Muốn dạy thêm, học thêm phải đăng ký

Chiều 18/1, UBND TP đã họp phiên thường kỳ đóng góp ý kiến cho dự thảo Quy định Quản lý dạy thêm, học thêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, do Sở GD-ĐT Hà Nội đệ trình. Theo đó, nếu muốn dạy thêm, học thêm, các cá nhân liên quan phải đăng ký.

Công khai giấy phép dạy thêm

Trong đợt thanh tra, kiểm tra hồi đầu năm học 2012-2013, Thanh tra Bộ GD-ĐT và Ban Văn hóa – xã hội (HĐND TP) đã phát hiện nhiều tồn tại, bất cập trong dạy thêm, học thêm. Nhiều nhà trường, giáo viên đã bị phát hiện có sai phạm trong tổ chức dạy thêm, học thêm. Từ đầu năm học tới nay, UBND TP cũng đã nhiều lần đốc thúc việc xử lý nghiêm các sai phạm liên quan tới dạy thêm, học thêm đã được làm rõ. Do vậy, quy định mới về dạy thêm học thêm đã thu hút sự quan tâm của dư luận. Nhiều người kỳ vọng, quy định này sẽ khắc phục được những tồn tại, chấm dứt sự lộn xộn, làm giảm dần bức xúc xung quanh dạy thêm, học thêm.

Đại diện Sở GD-ĐT cho biết, dự thảo quy định về quản lý dạy thêm học thêm nêu rõ, đối với tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường, học sinh có nguyện vọng học thêm phải viết đơn xin học gửi đến nhà trường. Trong đơn, phải có chữ ký của cha mẹ hoặc người giám hộ và hiệu trưởng nhà trường là người trực tiếp nhận đơn, tổ chức phân nhóm học sinh theo học lực, phân công giáo viên phụ trách môn học và tổ chức dạy thêm theo nhóm học lực của học sinh. Tương tự, ở chiều ngược lại, giáo viên có nguyện vọng dạy thêm cũng phải có đơn đăng ký, cam kết với nhà trường về việc hoàn thành tốt tất cả các nhiệm vụ của giáo viên theo quy định, đồng thời thực hiện nghiêm túc các quy định về dạy thêm, học thêm trong nhà trường.

Đối với tổ chức dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường, Sở GD-ĐT nhấn mạnh, các tổ chức phải cam kết với UBND cấp xã, phường, thị trấn nơi đặt điểm dạy thêm, học thêm thực hiện các quy định về dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường và trách nhiệm giữ gìn trật tự, an ninh, đảm bảo vệ sinh môi trường nơi tổ chức dạy thêm, học thêm. Phải công khai tại địa điểm tổ chức dạy thêm trước và trong khi thực hiện dạy thêm các văn bản liên quan như giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm; danh sách người dạy thêm; thời khóa biểu; mức thu tiền học thêm…

Muốn dạy thêm, học thêm phải đăng ký - Hình 1

Video đang HOT

Hoạt động dạy – học thêm cần tránh gây áp lực cho học sinh

Tiền học thêm theo thỏa thuận

Liên quan tới vấn đề thu, sử dụng và quản lý tiền, Sở GD-ĐT đề xuất, trong nhà trường, sẽ thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm, chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm. Mức thu tiền sẽ do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường. Việc quản lý, sử dụng tiền học thêm thực hiện theo Nghị định số 43 của Chính phủ và các văn bản quy định hiện hành trong lĩnh vực tài chính.

