Mỹ áp thuế chống phá giá thép dây của Trung Quốc, Mexico
Giới chức Mỹ sẽ áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm thép dây nhập khẩu từ Trung Quốc và Mexico để hạn chế những thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất sản phẩm cùng loại trong nước do các sản phẩm của hai nước này được bán với giá thấp hơn giá trị thực tại thị trường Mỹ.
Thanh cốt thép nhập khẩu từ Mexico. (Nguồn: aciers.free.fr)
Với toàn bộ 6 phiếu ủng hộ, ngày 3/6, Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) nhất trí với quyết định của Bộ Thương mại Mỹ, theo đó áp thuế chống bán phá giá đối với sản phẩm này của Trung Quốc và Mexico lần lượt giao động ở mức 31,4-35,31% và 9,99%.
Phán quyết trên được đưa ra sau cuộc điều tra kéo dài suốt năm qua theo đơn kiện của Công ty thép Insteel có trụ sở ở bang North Carolina và Tập đoàn thép Davis có trụ sở ở bang Washington với nội dung cáo buộc Trung Quốc, Mexico bán phá giá thép dây trên thị trường Mỹ với biên độ tương ứng là 67,4% và 159,4%.
Theo các số liệu điều tra, trong năm 2013, kim ngạch nhập khẩu thép dây từ Trung Quốc vào Mỹ đạt 31,1 triệu USD. Thép dây PC là loại thép dây có hàm lượng carbon cao được sử dụng làm thanh nối trong các công trình đường sắt.
Cùng ngày, Bộ Thương mại Mỹ cũng công bố kết quả điều tra sơ bộ cho thấy các nhà sản xuất và xuất khẩu linh kiện của tấm pin mặt trời Trung Quốc đã nhận được khoản trợ giá từ 18,56% đến 35,21% từ chính phủ. Đây là dấu hiệu rằng cơ quan này có thể sẽ áp thuế trừng phạt cao đối với mặt hàng này.
Cuộc điều tra được tiến hành dựa trên đơn kiện của công ty SolarWorld Industries America, một chi nhánh của tập đoàn SolarWorld AG ở Đức, cáo buộc Trung Quốc bán phá các sản phẩm của mình trên thị trường Mỹ và các nhà sản xuất và xuất khẩu Trung Quốc nhận được trợ giá từ Bắc Kinh.
Video đang HOT
Dự kiến, phán quyết cuối cùng sẽ được Bộ Thương mại Mỹ và ITC đưa ra vào tháng Tám và 10 tới.
Năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng liên quan tới thiết bị năng lượng Mặt Trời của Trung Quốc đại lục vào thị trường Mỹ đạt 1,5 tỷ USD, giảm tới 30% so với năm trước đó do bị đánh thuế cao.
Theo Vietnam
Indonesia trợ giá xăng dầu: "Lợi thì có lợi nhưng răng chẳng còn..."
Chuyên gia kinh tế Rangga Cipta cho rằng trợ cấp giá nhiên liệu chính là một nguyên nhân lớn gây ra mất cân bằng thương mại và gây tổn hại nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của quốc gia vạn đảo.
(Ảnh minh họa)
Theo bài viết trên tờ Jakarta Post số ra mới đây, chuyên gia kinh tế Rangga Cipta cho rằng trợ cấp giá nhiên liệu chính là một nguyên nhân lớn gây ra mất cân bằng thương mại và gây tổn hại nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của quốc gia vạn đảo.
Theo ông Rangga Cipta, với thực trạng tiêu thụ nhiên liệu ngày càng tăng, Indonesia - quốc gia trợ cấp nhiên liệu lớn thứ ba trên thế giới sau Saudi Arabia và Iran, một lần nữa buộc phải xem lại chính sách trợ cấp nhiên liệu được đưa ra từ năm 1967.
Tác giả cho rằng chính sách trợ cấp nhiên liệu sai lầm không chỉ là nguyên nhân gây bất ổn tài chính mà còn dẫn đến sự mất cân bằng thương mại mãn tính. Chính sự mất cân bằng thương mại toàn cầu đã gây rắc rối cho các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và khu vực châu Âu...
Trợ giá khiến cho gia xăng dầu trong nước thấp hơn nhiều lần so với mặt bằng giá chung của thế giới khiến tiêu thụ nhiên liệu vượt mức cho phép là không thể tránh khỏi. Trong khi chính phủ phải đáp ứng được nhu cầu nhiên liệu, nền kinh tế đồng thời phải đón nhận rủi ro từ cú sốc tiền tệ và giá dầu.
Thực tế, Indonesia là nước nhập khẩu ròng dầu mỏ kể từ năm 2002, làm tăng rủi ro về mất cân bằng tài chính và thương mại. Chính phủ có thể dễ dàng tăng thuế, giảm chi tiêu công để bù đắp thâm hụt tài chính nhưng chính sách này sẽ tác động tiêu cực đến nền kinh tế, gây tổn thương đến tăng trưởng.
