Muốn thi trắc nghiệm Sử điểm cao, đọc kỹ sách giáo khoa

Thi THPT quốc gia năm nay, Lịch sử là một trong những môn lần đầu thi trắc nghiệm. Để đạt điểm cao, thí sinh cần đọc kỹ sách giáo khoa, nắm vững khái niệm, bản chất của sự kiện.

Theo phương án thi THPT quốc gia năm nay, thí sinh có thể đăng ký thi một hoặc cả hai bài thi Khoa học tự nhiên (KHTN) và Khoa học xã hội (KHXH). Trong đó, bài thi KHXH gồm Lịch sử, Địa lý và Giáo dục công dân là những môn lần đầu thi trắc nghiệm.

Mỗi thí sinh sẽ thực hiện liên tiếp 3 môn thi trong thời gian 150 phút với mỗi môn thi 40 câu hỏi. Bộ GD&ĐT đã hướng dẫn chương trình, nội dung thi tập trung trong sách giáo khoa lớp 12.

Tuy nhiên, đến thời điểm này, nhiều học sinh, giáo viên vẫn hoang mang vì từ khi bộ công bố phương án thi đến khi kỳ thi diễn ra chỉ có 10 tháng để cả cô và trò phải thay đổi cả cách dạy lẫn cách học.

Nhiều áp lực

Giáo viên dạy Lịch sử Trung tâm Giáo dục Thường xuyên quận 9, TP.HCM chia sẻ nỗi khổ khi phải “áp”, “rèn” học sinh thay đổi cách học, tư duy cho kịp kỳ thi.

Giáo viên này nói: “Đầu vào thấp nhưng học sinh trung tâm giáo dục thường xuyên vẫn phải thi đề chung với học sinh các trường THPT, thậm chí là học sinh trường chuyên nên giáo viên gặp nhiều áp lực”.

Muốn thi trắc nghiệm Sử điểm cao, đọc kỹ sách giáo khoa - Hình 1

Học sinh tham quan tìm hiểu lịch sử Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Hồng Vĩnh.

Cũng theo giáo viên này, từ khi có phương án thi, bài kiểm tra 1 tiết, giữa kỳ, kết thúc học kỳ có tới 70% trắc nghiệm, 30% tự luận để rèn học sinh. Tuy nhiên, giáo viên mới chỉ dè dặt ra đề dễ không dám ra đề khó. Vậy nhưng, trong số đó, có tới 1/3 học sinh tích bừa đáp án.

Giáo viên này lo lắng: “Thi trắc nghiệm sẽ nhẹ nhàng hơn cho thí sinh nhưng khi học xong, các em sẽ quên hết, không ghi nhớ được gì”.

Một giáo viên dạy Lịch sử ở trường THPT Chu Văn An, Hà Nội cho rằng, việc thay đổi phương thức thi môn này sang trắc nghiệm là phù hợp, bởi lẽ nó sẽ nhẹ nhàng hơn cho thí sinh. Đến thời điểm này, cả giáo viên và học sinh không còn nhiều băn khoăn, lo lắng.

Câu hỏi có đáp án gây nhiễu khó hơn

Lâu nay, các bài Lịch sử thường hay yêu cầu học sinh ghi nhớ sự kiện, ý nghĩa lịch sử mà quên gợi mở cho học sinh cách tự nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Vì thế, nhiều em sẽ cảm thấy môn học giáo điều, khô cứng.

Video đang HOT

GS.TSKH Vũ Minh Giang

Theo đặt hàng của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, thạc sĩ Nguyễn Vũ (trường THPT chuyên Quốc học Huế) và thạc sĩ Thái Thị Lợi (THPT Đồng Hới – Quảng Bình) đã viết cuốn sách 1.800 câu trắc nghiệm Lịch sử. Sách sẽ là nguồn tài liệu tham khảo cho học sinh lớp 12 thi môn Lịch sử trong tổ hợp KHXH năm nay.