Đối với tổ chức ngoài nhà trường, mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm và các tổ chức này thực hiện các quy định hiện hành về quản lý tài chính. Về thẩm quyền cấp giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, Chủ tịch UBND TP sẽ ủy quyền cho Giám đốc Sở GD-ĐT cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc chương trình THPT hoặc nội dung thuộc nhiều chương trình nhưng cao nhất là chương trình THPT. Chủ tịch UBND cấp quận, huyện cấp hoặc ủy quyền cho Trưởng phòng GD-ĐT cấp giấy phép tổ chức dạy thêm, học thêm đối với các trường hợp tổ chức dạy thêm, học thêm có nội dung thuộc THCS. Ngoài ra, dự thảo cũng quy định rõ yêu cầu đối với người dạy thêm; cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép; trách nhiệm quản lý; thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm về dạy thêm, học thêm…

Kết luận cuộc họp, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo cho rằng, Sở GD-ĐT cần đi sâu hơn nữa, cụ thể hóa những vấn đề thuộc trách nhiệm của thành phố như quy định điều kiện để tổ chức dạy thêm; hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép; thu chi tài chính của các tổ chức dạy thêm… Đặc biệt quan tâm việc thanh tra, kiểm tra xử lý, Chủ tịch UBND TP yêu cầu, “phải giao rõ trách nhiệm cụ thể từng đơn vị. Về mức thu phí, tuy nói là do thỏa thuận giữa gia đình và nhà trường nhưng cần đưa ra mức trần cụ thể để không vượt quá. Chủ tịch UBND TP chỉ đạo đề nghị Sở GD-ĐT tiếp tục trao đổi với các cơ quan chuyên môn, cụ thể hóa các nội dung và hoàn thiện quy định trong thời gian sớm nhất, trình UBND TP xem xét, ban hành.

Theo Ngọc Khánh (An ninh Thủ đô)

Lại bàn về "quốc nạn" học thêm

Lại bàn về quốc nạn học thêm - Hình 1

Hậu quả của việc dạy thêm, học thêm đem lại tai hoạ rất trầm trọng: Nói không ngoa nó còn nguy hiểm hơn cả nạn tham nhũng hay nghiện hút vì sự tàn phá tương lai đất nước, tàn phá nền tri thức trẻ nước nhà trên diện rộng, toàn thể.

Nhắc lại chuyện học thêm, nhiều người nói: Nó cũ và xưa như trái đất. Để tìm hiểu kỹ hơn về hiện tượng phổ biến này, tôi đã đi tìm dữ liệu ở các trung tâm, các lớp học thêm để có dữ liệu sống cho bài phóng sự này: Vấn đề không xưa và cũ, có rất nhiều điều mới mẻ mà chúng ta cần phải xem xét, suy ngẫm, mong các bậc phụ huynh, nghành giáo dục có những biện pháp cụ thể về vấn đề học thêm, ngày nay có lẽ đã trở thành "quốc nạn".

Cậu con 8 tuổi của tôi mới học lớp 2, từ năm ngoái đã phải "ngày hai buổi đến trường" với 4 lần đưa đón, về nhà còn phải học đến gần mười giờ đêm mới hết bài học thêm, bài trên lớp. Cháu đã mất hẳn tuổi thơ, dịp nghỉ tết tôi phải chở cháu ra ngoại ô để chỉ cho cháu biết con trâu, con cò và nghe tiếng chim hót... và thật buồn khi cháu gọi mẹ con đàn gà là chim.

Khối học sinh cấp III còn bận hơn: Học chính khoá buổi sáng, học thêm chiều, tối (có nơi còn học khuya: 21h45- 23h): Một số trường có phương pháp chấm dứt học thêm bằng cách cho học... chính khoá, các cháu phải đến trường hai buổi theo thời khoá biểu và đồng phục. Các trường khác tuy có thể học một buổi nhưng về nhà bỏ cặp sách xuống là ăn vội vàng có khi không kịp nghỉ trưa, tức tốc đạp xe đến lớp học thêm, vào ca đầu giờ chiều, tiếp đến lớp cuối giờ chiều về nghỉ, lùa vội xong lụn cơm lại vội vã đến lớp học thêm ca đầu tối (18h - 19h30), đó mới chỉ là hời gian cho các môn chính, cận chính, các môn ngoại khoá như vẽ, nhạc và tin học thì có lẽ phải để đến chủ nhật hoặc hè.

