Mỹ ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng, tăng cường nhập tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á
Ngày 6/6 (theo giờ bờ Đông của Mỹ), Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ban bố lệnh tình trạng khẩn cấp về năng lượng tại nước này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng. Ảnh: New York Times
Tổng thống Biden tuyên bố khả năng cung ứng đủ điện của đất nước đang bị đe dọa, đồng thời cho rằng một phần nguyên nhân dẫn tới tình trạng này là vì cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Phát biểu với báo giới, Tổng thống Biden nói rằng an ninh quốc gia và chất lượng cuộc sống của người dân Mỹ đang bị xuống cấp bởi tình trạng thiếu hụt tiềm tàng về nguồn cung điện. Nhà lãnh đạo Mỹ viện dẫn Đạo luật Sản xuất Quốc phòng – ban đầu là một phần của nỗ lực nhằm huy động toàn ngành công nghiệp tham gia cuộc Chiến tranh Triều Tiên – nhằm thúc đẩy sản xuất các tấm pin mặt trời trong nước và các dạng năng lượng “sạch” khác để tăng sản lượng điện cung cấp.
Video đang HOT
Tổng thống Biden đánh giá hiện nay có “nhiều yếu tố đang đe dọa khả năng cung ứng đủ sản lượng điện để phục vụ nhu cầu của khách hàng tại Mỹ. Các yếu tố đó bao gồm sự đứt gãy của thị trường năng lượng vì cuộc xung đột Nga-Ukraine và tình trạng thời tiết cực đoan ngày càng trầm trọng hơn vì biến đổi khí hậu”.
Nhà Trắng trong một thông cáo ngày 6/6 nêu rõ Tổng thống Biden đã ra lệnh triển khai các biện pháp khẩn cấp để tăng những nguồn cung quan trọng cho các nhà sản xuất năng lượng mặt trời của Mỹ. Chính phủ Mỹ đồng thời tuyên bố miễn thuế 2 năm đối với các tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Đông Nam Á.
Trong thông báo, Nhà Trắng cho biết việc miễn thuế áp dụng với các tấm pin năng lượng Mặt trời nhập khẩu của Việt Nam, Campuchia, Malaysia và Thái Lan. Với quyết định này, Mỹ có thể đảm bảo đủ nguồn cung các bộ phận để đáp ứng nhu cầu phát điện trong khi sản xuất điện Mặt trời trong nước tăng lên. Tổng thống Biden cũng kích hoạt Đạo luật Sản xuất quốc phòng (DPA) để thúc đẩy sản xuất tấm pin năng lượng Mặt trời của Mỹ.
Nhà Trắng nhấn mạnh các công nghệ năng lượng sạch hiện nay đóng góp một phần quan trọng trong việc giảm chi phí năng lượng cho các gia đình, giảm rủi ro cho nguồn cung cấp điện ở Mỹ. Nước này đặt mục tiêu đến năm 2024 tăng gấp 3 lượng điện Mặt trời sản xuất trong nước, từ 7,5 gigawatt lên 22,5 gigawatt, đủ để cung cấp cho 3,3 triệu hộ gia đình ở nước này mỗi năm.
Với mục tiêu cắt giảm 50 đến 52% phát thải khí nhà kính vào năm 2030, cũng như việc loại bỏ phát thải carbon trong sản xuất điện của Mỹ vào năm 2035 như đã được Tổng thống Mỹ Biden cam kết, việc tăng cường năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời cũng mang ý nghĩa rất quan trọng.
Theo AP, Tổng thống Biden đã ủy quyền cho Bộ Năng lượng Mỹ vận dụng DPA để tăng tốc sản xuất các linh kiện tấm pin năng lượng mặt trời, thiết bị tiết kiệm năng lượng, cách nhiệt tòa nhà, máy biến áp cần thiết cho lưới điện và các thiết bị khác như pin nhiên liệu.
Việc chính quyền Tổng thống Biden ban bố các biện pháp khẩn cấp trong lĩnh vực năng lượng diễn ra trong bối cảnh giá xăng dầu, nhiên liệu tại Mỹ tăng vọt do nguồn cung đứt gãy vì cuộc xung đột Nga-Ukraine. Lâu nay, nỗ lực cắt giảm thuế năng lượng sạch của ông Biden và các đề xuất lớn khác nhằm khuyến khích hoạt động sản xuất năng lượng xanh ở trong nước, cũng bị đình trệ tại Quốc hội.
Dưới thời chính quyền Tổng thống Donald Trump, DPA cũng đã được kích hoạt trong giai đoạn đại dịch COVID-19 để tăng sản xuất thuốc và thiết bị y tế tại Mỹ. Trước đó, đạo luật này cũng từng được kích hoạt trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Moldova ban bố tình trạng khẩn cấp về năng lượng
Quốc hội Moldova ngày 20/1 phê chuẩn đề xuất của Chính phủ về việc áp đặt tình trạng khẩn cấp trong lĩnh vực năng lượng do những khó khăn trong việc thanh toán tiền khí đốt cho tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga.
Tình trạng khẩn cấp sẽ kéo dài 60 ngày.
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt Moldova - Romania tại Zagarancea, huyện Ungheni (Moldova). Ảnh: EPA/TTXVN
Phát biểu trước Quốc hội ngày 19/1, Thủ tướng Moldova, bà Natalia Gavrilita nêu rõ nội các cần mở rộng quyền hạn để quản lý lĩnh vực năng lượng như chuyển hướng từ cung cấp khí đốt cho các ngành công nghiệp sang cung cấp cho hộ gia đình và sử dụng ngân sách để thanh toán tiền khí đốt.
Bà nhấn mạnh việc áp đặt tình trạng khẩn cấp là cần thiết cho an ninh năng lượng quốc gia, để người dân Moldova không gặp khó khăn trong mùa Đông và mua được khí đốt. Bà cho biết chính phủ sẽ hoãn các khoản thuế VAT đối với công ty Moldovagaz và hỗ trợ công ty bằng tiền từ ngân sách quốc gia nhằm bù đắp mức thuế quan cao mà người dân cũng phải gánh vác.
Trước đó, ngày 19/1, Chính phủ Moldova cho biết tập đoàn Gazprom đã bác bỏ đề nghị của nước này về việc hoãn thanh toán tiền khí đốt tháng 1, theo đó Moldova phải tìm cách thanh toán 63 triệu USD để mua khí đốt. Thủ tướng Gavrilita sau đó nói Moldova sẽ thanh toán trước tiền khí đốt tháng 1 cho Gazprom đúng thời hạn.
Ba lý do khiến giá dầu sẽ tiếp tục đắt đỏ Giá dầu đã tăng vọt trở lại như những ngày đầu xảy ra xung đột Nga - Ukraine và không hề có triển vọng giảm đáng kể trong thời gian gần. Một giàn khoan dầu tại khu vực Almetyevsk, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN Giá dầu thô Brent - tiêu chuẩn định giá toàn cầu - đã tăng vọt lên 124 USD/thùng vào đầu tuần...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cựu TT Mỹ Joe Biden mắc ung thư, đã di căn đến xương, bệnh nguy hiểm thế nào?