Ngoài ra, mỗi một đồng rupiah dành cho trợ cấp nhiên liệu được chi tiêu, cơ hội để đầu tư cơ sở hạ tầng tốt hơn và chi tiêu giáo dục giảm xuống. Theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB), Indonesia xếp hạng 44 về dịch vụ hậu cần năm 2007 và tụt xuống hạng 53 trong số 160 quốc gia hiện nay.
Cơ sở hạ tầng yếu kém khiến nền kinh tế có chi phí cao, gây tốn kém cho các nhà sản xuất trong khi cơ hội tận dụng nguồn nhân lực chất lượng với năng suất cao hơn cũng sẽ bị bỏ lỡ nếu ngân sách dành cho trợ cấp nhiên liệu liên tục tăng.
Hiện nay, tỷ lệ nhập học ở bậc trung học phổ thông của Indonesia chỉ đạt 77% dân số trong khi tỷ lệ này ở bậc đại học chỉ đạt 23%. Vì vậy, sẽ không có gì ngạc nhiên khi quốc gia "vạn đảo" chỉ xếp hạng 121 trong số 185 quốc gia về chỉ số phát triển con người của Liên hợp quốc vào năm 2013.
Tác giả nói rằng để đối phó với các vấn đề tài chính, các nhà hoạch định chính sách có thể tăng mức trần nợ công trong khi phải hy sinh một số chỉ tiêu khác vì mỗi khoản nợ phát sinh sẽ đẩy chi phí đi vay cao hơn.
Theo Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), thị phần hàng hóa xuất của Indonesia vẫn dừng ở mức 0,8-1% trong 64 năm qua, trong khi với tầng lớp trung lưu rất lớn, nhu cầu tiêu dùng nội địa mạnh đang biến quốc đảo trở thành thị trường tiềm năng cho các đối tác thương mại.
Thực tế này cho thấy câu chuyện mất cân bằng thương mại toàn cầu trở nên rõ ràng hơn khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các đối tác thương mại chính của Indonesia như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc với sự can thiệp của chính phủ đã chiếm lĩnh phần lớn thị phần thương mại toàn cầu.
Hầu hết chính phủ các nước này hỗ trợ doanh nghiệp thông qua chi phí vay vốn, chi phí lao động thấp hơn nhiều so mức bình thường để giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh sản phầm nhằm dễ dàng phân phối trên thị trường toàn cầu.
Nhật Bản hiện là một trong những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Indonesia, cùng với Trung Quốc và Hàn Quốc, Nhật Bản đã hỗ trợ Ngân hàng Indonesia (BI) thông qua cơ chế hoán đổi tiền tệ lên tới 48 tỷ USD.
Không phải ngẫu nhiên khi tất cả các quốc gia trên trở thành đối tác nhập hàng hóa của Indonesia, với nguồn nguyên liệu dồi dào, Indonesia tăng cường xuất khẩu bù đắp thâm hụt thương mại, đặc biệt là trong giai đoạn giá các mặt hàng chiến lược cao, tuy nhiên sự bùng nổ hàng hóa giữa năm 2011 bắt đầu để lộ ra những tác động thực sự của vấn đề mất cân bằng thương mại. Nguyên liệu thô hiện chiếm khoảng 50% số hàng xuất khẩu của Indonesia trong khi đồng rupiah đang tăng giá khiến khả năng cạnh tranh của hàng xuất khẩu giảm xuống.
Để hỗ trợ xuất khẩu, BI đang tăng dự trữ ngoại tệ, ngăn đồng nội tệ quá mạnh, bơm thanh khoản không cần thiết vào nền kinh tế tạo ra những bất ổn mới.
Tác giả kết luận rằng trợ cấp nhiên liệu là nguyên nhân lớn gây ra sự mất cân bằng thương mại của Indonesia với các đối tác thương mại. Tái cân bằng nền kinh tế là cái đích cuối cùng và chắc chắn sẽ mang lại thách thức lớn cho tất cả các nước liên quan đến mất cân bằng thương mại toàn cầu.
Theo Infonet
Mỹ kêu gọi thế giới chung tay ủng hộ, cứu giúp Ukraine Bộ trưởng ngân khố Mỹ, Jacob Lew vừa kêu gọi các nước trên thế giới hãy chung tay cứu giúp cuộc khủng hoảng Ukraine. Ông Lew đã nói với quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) rằng, tình hình tài chính khó ở Ukriane cần rất nhiều quốc gia chung tay giúp đỡ, bên cạnh số tiền trợ cấp 1 tỉ USD dưới dạng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine đi nước cờ đàm phán, xung đột sẽ chấm dứt sau 3 năm?