Ngày nay gần như có một "lệ" là phải học thêm môn của các cô đứng lớp. Muốn học ở các cô khác giỏi hơn (có lẽ giỏi là do công tác quảng cáo tiếp thị tốt hơn), thì nên nộp tiền học thêm đầy đủ cho các thầy, cô bộ môn, giả như vẫn đi học nhưng thường vắng mặt để học ở chỗ khác. Lấy lý do: Ôn lại chương trình cấp III để thi tại chức, tôi đến lớp học do một thầy có tiếng nổi hơn cồn: Thầy thuê hội trường của một cơ quan vì học sinh đến gần trăm, phải dùng micro như ngôi sao ca nhạc, phòng ngột ngạt, đông người, mấy em ngồi dưới lấy thước chọc lưng bạn gái trêu đùa hoặc viết thư ném cho nhau tá lả. Thấy tôi đứng tần ngần, có một cô sồn sồn phấn son loè loẹt ra giới thiệu là vợ thầy. Tôi nói muốn xin học chương trình toán lớp 10, cô nói: Nếu vậy thì phải vào lớp khuya tầm 21h45 - 23h00 vì thầy chủ yếu dạy lớp 11, 12, lớp 10 chỉ duy nhất có 1 lớp vào khuya vậy thôi, còn lý, hoá thì gần nhà cũng có lớp 10 nhưng cũng phải vào tầm khuya đó!!.

Tôi sang phố khác, có hai lớp toán do thầy sử và kỹ thuật điện dạy, hai thầy này tôi biết khi còn là sinh viên, tuy vậy cung cách dạy của các thầy cũng rất chững chạc, uy nghi. Sau này tôi biết: Chỉ cần ra ngoài đường mua mấy quyển sách bài tập có cách giải sẵn, về đọc sau đó là nhờ vào các công tác quảng cáo trợ giúp. Học sinh ngày nay do sự quá tải trong học thêm nên hầu như chẳng có em nào đào sâu suy nghĩ nên làm thầy dạy thêm bất cứ môn nào, thật dễ dàng như chúng ta đi mua một chiếc xe máy.

Tôi ghé mắt vào lớp - nhận ra người quen, thầy ra ám hiệu đợi thầy một chút, đọc xong 3 đề bài, thầy ra chỗ tôi hàn huyên, thỉnh thoàng liếc mắt xem giờ, khoảng gần 10 phút thầy vào và hỏi lớn - Các em làm xong chưa?: Cả lớp im lặng - Giở phần giải sẵn trong sách ra thầy nói tiếp: Thế này nhé các em... và cả lớp cắm cúi chép lia lịa và không ít trong số đó chép đề bài thiếu hoặc sai nhưng vẫn có lời giải đúng. Bài khác, lớp khác, thầy khác tình hình học thêm cũng tương tự như vậy: Cắm cúi nghe, cặm cụi ghi và chép - Dòng kiến thức đổ ào ạt vào tai nọ thì tồ tồ chảy qua tai kia và ngược lại, có cái gì hiếm hoi lọt vào trong tâm não thì cũng nhạt nhoà, lẫn lộn: Nó cũng giống như các cụ hưu trí ngồi xem phim trên ti vi, hết phim bộ Hàn Quốc lại chuyển sang nghĩa hiệp của Trung Quốc và sau đó là các phim tình cảm Việt, các nhân vật, sự kiện về sau lẫn lộn lung tung, tình hình học thêm ngày nay cũng tạo ra một lớp thế hệ kiến thức, tri thức trẻ như vậy.