Thầy Nguyễn Vũ cho biết toàn bộ câu hỏi trắc nghiệm được thầy và cô Lợi ra hoàn toàn trong sách giáo khoa. Có bài, thầy ra 30 câu hỏi nhưng cũng có bài có tới 100 câu trắc nghiệm xoay quanh các sự kiện, khái niệm, ý nghĩa lịch sử.

Các câu hỏi cũng được phân loại theo dạng nhận biết, đọc hiểu, tư duy thấp và vận dụng cần theo đúng yêu cầu của Bộ GD&ĐT về đề thi trắc nghiệm.

Ngoài nội dung kiến thức cơ bản của từng bài, còn có các câu hỏi móc xích, so sánh các sự kiện lịch sử, các giai đoạn lịch sử với nhau.

Theo thầy Vũ, mỗi câu hỏi trắc nghiệm sẽ có 4 đáp án. Trong đó, một đáp án đúng, 3 đáp án khác có thể hoàn toàn sai hoặc gây nhiễu (gần đúng với đáp án). Học sinh nắm không chắc sẽ hoang mang không biết nên chọn đáp án nào. Trong khi đó, với 40 câu hỏi, thí sinh chỉ có 50 phút để làm bài không có nhiều thời gian để tư duy, suy nghĩ.

Thầy Vũ cho rằng tuy viết sách như một tài liệu thêm cho học sinh ôn tập cũng như rèn cho học sinh kỹ năng làm bài thi trắc nghiệm trong thời gian ngắn nhưng thầy khuyên, trước hết học sinh phải có kiến thức nền trong sách giáo khoa.

Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên dạy Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TP.HCM, cũng cho rằng trong 4 đáp áp thì kỹ năng quan trọng nhất là học sinh phải biết phân tích đáp án đúng để tích vào.

Để làm được điều này, trước hết, học sinh phải đọc kỹ sách giáo khoa để hiểu đồng thời biết kết nối các sự kiện với nhau tránh nhầm lẫn. Cô Thảo cũng cho rằng phương thức thi trắc nghiệm sẽ giúp thí sinh cảm thấy nhẹ nhàng hơn, tuy nhiên cũng đòi hỏi học sinh phải đọc sách và tư duy nhiều hơn mới đạt điểm cao.

GS.TSKH Vũ Minh Giang (ĐHQG Hà Nội) đang chủ trì dự án thay đổi cách dạy, học môn Lịch sử trong trường phổ thông cho biết, lâu nay, các bài Lịch sử thường hay yêu cầu học sinh ghi nhớ sự kiện, ý nghĩa lịch sử mà quên gợi mở cho học sinh cách tự nhìn nhận, đánh giá vấn đề. Vì thế, nhiều em sẽ cảm thấy môn học giáo điều, khô cứng.

Nhóm nghiên cứu gồm các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu lịch sử đang làm việc tích cực cho phần ý tưởng, chương trình đổi mới dạy học môn này. Khi hoàn chỉnh sẽ được vận dụng trong đổi mới dạy học Lịch sử trong trường phổ thông.

Theo Nguyễn Hà / Tiền Phong

Nhiều trường thi thử đánh giá học sinh

Sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo quy chế thi THPT quốc gia, nhiều trường đã rục rịch cho học sinh chuẩn bị thi trắc nghiệm 8 môn và môn tự luận để từ đó có đánh giá chất lượng.

Ông Nguyễn Văn Nguyên, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Huệ, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) cho rằng dự thảo quy chế có điểm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh.

"Tuy nhiên, điều khiến trường và phụ huynh lo lắng chính là năm nay có nhiều môn thi hơn nên cả giáo viên, học sinh sẽ vô cùng vất vả trong dạy và học", ông nói.

