thoảng đi trên đường gặp những trường hợp vi phạm giao thông, tôi cũng chụp lại rồi phản ánh lên Huế S để các cơ quan chức năng xử lý. Huế S giờ đóng vai trò hạt nhân trong chuyển đổi số, thể hiện quyết tâm của tỉnh tập trung cơ chế nguồn lực nhằm phát triển ứng dụng tốt nhất. Nếu không có Viettel đồng hành với phương thức “may đo” thì rất khó thành công. Biết đâu đó Huế S sẽ trở thành nền tảng chung quốc gia. Đây là niềm tự hào của người Huế”, ông Bình chia sẻ.
Nhiều người dân đã yêu mến gọi Huế S là Huế Méc vì Huế S đưa tiếng nói, phản ánh cả mặt tốt và xấu của người dân lên chính quyền và chính quyền nhanh chóng phản hồi.
Tạo ra phương pháp luận để giải bài toán chuyển đổi số
Thừa Thiên Huế đã đặt bài toán chuyển đổi số rất đa dạng, đòi hỏi Viettel phải đầu tư nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu và tạo động lực cho mình sáng tạo để hoàn thiện mô hình IOC.
Ông Linh cho rằng, sản phẩm CNTT là sản phẩm không dễ hình dung nên Viettel chỉ có thể xây dựng cho địa phương dùng thử dịch vụ. Quan trọng nhất phải cùng địa phương xây dựng quy trình để đưa vào cuộc sống. Triển khai xong hệ thống chỉ đóng góp 30% kết quả, nhưng làm sao cho người dùng đưa hệ thống vào cuộc sống mới làm nên thành công. Bên cạnh đó, cần tuyên truyền cho người dân biết, hiểu và tự giác làm theo như cơm ăn, nước uống.
Mỗi tỉnh thành sẽ có những điều kiện khác nhau khi triển khai mô hình chuyển đổi số nên không có mô hình áp dụng chung. Thế nhưng, sau khi thành công với Thừa Thiên Huế, VTS có thể đem phương pháp, cách tiếp cận để giải quyết bài toán chuyển đổi số cho các địa phương tiếp theo.
“Chúng tôi cho rằng, chuyển đổi số bắt nguồn từ nơi có nhu cầu, trách nhiệm của nhà công nghệ đi giải quyết bài toán này. Đó chính là cách làm chuyển đổi số thành công ở Huế”, ông Nguyễn Ngọc Linh nhận định.
Làm sao để đánh giá hiệu quả các dự án đầu tư CNTT, chuyển đổi số?
Để đảm bảo hiệu quả đầu tư cho chuyển đổi số, tránh thất thoát, lãng phí, Bộ TT&TT đã hướng dẫn các bộ, địa phương, đặc biệt nhấn mạnh hiệu quả đầu tư phải đo lường, định lượng được.
Cần triển khai chuyển đổi số dựa trên mục tiêu
Hồi tháng 6 năm nay, Giám đốc Sở TT&TT Gia Lai đã bị đề nghị kiểm điểm, thu hồi 2,3 tỷ đồng do sai phạm trong đầu tư các dự án phục vụ chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ điện tử. Liên quan đến vấn đề đầu tư ứng dụng CNTT, chuyển đổi số, hàng loạt cán bộ của các Sở, ngành khác tại Gia Lai cũng bị kiểm điểm vì để xảy ra thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.
Theo ghi nhận của ICTnews, vụ việc nêu trên tại Gia Lai ít nhiều cũng gây ra lo ngại cho một số địa phương khi triển khai đầu tư cho chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước. Cụ thể, làm sao để lựa chọn các dự án đầu tư mang lại hiệu quả thực tế và việc tính toán hiệu quả thế nào đang là nỗi trăn trở của nhiều đơn vị.
Chia sẻ quan điểm về vấn đề "Các địa phương nên lựa chọn đầu tư như thế nào cho hiệu quả?", một chuyên gia lâu năm trong lĩnh vực CNTT, chuyển đổi số nhận định, chuyển đổi số đang diễn ra rộng khắp trên tất cả lĩnh vực. Có thể nói rằng ở bất cứ lĩnh vực nào, địa phương nào cũng có thể triển khai hoạt động chuyển đổi số. Điều này cũng đưa đến nguy cơ các hoạt động mang tính phong trào có thể xuất hiện.
Theo chuyên gia, trong 3 trụ cột của chuyển đổi số, chính quyền số sẽ được ưu tiên nhưng phải trên mục tiêu là kiến tạo cho xã hội số, kinh tế số. (Ảnh minh họa)
Vị chuyên gia nhận định, vấn đề quan trọng là các đơn vị, địa phương cần xác định rõ ràng ngay từ mục tiêu chuyển đổi số, tức là triển khai nội dung chuyển đổi số để đảm bảo chỉ tiêu hay dựa trên mục tiêu.
Bởi lẽ, nếu chuyển đổi số chỉ để đảm bảo các chỉ tiêu thì bài toán hệ thống sẽ khó tồn tại, bất cập từ giai đoạn trước vẫn còn đó. Còn nếu chuyển đổi số dựa trên mục tiêu thì điều quan trọng nhất trước khi lựa chọn công nghệ là đánh giá tính sẵn sàng từ quan điểm cấp đứng đầu, từ thực trạng và đối tượng sẽ thụ hưởng, bị tác động để tìm cách giải quyết tính chưa sẵn sàng trước, sau đó mới nghĩ đến công nghệ.
"Việc ưu tiên phân tích hiện trạng, tính sẵn sàng một cách nghiêm túc trên một mục tiêu cụ thể sẽ giúp hình thành nên một hệ thống và từ đó giúp địa phương nhận diện được cái gì cần làm trước, làm sau", vị này nhấn mạnh.