Các thầy, cô dạy thêm cũng có nỗi niềm khổ sở vất vả không kém: Bị cuốn vào dòng xoáy thời gian dạy thêm, hệt như các sao ca nhạc, chạy chow hết lớp này, trung tâm nọ. Chương trình trong ngày của thầy cô là một phần cứng khó thay đổi, có sự kiện gì đặc biệt xảy ra nếu cần phải giải quyết trong 15-20 phút thì sau đó là cả sự loay hoay, thu xếp rất vất vả, nhiều thầy cô còn dạy đồng thời 2 đến ba lớp gần nhau: Ra bài tập xong cho lớp này, lên xe máy vù đến lớp khác (thu xếp cho gần đó) giảng, sau đó lại ra bài tập và quay lại lớp kia và tiếp tục ghi ghi, chép chép tuy có xoay vòng đèn cù nhưng sự sáng tạo này mang lại thu nhập cũng là... quá được.

Những sự việc đã nêu trên là hình ảnh của 7 - 10 năm về trước, mấy ngày cận năm mới này tôi lại có dịp đi khảo sát tình trạng dạy thêm học thêm và nhận thấy: Về cơ bản thì vẫn vậy nhưng sự biến thể, thay đổi theo hình thức còn nguy hại và trầm trọng hơn nhiều: Sự thay đổi mang tính tích cực là ngày nay các học sinh và phụ đã có "Kinh nghiệm & Truyền thống dân tộc học thêm" nên các dạng thầy dạy sử, dạy tin học đi dạy toán là không còn nữa. Phụ huynh đã biết chọn thầy cô cho con em mình. Bộ giáo dục đào tạo cũng đã ra chỉ thị nhằm chống việc học thêm dạy thêm, nhưng có lẽ ở Việt Nam ta, cái gì cấm sẽ làm cho nó phát triển càng thêm mạnh mẽ tất nhiên phải dưới hình thức che đậy bài bản tế nhị hơn: Lấy lý do là chất lượng học sinh trường mình yếu, kém hơn nên trường cho phép có chương trình phù đạo, tất cả học sinh bị bắt buộc phải đi học vì chương trình chính khoá sẽ bị sẻ chia và dạy luôn vào các buổi "phụ đạo" hoặc buổi chính thì dạy chưa kỹ để đến buổi phụ đạo dạy kỹ hơn, mới làm được bài tập.

Ngày nay có hình ảnh đặc trưng, tiêu biểu: Tầm xâm xẩm chiều, cha mẹ mang theo bánh mỳ đến đón các cháu tan lớp và đưa ngay đến điểm học thêm môn khác, tan môn nọ vào môn kia, thời gian là sát sạt nhau - Bữa cơm chiều là bánh mỳ trên xe máy! Tôi đến một trung tâm dạy thêm của một trường chuyên, được thuê ngay tại chính căn nhà của Thầy phụ trách: Thầy luôn rao giảng cho các phụ huynh đến - Các em phải có thời gian và ý thức tự học, cái này thầy cô không thể thay thế được !!, tôi được biết là con trai của ông thầy này thường xuyên một tay cầm lái xe đạp tay kia đưa bánh mỳ lên miệng - Cháu cũng phải thừa nhận là "Học thêm xong là 21:30 giờ, về đến nhà quá mệt, bài chép về còn không kịp đọc lại" - Đừng nói đến tự học !!. Như vậy học thêm đúng là căn bệnh của toàn xã hội.

Hậu quả của việc dạy thêm, học thêm đem lại tai hoạ rất trầm trọng: Nói không ngoa nó còn nguy hiểm hơn cả nạn tham nhũng hay nghiện hút vì sự tàn phá tương lai đất nước, tàn phá nền tri thức trẻ nước nhà trên diện rộng, toàn thể. Để thay lời, một cô giáo có số lớp dạy thêm nhiều, học sinh đông phát biểu: Không dạy thêm thì với đồng lương giáo viên hiện nay sao mà sống được ở thành phố (Đây là lý do chính: Cơm áo, gạo tiền - bài ca muôn thủa), dạy thêm tuy có vất vả, mệt mỏi nhưng là sự bươn chải vì cuộc sống. Phải đi học thêm mới có kết quả tốt, cũng là do vòng xoáy của thời đại, của trào lưu phụ huynh tạo ra. Họ nghĩ cứ đi học thêm là con khắc phải giỏi, nhưng thực chất đó chỉ là liều thuốc tinh thần.