Thầy, trò chạy đua thời gian

Ông Nguyên cho biết sau khi có dự thảo, trường bắt tay vào chuẩn bị cho học sinh kiểm tra học kỳ I như kỳ thi THPT quốc gia. Học sinh được đánh số báo danh theo tên A, B, C và xếp 24 học sinh/phòng. Vì chưa có khả năng làm được mỗi học sinh một đề, trường chỉ cố gắng mỗi phòng thi có 4 mã đề khác nhau.

Giáo viên các môn cũng được huy động làm ngân hàng đề dựa theo cấu trúc đề minh họa 70% trắc nghiệm, 30% tự luận để học sinh tập dượt.

Ông Nguyễn Quý Xuân, Hiệu trưởng trường THPT Phúc Lợi, quận Long Biên (Hà Nội) cũng cho biết khoảng giữa tháng 12, trường sẽ tổ chức kiểm tra học kỳ với 5 bài thi như quy định của kỳ thi THPT quốc gia.

Giáo viên được giao ra đề theo cấu trúc đề minh họa. Kỳ kiểm tra sẽ được tổ chức nghiêm ngặt, đảm bảo không có học sinh quay cóp để đánh giá chất lượng học sinh.

Nhiều trường thi thử đánh giá học sinh - Hình 1

Nhiều trường lo lắng tổ chức thi học kỳ như thi THPT quốc gia để đánh giá năng lực học sinh. Ảnh: Tiền Phong.

Cẩn trọng với 5 bài thi

Cô Thái Văn Anh, giáo viên một trường THPT tại Hà Nội cho rằng năm 2015, học sinh dự thi tốt nghiệp chỉ cần thi 4 môn, năm nay đã tăng lên thành 6 môn là một thay đổi lớn.

Từ khi Bộ Giáo dục công bố phương án thi đến nay, giáo viên phải tự đổi mới cách dạy lẫn phương pháp ra đề. Học sinh cũng vừa học vừa lo luyện đề trắc nghiệm để rèn kỹ năng nhanh nhạy chạy đua với thời gian làm bài thi.

Ông Nguyễn Văn Nguyên cũng cho rằng Bộ GD&ĐT tạo điều kiện cho học sinh đăng ký cả 5 bài thi nhưng lần này, trường cũng quyết định thi thử cả 9 môn (trừ Tin học, Thể dục) để từ kết quả đó có đánh giá chất lượng học sinh cũng như giúp học sinh có cái nhìn về khả năng của mình để lựa chọn môn thi đúng đắn hơn.

Việc trước mắt, từ nay đến kỳ thi không còn nhiều thời gian, trường sẽ tập trung toàn bộ đội ngũ giáo viên giỏi cho lớp 12 để dạy học và ôn tập. Lãnh đạo Phòng khảo thí của một sở GD&ĐT bày tỏ lo lắng kỳ thi năm nay với nhiều đổi mới sẽ ảnh hưởng tiêu cực ít nhiều đến kết quả thi của thí sinh.

Ông phân tích có những môn lần đầu thi trắc nghiệm như Lịch sử, Giáo dục công dân, Toán... giáo viên, học sinh vô cùng bối rối trong việc tìm kiếm tài liệu, đề thi để luyện đề trong khi Bộ không phát hành tài liệu ôn thi nào. Chưa kể, ở thời điểm này, nhiều sở mới cuống cuồng đi tập huấn cho giáo viên phương thức ra đề thi trắc nghiệm.

Nhiều trường ĐH muốn tự chủ tuyển sinh

PGS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, cho biết trường muốn được tự chủ xét tuyển sinh ĐH bằng kết quả thi THPT quốc gia. Còn theo kinh nghiệm sau một năm thực hiện tuyển sinh theo nhóm, PGS.TS Trần Văn Tớp, Phó hiệu trưởng ĐH Bách khoa Hà Nội cho rằng nếu cả nước là nhóm lớn thì rất phức tạp về mặt kỹ thuật.

