Mỹ bị cáo buộc đang dịch chuyển các phần tử IS từ Syria sang Iraq
Nghị sỹ Iraq, bà Enas al-Maqsusi, đã bày tỏ sự ngạc về động thái của Mỹ, đồng thời cho rằng việc Mỹ rút quân khỏi Syria sẽ giúp IS “tái tổ chức” lực lượng.
Các tay súng IS tại thành phố Raqa, Syria, ngày 30/6/2014. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 18/10, truyền thông Trung Đông cho biết Mỹ đang mưu toan dịch chuyển những tù nhân vốn là thành viên của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng từ Syria sang Iraq.
Một báo cáo vừa được công bố cho thấy việc Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định rút các binh sỹ của nước này ra khỏi Syria dường như có liên quan tới việc nhiều phần tử IS trốn thoát khỏi các nhà tù ở miền Bắc Syria.
Điều này rốt cuộc sẽ dẫn đến hậu quả là các thành viên IS sẽ tập hợp lực lượng và có thể tái xuất ở khu vực.
Nghị sỹ Iraq, bà Enas al-Maqsusi, đã bày tỏ sự ngạc về động thái của Mỹ, đồng thời cho rằng việc Mỹ rút quân khỏi Syria sẽ giúp IS “tái tổ chức” lực lượng.
Trang mạng al-Ma’aloumeh dẫn nhận định của chuyên gia an ninh cấp cao Iraq, ông Hafez al-Basharah, cho hay Washington đang mưu toan chuyển khoảng 3.000 thành viên IS từ Syria sang Iraq. Mỹ thực chất đang mưu tính việc tạo ra một vùng an toàn ở Iraq cho các thành viên IS.
Chuyên gia này chỉ rõ Washington đã chọn 3 khu vực ở Iraq để cho IS tái tập hợp lực lượng.
Những vùng nêu trên bao gồm một khu vực nằm giữa Al-Bukamal ở Syria và Qa’em ở Iraq; khu vực thứ hai là căn cứ Ain al-Assad; khu vực thứ ba là một trong số những căn cứ của Mỹ ở khu vực người Kurd tại Iraq.
Đợt chuyển dịch các tay súng IS đầu tiên tới những khu vực này được thực hiện khi Thổ Nhĩ Kỳ triển khai chiến dịch tấn công quân sự ở miền Bắc Syria./.
Video đang HOT
Theo (Vietnam )
Mỹ phản bội người Kurd, thành quả 5 năm chống IS sụp đổ trong một tuần
Chỉ vài tháng sau trận đánh cuối cùng trong chiến dịch chống khủng bố IS bên bờ sông Euphrates, thành quả cuộc chiến đã đổ sông đổ biển khi Thổ Nhĩ Kỳ tiến quân vào Syria.
Khi tổ chức vũ trang Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do Mỹ chống lưng tiến đánh thị trấn Baghouz đầu năm 2019, nhiều người đã nghĩ đó sẽ là trận đánh cuối cùng trong cuộc chiến chống khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS).
IS từng làm chủ một đế chế rộng lớn trải dài từ ngoại ô thủ đô Baghdad của Iraq đến phía tây Syria với hơn 10 triệu người. Đến tháng 2, IS chỉ còn kiểm soát một thị trấn nhỏ bên bờ sông Euphrate ở phía đông Syria.
Trận đánh kết thúc sau gần 2 tháng, kéo dài hơn dự kiến vì sự chống cự quyết liệt của các tay súng cực đoan. Thành trì cuối cùng trong "vương quốc Hồi giáo" của IS chỉ còn những đống đổ nát, xe bán tải vũ trang cháy rụi và rải rác trên đường phố là thi thể những phần tử cực đoan quyết tử thủ.
Các thành viên Quân đội Syria Tự do (SFA) do Thổ Nhĩ Kỳ chống lưng tiến vào thị trấn chiến lược Tal Abyad ngày 13/10. Ảnh: Getty.
IS đã trở lại
Baghouz hóa ra không phải trận đánh cuối cùng, dù đó là thành trì duy nhất còn lại của IS.
Gần 7 tháng sau chiến dịch, Tổng thống Mỹ Donald Trump ra lệnh rút lực lượng đặc biệt khỏi Syria. Nhìn nhận động thái là quyết định "bật đèn xanh" của Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ cùng đồng minh ở Syria mở chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" tiến đánh vào lãnh thổ người Kurd, lực lượng chủ lực của SDF trong cuộc chiến chống IS.
SDF quản lý những nhà tù và trại tập trung với hàng nghìn tay súng, người thân của các thành viên IS và cảm tình viên IS với lý tưởng cực đoan. Chỉ vài ngày sau khi Tổng thống Recep Tayyip Erdogan phát lệnh tiến công vào miền Bắc Syria, IS đã lợi dụng thời cơ để giải thoát hàng trăm tù binh.
Với sức ép từ cuộc chiến lên nguồn lực hạn hẹp của người Kurd, toàn khu vực đối diện nguy cơ còn nhiều đợt đào tẩu khác của tù binh IS trong tương lai.
Tại trại tập trung al-Hol, gia đình những phần tử khủng bố IS đã gia tăng áp lực lên lực lượng lính gác. Một quan chức SDF ngày 11/10 cảnh báo phụ nữ tại đây bắt đầu đốt phá lều trại, tấn công người của SDF và nhân viên quản lý.
Vũ khí cũng được tuồn vào trại. Những tù binh trong al-Hol tìm cách thiết lập lại hệ thống luật pháp tàn bạo của IS ngay trong trại tập trung. Người nào chống đối có thể phải trả giá bằng mạng sống.