Ngoài ra, cũng theo vị chuyên gia nói trên, trong 3 lĩnh vực của chuyển đổi số là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, chính quyền số sẽ được ưu tiên nhưng phải trên mục tiêu là kiến tạo cho xã hội số và kinh tế số. Còn kinh tế số và xã hội số phải xác định nguồn lực xã hội và vận hành theo cơ chế thị trường thì mới bền vững.
Hoạt động đầu tư cần tập trung vào các chính sách và hoạt động khuyến khích thúc đẩy. Về công nghệ, cần tiếp cận một cách sâu sắc và kiên trì về khái niệm nền tảng; căn cứ vào thực tiễn địa phương để lựa chọn và vận dụng các loại hình, nguồn lực theo hướng cởi mở, tránh tình trạng cát cứ, độc quyền.
Xác định hiệu quả dự án đầu tư cho chuyển đổi số thế nào?
Nói thêm về việc làm sao xác định hiệu quả khi đầu tư các dự án CNTT, chuyển đổi số, vị chuyên gia công nghệ cho rằng: "Hiệu quả chuyển đổi số có thể xác định dựa vào việc đối tượng thụ hưởng dự án đó có biết và dùng được không, họ có đánh giá, nhận xét hay không? Và thậm chí những ý kiến trái chiều càng nhiều thì đó cũng được xem là hiệu quả nếu đứng trên phương diện dự án, hoạt động chuyển đổi số đã thu hút người sử dụng. Đương nhiên, cơ quan triển khai cần cầu thị và tiếp thu".
Về vấn đề lựa chọn phương thức đầu tư hay thuê dịch vụ, theo khuyến nghị của chuyên gia, các địa phương cần căn cứ từ thực tiễn và nguồn lực đáp ứng (gồm cả tài lực và nhân lực) để quyết định. Xét trên mặt bằng chung hiện nay, phương án thuê dịch vụ có nhiều điểm tối ưu hơn. Tuy nhiên, khi chọn thuê dịch vụ, các đơn vị, địa phương phải hiểu rõ nhu cầu, thực trạng nếu không vẫn có thể dẫn đến lãng phí.
Hiệu quả đầu tư cho chuyển đổi số là một nội dung được Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số, Bộ TT&TT đặc biệt quan tâm. Một trong 22 nhiệm vụ quan trọng về chuyển đổi số mà Bộ TT&TT đã đề nghị các bộ, tỉnh tập trung chính là phổ biến, quán triệt tới toàn bộ các tổ chức, cá nhân liên quan về tăng cường quản lý đầu tư, bảo đảm hiệu quả khi ứng dụng CNTT, phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số.
Bộ TT&TT lưu ý, phải xác định rõ hiệu quả đầu tư và hiệu quả đầu tư cần đo lường, định lượng được. Cụ thể, theo hướng dẫn của Bộ TT&TT, tùy theo quy mô và tính chất của dự án, các đơn vị có thể sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu (giữa kết quả/số liệu thực tế thu thập tại thời điểm đánh giá với mục tiêu/kế hoạch đặt ra; hoặc giữa các thông số của dự án tại thời điểm đánh giá với các chỉ số tiêu chuẩn; hay kết hợp) hoặc phân tích chi phí - lợi ích, đồng thời xác định được khả năng tiết kiệm được nhờ đầu tư, trước khi quyết định đầu tư.
Bên cạnh đó, cần xây dựng các tiêu chí đánh giá hiệu quả việc đầu tư/thuê dịch vụ CNTT, chuyển đổi số làm cơ sở để triển khai cho những năm tiếp theo. Sắp tới, Bộ TT&TT sẽ công bố khung tiêu chí làm cơ sở cho các bộ, ngành và địa phương tham khảo.
Ngoài ra, tăng cường sự tham gia của các cơ quan, đơn vị chuyên trách CNTT tại các bộ, ngành, địa phương vào khâu kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định của pháp luật liên quan đến đầu tư CNTT, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước thông qua các mô hình như: tổ, ban giám sát đầu tư.
Bộ TT&TT đang xây dựng phần mềm Cổng thông tin dự án đầu tư ứng dụng CNTT, cho phép xem thông tin về đầu tư CNTT của cả nước; từng bộ, từng tỉnh có bao nhiêu dự án CNTT, số vốn chi cho từng dự án; danh mục dự án đầu tư ứng dụng CNTT của từng bộ, tỉnh; cũng như xem chi tiết một dự án đầu tư ứng dụng CNTT. Hệ thống sẽ góp phần bảo đảm việc đầu tư và sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách được sử dụng đúng nội dung, đúng mục tiêu, nguồn kinh phí, tiết kiệm và hiệu quả.
LG tung loạt sản phẩm phục vụ chuyển đổi số doanh nghiệp Những giải pháp hiển thị của hãng điện tử Hàn Quốc nhấn mạnh yếu tố giúp doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao trải nghiệm cho nhân viên và khách hàng. LG vừa giới thiệu tại Việt Nam nhiều giải pháp hiển thị chuyên dụng dành cho doanh nghiệp nhằm giúp các tổ chức bắt kịp với xu thế chuyển đổi số đang...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sếp lớn Microsoft bất ngờ 'thú nhận' Windows 11 không tốt bằng Mac