Trung Quốc trên đà cách mạng công nghệ với chip không dùng silicon

Động thái đặc biệt của Mỹ sau khi đàm phán Nga - Ukraine bế tắc

Tai nạn liên hoàn, giải đua xe đạp danh giá buộc phải tạm dừng

Ông Putin lần đầu lên tiếng sau đàm phán trực tiếp Nga - Ukraine

Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine

Ukraine tìm "điểm mù" trên phòng tuyến Nga để tái xuất mặt trận Kursk

Mỹ nới lỏng lệnh trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua S-400 của Nga

Điện Kremlin lên tiếng sau khi ông Trump "chốt" điện đàm với ông Putin

Tranh cãi tính năng tàng hình của F-35 Mỹ sau vụ suýt bị Houthi bắn hạ

Tàu hải quân Mexico đâm vào cầu Brooklyn

Nữ sinh 13 tuổi bị lao đâm trúng trong giờ thể dục
Có thể bạn quan tâm

Phim thất bại ê chề vì chỉ bán được 5 vé, khán giả ngáy to đến mức át cả âm thanh
Phim châu á
14:16:07 19/05/2025
Tiến Nguyễn bị náo loạn trang cá nhân, Lôi Con "lên sóng" trở lại, ngoại hình lạ
Netizen
14:12:16 19/05/2025
Cân nhắc khi thử nghiệm bản beta của One UI 8
Thế giới số
14:09:52 19/05/2025
Tổng tài hàng real thừa kế 126.000 tỷ: Nhan sắc 22 năm không ai địch nổi, sự nghiệp lẫy lừng toàn bom tấn
Hậu trường phim
14:08:17 19/05/2025
Ca sĩ tai tiếng nhất Vbiz vừa cất giọng đã "oét nốt", lộ nguyên hình 1 điểm yếu
Nhạc việt
14:04:15 19/05/2025
Ý Nhi ghi điểm tuyệt đối, lấn át hào quang Opal, cứu lại thời hoàng kim Sen Vàng
Sao việt
14:03:40 19/05/2025
Engfa bị BTC yêu cầu tiết chế 'khoe da thịt', 1 Á hậu công khai 'giật' sóng?
Sao châu á
13:59:23 19/05/2025
Diện áo khoác sơ mi ngày hè
Thời trang
13:52:52 19/05/2025
Rihanna gần 10 năm"lười biếng", vừa tái xuất bị dặm 1 câu "Hát gì mà thua cả AI"
Sao âu mỹ
13:51:14 19/05/2025
Cảnh sát công bố hình ảnh thực phẩm chức năng giả của vợ chồng dược sĩ Hà Nội
Tin nổi bật
13:48:10 19/05/2025