Học thêm là nếp sống thị thành, là đời thường. Nhiều học sinh còn được cha mẹ cho học trước, hết lớp trên từ trong hè, được thầy giải hết các bài tập của chương trình, nhưng vào năm học mới thì kết quả học vẫn kém. Nguyên nhân là vào năm mới các em tiếp tục học thêm quá nhiều, đầu óc thêm thụ động, không đào sâu suy nghĩ, kiến thức nhạt nhoà lẫn lộn, nên chỉ cần bài khác đi tí chút là các em làm sai. Học thêm tạo cho các em tính thụ động và không còn thời gian tự học, mất đi khả năng suy ngẫm tìm tòi, đầu óc trở nên lười biếng, u mê. Học thêm đang có nguy cơ làm hỏng cả một nền tri thức tương lai của đất nước hay nói đúng hơn nó là sự phá hoại vô hình nhưng vô cùng lớn và nguy hiểm, hậu quả là ngày nay nhiều kỹ sư trẻ khi đi làm rất sợ phải ghi chép, phải tra cứu, phải đọc, ngay cả đọc sách chuyên môn, như vậy họ không phải là kỹ sư nữa ! Học thêm là quốc nạn là giặc ngoại xâm tàn phá tri thức đất nước, làm hỏng sự nghiệp trồng người. Mong các bậc phụ huynh, nghành giáo dục, luật pháp cần có những biện pháp, quy định cụ thể để ngăn chặn "quốc nạn" này.

Theo Đinh Thanh Nghị (Giáo dục Việt Nam)

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Gia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếngGia tộc Kim Sơn mà CEO nương tựa ở rể: 3 thế hệ tài giỏi, cực kín tiếng
21:39:36 14/05/2025
Kết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss WorldKết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss World
18:20:04 14/05/2025
"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi"Tóm dính" Bích Phương tách biệt, lạc lõng giữa dàn Em Xinh Say Hi
19:47:11 14/05/2025
Cố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vongCố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vong
20:29:46 14/05/2025
HOT: Hồ Quỳnh Hương cưới ngày mai, thông tin chú rể được hé lộHOT: Hồ Quỳnh Hương cưới ngày mai, thông tin chú rể được hé lộ
22:15:59 14/05/2025
Bắt tạm giam Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền TrungBắt tạm giam Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công thương miền Trung
19:55:38 14/05/2025
Tóm 1 nam nghệ sĩ tới nhà riêng Triệu Lệ Dĩnh 3 ngày liền, bí mật tình ái bại lộ vì clip 44 giâyTóm 1 nam nghệ sĩ tới nhà riêng Triệu Lệ Dĩnh 3 ngày liền, bí mật tình ái bại lộ vì clip 44 giây
18:27:45 14/05/2025
Đàm Vĩnh Hưng: 17 năm không công khai vợ, ly dị mới hay, xem nhau người thânĐàm Vĩnh Hưng: 17 năm không công khai vợ, ly dị mới hay, xem nhau người thân
22:06:22 14/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện

Sự thật đau lòng về bức ảnh cô gái khóc nghẹn ở hành lang bệnh viện

Tin nổi bật

23:46:25 14/05/2025
Theo thông tin đăng tải cùng hình ảnh, cô gái này sau khi nhận kết quả mắc ung thư máu giai đoạn 3 đã suy sụp, ngồi khóc nức nở, tay run bần bật.
Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"

Vừa đăng ảnh tình tứ Wren Evans và bóc bạn trai ngoại tình, Lim Feng lại gây sốc: "Cô gái kia nói là fan tôi!"