Ukraine lên tiếng sau khi Nga công bố phái đoàn đàm phán

"Giải mã" mục đích của ông Putin khi chọn phái đoàn đàm phán với Ukraine

Nga chỉ trích Pháp định mở rộng "ô hạt nhân" ở châu Âu

Mỹ tiết lộ kế hoạch triển khai lực lượng NATO tới Ukraine

Tổng thống Macron: Pháp đã cạn kiệt vũ khí để viện trợ cho Ukraine

Cận cảnh khu biệt phủ hoành tráng của đại gia xây không phép, sắp bị phá dỡ

Động thái cứng rắn của EU với Nga trước ngày đàm phán về Ukraine

Nga sẽ chờ Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ để đàm phán hòa bình

Ấn Độ phản bác Trung Quốc đổi tên lãnh thổ tranh chấp chủ quyền

Kịch bản 'buồn' cho các hãng xe nổi tiếng thế giới tại thị trường Trung Quốc

Tổng thống Putin công bố thành phần đoàn đàm phán với Ukraine: Người đứng đầu đầy bất ngờ
Có thể bạn quan tâm

Những chặng đường bụi bặm - Tập 25: Bố mẹ Hậu tiết lộ sự thật bị chôn giấu suốt 30 năm
Phim việt
12:35:33 15/05/2025
"Tuyển tập văn mẫu" thao túng tâm lý mà bạn gái cũ Wren Evans công khai gây chấn động MXH
Sao việt
12:25:07 15/05/2025
Quá khứ vô danh của 1 ngôi sao: Vỏn vẹn 500 khán giả xem show, 18 năm sau lập kỷ lục hút 2,5 triệu fan
Nhạc quốc tế
12:21:46 15/05/2025
Một bài hát viral trở lại khiến netizen tin rằng: Hoá ra Wren Evans sáng tác dựa trên đời thật?
Nhạc việt
12:17:43 15/05/2025
Nỗi ám ảnh thời lượng pin iPhone sẽ biến mất nhờ iOS 19
Thế giới số
12:14:53 15/05/2025
Phối đồ phá cách cùng chân váy jean
Thời trang
12:11:32 15/05/2025
Lộ ảnh Văn Hậu cùng vợ đi chọn nội thất cho căn biệt thự chục tỷ, nhan sắc tiểu thư Doãn Hải My gây sốt
Sao thể thao
12:02:26 15/05/2025
Selena Gomez: phú bà là 'vỏ bọc', lộ đoạn ghi âm nghi phá sản, nợ chồng nợ?
Sao âu mỹ
11:57:06 15/05/2025
Loạt khoảnh khắc của Tâm Tít khiến dân tình ngưỡng mộ "đẳng cấp" của hot girl đời đầu
Netizen
11:52:59 15/05/2025
Trước lùm xùm tình ái, Wren Evans ghi điểm với phong cách độc lạ
Phong cách sao
11:47:16 15/05/2025