IS có thể đã mất hết thành trì của mình, nhưng lý tưởng cực đoan vẫn cháy âm ỉ và chỉ chờ cơ hội bùng phát.
Thị trấn Ras Ain người Kurd kiểm soát ngày 13/10 chìm trong khói lửa do pháo kích của quân Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh. Ảnh: AP.
Ngay cả khi Baghouz sụp đổ, nhiều tay súng và người thân các thành viên IS bị bắt giữ vẫn không chấp nhận thất bại.
"Thượng đế đang thử chúng tôi. Những kẻ không xứng đáng sẽ ra đi, nhưng chân lý không thay đổi", một người phụ nữ ủng hộ IS trả lời CNN vào tháng 3.
"Người Mỹ có thể thống lĩnh thế giới ngày hôm nay, nhưng Thượng đế toàn năng đã hứa với người Hồi giáo rằng cuối cùng thì thế giới sẽ được lãnh đạo bởi Hồi giáo", Omar, một người tị nạn Palestine lớn lên ở Syria và tham gia IS, khi đó khẳng định.
"Phản bội và bỏ trốn"
Thủ lĩnh IS đang ẩn náu, Abu Bakr al-Baghdadi, đầu tháng 9 phát đoạn ghi âm kêu gọi những người ủng hộ lý tưởng cực đoan của ông ta phá vỡ tường thành các nhà giam và trại tập trung để giải thoát cho "những anh em" của mình.
Đó chính xác là những gì đã diễn ra tại Hasakeh, phía đông bắc Syria, vào ngày 12/10. Các phần tử cực đoan dùng xe bom đánh vào nhà giam ở quận Ghuwaran tìm cách giải thoát tù binh. Liên tiếp các vụ tấn công tương tự đã xảy ra ở nhiều nhà giam của SDF kể từ khi chiến dịch của Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu.
Giới chức Lầu Năm Góc từ lâu đã cảnh báo còn hàng nghìn tay súng cùng các phần tử cực đoan của IS đang ẩn náu tại Syria và khu vực. Những vụ đột kích rồi rút lui nhanh chóng được tổ chức thường xuyên. IS không còn kiểm soát lãnh thổ, nhưng chưa bị loại khỏi vòng chiến.
Tổ chức khủng bố này xây dựng đế chế nhờ vào khả năng lợi dụng tinh vi những khoảng trống quyền lực. Với cuộc chiến mới ở phía bắc Syria, cánh cửa hồi sinh một lần nữa mở ra. Cuộc chiến của Mỹ chống lại IS, bắt đầu từ thời Tổng thống Barack Obama và tiếp nối dưới thời Tổng thống Donald Trump, quay trở về điểm xuất phát sau gần 5 năm.
Lực lượng đặc biệt của Mỹ phối hợp với người Kurd tại cứ điểm Manbij vào năm 2018. Ảnh: New York Times.
Chiến dịch được trả giá với sinh mạng của gần 11.000 thành viên SDF, gồm lực lượng dân quân người Kurd cùng đồng minh người Arab và người Cơ đốc giáo tại Syria.
Chỉ trong chưa đầy một tuần sau khi Mỹ tuyên bố rút quân và Thổ Nhĩ Kỳ tiến đánh người Kurd, mọi thành quả và hy sinh trong của cuộc chiến chống IS bị đảo ngược. Tổ chức cực đoan rộng đường quay trở lại chiến trường.
Bị áp đảo bởi quân Thổ Nhĩ Kỳ và đồng minh của họ tại Syria, người Kurd quay sang quân chính phủ tìm kiếm hỗ trợ. Một thỏa thuận giữa SDF và Tổng thống Bashar al-Assad đã mở đường cho quân chính phủ trở lại vùng biên giới phía bắc, cùng theo đó là khả năng lực lượng thân Iran mở rộng hiện diện.
Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper tuyên bố "chủ động rút quân khỏi phía đông bắc Syria" vì không muốn lực lượng đặc biệt của Mỹ "kẹt giữa hai lực lượng quân sự đối đầu, trong một tình thế không thể tự vệ". Thực tế là Tổng thống Trump đã hối thúc rút quân khỏi Syria từ tháng 12/2018 mà không mấy quan tâm đến hệ quả.
"Mỹ chọn cắt nợ và bỏ chạy, quay lưng lại với những người từng kề vai sát cánh trong cuộc chiến đánh bại IS... Và dĩ nhiên, khái niệm 'chủ động rút lui' chỉ là cách nói của chính phủ cho một thực tế dễ hiểu hơn: phản bội và bỏ trốn", Ben Wedeman, phóng viên của CNN từng có mặt tại trận chiến ở Baghouz, nhận định.
Nghĩa trang liệt sĩ người Kurd trong trận tử chiến bảo vệ thành phố Kobani, diễn ra vào giai đoạn đỉnh điểm sức mạnh của IS cuối năm 2014, đầu năm 2015. Ảnh: NYT.
Thanh Danh
Theo Zing.vnCNN, Aawsat
Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không dừng hoạt động quân sự ở Syria Hôm qua (11-10), Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ không ngừng hoạt động quân sự chống lại các đơn vị người Kurd ở phía đông bắc Syria. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định sẽ không dừng bước dù đang nhận được các mối đe dọa. Ông Erdogan chỉ ra rằng các hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Thất bại đầu tiên của Hoa hậu Ý Nhi ở Miss World 2025
Sao việt
23:00:35 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025