"Nếu đơn thuần các trường chốt cứng chỉ tiêu thì phần mềm kỹ thuật chạy được ngay lập tức và chỉ sau vài giờ đồng hồ là cho ra kết quả. Nhưng câu chuyện không đơn giản như thế vì còn phụ thuộc số lượng thí sinh đăng ký vào từng ngành; có ngành phải điều chỉnh, có ngành không điều chỉnh nên sẽ rất khó khăn", PGS.TS Trần Văn Tớp cho hay.

Hơn nữa, theo phân tích của Hiệu phó ĐH Bách khoa Hà Nội, trong quá trình chạy phần mềm, có những vấn đề sẽ xảy ra khó có thể lường trước được. Với một nhóm nhỏ, việc xử lý sự cố còn dễ, với hơn 400 trường ĐH, lúc đó xử lý thế nào?

Ví dụ tại nhóm GX năm 2016, ngành Công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa có 400 chỉ tiêu nhưng có tới 1.800 thí sinh đăng ký. Lúc chạy phần mềm lần đầu, điểm trúng tuyển trung bình lên đến 9,3. Trường phải đưa ra các tiêu chí phụ để đưa mức điểm chuẩn về 8,7 với 600 thí sinh trúng tuyển, nhưng chỉ có 320 thí sinh nhập học.

Chính vì vậy, PGS Trần Văn Tớp cho rằng năm 2017, thay vì tổ chức cả nước là một nhóm lớn, bộ có thể đưa ra các nhóm nhỏ theo khu vực địa lý với nguyên tắc các trường có thể tự nguyện tham gia, như thế vừa đảm bảo quyền tự chủ của các trường vừa chống ảo.

Riêng nhóm GX, nếu Bộ GD&ĐT quyết định cả nước chỉ xét tuyển chung một phần mềm thì các trường trong nhóm cũng hoàn toàn ủng hộ. Còn nếu bộ cho các trường tự quyết thì nhóm dự kiến sẽ mở rộng nâng số trường lên khoảng 20 trường trong khu vực Hà Nội.

Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục cho rằng tuyển sinh là quyền tự chủ của các trường. Bộ nên để các trường tự làm công việc của mình, chỉ hỗ trợ khi cần thiết, không nên làm thay các trường.

Giải pháp nào chống 'ảo'?

Các trường mong muốn được giao quyền tự chủ nhưng bên cạnh đó, lại rất lo "ảo". PGS.TS Đoàn Quang Vinh, Phó giám đốc ĐH Đà Nẵng, đề xuất lần đầu xét tuyển, bộ nên cho thí sinh chỉ có một nguyện vọng.

"Kinh nghiệm năm 2016 cho thấy 25% thí sinh đủ điểm xét tuyển không đỗ lần đầu nhưng vẫn không tham gia xét tuyển những lần bổ sung tiếp theo. Có thể hiểu các em chỉ có nhu cầu học ở một trường, ngành nhất định nào đó, trượt thì thôi nên cho các em đăng ký nhiều nguyện vọng cũng không cần thiết. Một nguyện vọng, xét xong, không đỗ thì xét bổ sung, các trường thiếu cũng tuyển bổ sung", PGS Đoàn Quang Vinh nêu ý kiến.

Đồng ý với ý kiến của PGS Đoàn Quang Vinh, một vị chuyên gia giáo dục cho rằng lần đầu xét tuyển nên cho mỗi thí sinh một nguyện vọng.

Trước đó, từ năm 2015, khi tổ chức một kỳ thi THPT quốc gia, Bộ GD&ĐT đã có ý tưởng cả nước chung một phần mềm xét tuyển. Nhưng năm đó, các trường không đồng tình.

Đến năm 2016, ý tưởng này tiếp tục được đưa ra dù trước đó, bộ đã quyết định cho nhóm GX được tuyển sinh. Nhưng sau đó, Bộ GD&ĐT vẫn vấp phải sự phản đối của các trường.