Có gì tại triển lãm công nghệ thế giới tại Việt Nam?

Cuộc đua AI trong thiết bị tiêu dùng: Cá nhân hóa lên ngôi, định hình lại phong cách sống

Game thủ ồ ạt chuyển sang sử dụng Windows 11

Thị trường di động toàn cầu nhận tin tốt

Cách đổi biểu tượng thanh điều hướng trên Samsung dễ dàng

Samsung muốn biến điện thoại Galaxy thành máy ảnh DSLR

CPU Panther Lake của Intel lộ kiến trúc nhân qua bản cập nhật phần mềm

Cảnh báo hàng triệu thiết bị Apple AirPlay có nguy cơ bị tấn công

Google ra mắt công cụ AI để học ngoại ngữ

Pin nấm - bước đột phá của ngành năng lượng bền vững

Trải nghiệm Mercusys MB112-4G: giải pháp router 4G linh hoạt cho người dùng phổ thông
Có thể bạn quan tâm

CĐV đòi tước băng đội trưởng của Odegaard
Sao thể thao
20:23:58 04/05/2025
Công an TP Hồ Chí Minh đấu tranh hiệu quả với các loại tội phạm đợt cao điểm
Pháp luật
20:19:16 04/05/2025
Dương Dương bị khui hint hẹn hò "bản sao của tình cũ" rõ như ban ngày, netizen giễu cợt "kịch bản 10 cô như 1"
Sao châu á
20:00:49 04/05/2025
Sao nam Vbiz vừa bị liệt dây thần kinh số 7 hé lộ triệu chứng báo hiệu căn bệnh, cảnh báo việc không nên làm
Sao việt
19:55:39 04/05/2025
Người đàn ông bị rắn cắn hơn 200 lần
Lạ vui
19:32:38 04/05/2025
Quán ở Nha Trang bị tố "chặt chém", bán cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg: Chủ quán nói phải trích 30% "hoa hồng"
Netizen
19:25:07 04/05/2025
Nhẹ nhàng mà cuốn hút, túi cói chiếm sóng thời trang hè 2025
Thời trang
19:12:55 04/05/2025
Quan chức Nga cảnh báo Ukraine không khiêu khích vào Ngày Chiến thắng 9/5
Thế giới
18:56:41 04/05/2025
Cảnh giác vấn đề sức khỏe khi bạn ngáp quá nhiều
Sức khỏe
18:46:30 04/05/2025
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 4.5.2025
Trắc nghiệm
16:26:01 04/05/2025