Sao việt

23:33:53 14/05/2025
Sau thời gian im lặng giữa loạt ồn ào tình cảm, mới đây Lim Feng bất ngờ trở lại mạng xã hội với một tâm thư dài 6 trang, chia sẻ chi tiết về mối quan hệ đã qua với bạn trai cũ.
Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'

Bích Phương 'sợ già', Phương Mỹ Chi bảo vệ đàn chị bị khán giả 'chê'

Tv show

23:24:35 14/05/2025
Tham gia chương trình Em xinh say hi , Bích Phương từng lo lắng vì lớn tuổi nhất trong dàn nghệ sĩ. Khi đàn chị Tiên Tiên bị nhận xét trái chiều về ngoại hình, Phương Mỹ Chi lập tức phản bác.
'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục

'The Haunted Palace' của Yook Sung Jae đứng đầu BXH với rating kỷ lục

Phim châu á

23:19:38 14/05/2025
Bộ phim truyền hình cuối tuần của đài SBS The Haunted Palace với sự góp mặt của Yook Sung Jae đã giành vị trí số 1 trên BXH nội dung với tỷ suất người xem kỷ lục.
'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?

'Khom lưng' gây tranh cãi, nhan sắc Tống Tổ Nhi 'lấn át' Lưu Vũ Ninh?

Hậu trường phim

23:17:33 14/05/2025
Bộ phim cổ trang Khom lưng vừa lên sóng đã phải nhận về một số tranh cãi. Nam chính Lưu Vũ Ninh bị chê bai nhan sắc.
Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí

Tôi bấm nút xả 6 lít ở bồn cầu, bạn trai nổi giận mắng là hoang phí

Góc tâm tình

23:12:12 14/05/2025
Bạn trai nổi giận khi biết tôi bấm cả 2 nút trên bồn cầu nhà anh, xả hết 6 lít nước; tôi đã 34 tuổi rồi, có nên chấp nhận lấy một người keo kiệt như vậy?
'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'

'Until Dawn' - Tựa phim kinh dị ám ảnh tiếp nối 'Lights Out' và 'Annabelle: Creation'

Phim âu mỹ

22:54:22 14/05/2025
Sau 10 năm chờ đợi, tác phẩm cũng bước lên màn ảnh rộng với tựa phim điện ảnh cùng tên Until Dawn (tựa Việt: Until Dawn - Bí mật kinh hoàng) do đạo diễn tài năng David F. Sandberg thực hiện.
Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Ấn Độ: Ông Trump không làm trung gian cho lệnh ngừng bắn

Thế giới

22:54:09 14/05/2025
New Delhi đã phản bác tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về lệnh ngừng bắn do Washington làm trung gian hòa giải giữa Ấn Độ và Pakistan đạt được là do ông đưa ra sức ép thương mại.
V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

V (BTS) được ca ngợi là biểu tượng sắc đẹp toàn cầu

Sao châu á

22:42:36 14/05/2025
Được biết đến với vẻ ngoài điển trai cổ điển, V thường được ví như một bông hoa nhờ những đường nét thanh tú và khí chất nhẹ nhàng, thanh thoát.
Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Kim Kardashian ra tòa làm chứng vụ cướp nữ trang ở Paris

Sao âu mỹ

22:22:52 14/05/2025
Ngôi sao truyền hình thực tế Kim Kardashian bị trói và chĩa súng vào người khi 5 gã đàn ông đeo mặt nạ cướp số trang sức trị giá khoảng 9 triệu USD vào tháng 10.2016.
Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Ý nghĩa đằng sau bông hoa cúc đang xâm chiếm MXH, vì sao lại khuyết 1 cánh?

Nhạc quốc tế

22:02:59 14/05/2025
MXH bỗng chốc nở rộ thành vườn cúc khuyết một cánh. Hình ảnh quen thuộc này xuất hiện dày đặc từ các bài chia sẻ của cộng đồng mạng cho đến nhiều fanpage lớn khiến không ít người dùng phải tò mò