Theo Nguyễn Hà - Nghiêm Huê / Tiền Phong

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hơn 100 ngày sau khi Từ Hy Viên đột ngột qua đời: 2 con minh tinh bị cấm đến đám cưới của cha và mẹ kế hot girl?Hơn 100 ngày sau khi Từ Hy Viên đột ngột qua đời: 2 con minh tinh bị cấm đến đám cưới của cha và mẹ kế hot girl?
06:06:38 19/05/2025
Sốc: Phát hiện thi thể sao nam nổi tiếng trong rừng, 2 tay bị trói chặtSốc: Phát hiện thi thể sao nam nổi tiếng trong rừng, 2 tay bị trói chặt
07:19:12 19/05/2025
Chủ tịch Công ty Dược Sơn Lâm khai chi tiền 'hoa hồng' cho gần 100 cán bộ y tếChủ tịch Công ty Dược Sơn Lâm khai chi tiền 'hoa hồng' cho gần 100 cán bộ y tế
08:22:37 19/05/2025
Jack "đụng chạm" còn thái độ với con Vân Dung, thiếu gia up ảnh full HD cực sốcJack "đụng chạm" còn thái độ với con Vân Dung, thiếu gia up ảnh full HD cực sốc
07:17:31 19/05/2025
MC Mai Ngọc tổ chức tiệc đầy tháng hoành tráng cho con, để lộ mối quan hệ với nhà chồngMC Mai Ngọc tổ chức tiệc đầy tháng hoành tráng cho con, để lộ mối quan hệ với nhà chồng
06:24:44 19/05/2025
10 mỹ nhân khóc đẹp nhất Trung Quốc: Lưu Diệc Phi xếp sau Triệu Lệ Dĩnh, hạng 1 là "sách giáo khoa diễn xuất"10 mỹ nhân khóc đẹp nhất Trung Quốc: Lưu Diệc Phi xếp sau Triệu Lệ Dĩnh, hạng 1 là "sách giáo khoa diễn xuất"
05:53:27 19/05/2025
Chê tôi quê mùa, chồng cưới hot girl xinh đẹp và nhận cái kết bất ngờChê tôi quê mùa, chồng cưới hot girl xinh đẹp và nhận cái kết bất ngờ
08:10:10 19/05/2025
Người nước ngoài bị vây đánh ở phố Bùi ViệnNgười nước ngoài bị vây đánh ở phố Bùi Viện
08:18:50 19/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Bãi cỏ màu hồng dưới chân cầu Long Biên thu hút nhiều người dân tới chụp ảnh

Bãi cỏ màu hồng dưới chân cầu Long Biên thu hút nhiều người dân tới chụp ảnh

Du lịch

10:03:18 19/05/2025
Nằm ngay dưới chân cầu Long Biên, một bãi cỏ hồng tựa như góc Đà Lạt đang thu hút nhiều người dân tới chụp ảnh.
Lamborghini Revuelto hơn 43 tỷ: Siêu xe V12 hybrid khuấy đảo Việt Nam

Lamborghini Revuelto hơn 43 tỷ: Siêu xe V12 hybrid khuấy đảo Việt Nam

Ôtô

10:02:33 19/05/2025
Đây là con số không dành cho số đông, nhưng với những đại gia đam mê tốc độ, thiết kế độc bản và thương hiệu Lamborghini, Revuelto là một tuyên ngôn đẳng cấp.
Piaggio ra mắt bộ đôi Vespa Primavera và Vespa Sprint 2025, giá từ 80 triệu đồng

Piaggio ra mắt bộ đôi Vespa Primavera và Vespa Sprint 2025, giá từ 80 triệu đồng

Xe máy

09:59:20 19/05/2025
Ngoài ra, Vespa còn cung cấp tùy chọn động cơ 125 phân khối hoặc 150 phân khối. Bản 125 với động cơ i-Get xi-lanh đơn dung tích 124,5 phân khối, làm mát bằng không khí, công suất 10,6 mã lực và mô-men xoắn cực đại 10,4 Nm.
Xuất hiện tựa game nhập vai mới khiến người chơi choáng váng, có 100 kết thúc, nội dung viết đủ 60 cuốn tiểu thuyết

Xuất hiện tựa game nhập vai mới khiến người chơi choáng váng, có 100 kết thúc, nội dung viết đủ 60 cuốn tiểu thuyết

Mọt game

09:32:57 19/05/2025
Một tựa game nhập vai được đánh giá cao - phát hành cùng ngày với Clair Obscur: Expedition 33 - đang khiến giới game thủ sửng sốt vì độ dài khổng lồ của kịch bản.
Giá iPhone 13, iPhone 13 Pro Max mới nhất rẻ chưa từng có, giảm kịch sàn dù xịn chẳng kém iPhone 16

Giá iPhone 13, iPhone 13 Pro Max mới nhất rẻ chưa từng có, giảm kịch sàn dù xịn chẳng kém iPhone 16

Đồ 2-tek

09:24:57 19/05/2025
iPhone 13 dù không Pro nhưng vẫn là chiếc smartphone đủ tốt và vẫn đang được bán mới tại Việt Nam với màn hình đẹp, camera chất lượng với cả quay và chụp kèm theo khả năng hoạt động mượt mà với mọi ứng dụng.
One UI 7 có siêu năng lực mà Google có thể sao chép

One UI 7 có siêu năng lực mà Google có thể sao chép

Thế giới số

09:21:32 19/05/2025
Đánh giá ban đầu cho thấy khả năng xử lý ngày và giờ của One UI 7 thậm chí còn ấn tượng hơn so với Tick Tick. Tuy nhiên, một nhược điểm của Samsung Calendar là nó giữ lại toàn bộ thông tin mà người dùng nhập vào tiêu đề sự kiện hoặc lời...
Chủ tịch tỉnh yêu cầu xác minh việc bữa ăn bán trú phải đóng 2 lần thuế

Chủ tịch tỉnh yêu cầu xác minh việc bữa ăn bán trú phải đóng 2 lần thuế

Tin nổi bật

09:21:22 19/05/2025
Trước thông tin bữa ăn bán trú của học sinh phải nộp 2 lần thuế giá trị gia tăng, Chủ tịch tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo các đơn vị liên quan xác minh, làm rõ.
"Ông hoàng Kpop" G-Dragon chuẩn bị cưới?

"Ông hoàng Kpop" G-Dragon chuẩn bị cưới?

Sao châu á

09:21:09 19/05/2025
G-Dragon thừa nhận ở độ tuổi 30 đã nghĩ tới chuyện lập gia đình. Tuy nhiên, đây chưa phải là ưu tiên hàng đầu của nam nghệ sĩ ở hiện tại.
Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

Thế giới

09:19:28 19/05/2025
Chưa đầy 2 ngày sau cuộc đàm phán trực tiếp tại Istanbul, Nga tấn công Ukraine quy mô lớn bằng máy bay không người lái (UAV).
Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục

Sức khỏe

09:18:22 19/05/2025
Nhưng cùng với ánh sáng rực rỡ ấy, lửa cũng từng thiêu rụi nhà cửa, phá hủy mùa màng và đôi khi, thiêu rụi chính sự sống của con người. Lịch sử cho thấy: lửa là công cụ, nhưng cách sử dụng nó mới là điều quyết định.
Sao nam Vbiz kết hôn sinh con nhưng vẫn bị đặt câu hỏi về giới tính, vợ lên truyền hình khui chuyện không ngờ

Sao nam Vbiz kết hôn sinh con nhưng vẫn bị đặt câu hỏi về giới tính, vợ lên truyền hình khui chuyện không ngờ

Sao việt

09:18:12 19/05/2025
Duy Khương ghi dấu với nhiều vai diễn giả gái, vì vậy nhiều người liên tục đặt câu hỏi về giới tính của nam diễn viên.