Mỹ cấm hai trường đại học Trung Quốc dùng phần mềm
Bộ Thương Mại Mỹ cấm hai trường đại học có quan hệ chặt chẽ với quân đội Trung Quốc sử dụng nền tảng phần mềm máy tính MATLAB.
Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân cuối tuần trước bị Bộ Thương mại Mỹ liệt vào danh sách thực thể bị cấm truy cập vào các sản phẩm theo quy định quản lý xuất khẩu của nước này. Hai trường đại học của Trung Quốc sẽ không được sử dụng MATLAB, nền tảng phần mềm máy tính phục vụ phân tích kỹ thuật, khoa học và kinh tế.
Phát ngôn viên Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân nói trường đã biết về lệnh cấm cuối tuần trước và đang tìm hiểu tác động, song chưa rõ có bao nhiêu sinh viên hay đối tượng sẽ bị ảnh hưởng. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 12/6 nói “không rõ” lệnh cấm kiểu này, song khẳng định Mỹ có nhiều “hành động vô căn cứ” nhằm vào hoạt động trao đổi thông thường giữa hai nước.
“Tôi nghĩ những hành động này nhấn mạnh tâm lý Chiến tranh Lạnh đã ăn sâu vào nước Mỹ và chúng là áp bức chính trị nhằm thẳng vào Trung Quốc”, bà Hoa nói.
Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc. Ảnh: HIT.
Video đang HOT
Mỹ đã thêm 24 công ty và tổ chức của Trung Quốc vào danh sách thực thể với lý do có liên hệ với quân đội. Với các công ty và tổ chức Trung Quốc bị trừng phạt, công nghệ và quan hệ kinh doanh với công ty Mỹ quan trọng với hoạt động của họ. Khi bị liệt vào danh sách thực thể, các công ty và tổ chức của Trung Quốc khó có được giấy phép xuất khẩu phần mềm hoặc phần cứng của Mỹ.
Bộ Tài chính Mỹ cho biết Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân tìm cách sử dụng công nghệ của nước này cho các chương trình tên lửa, trong khi Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân mua hoặc cố gắng mua “các vật phẩm có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ chương trình của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA)”.
Sinh viên hai trường đại học trên nhận được phản hồi từ MathWorks, công ty Mỹ cung cấp MATLAB, sau khi họ không thể đăng nhập. “Các quy định gần đây của chính phủ Mỹ cấm MathWorks cung cấp hỗ trợ kỹ thuật hoặc khách hàng cho Đại học Kỹ thuật Cáp Nhĩ Tân và Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, bao gồm cơ sở của bạn”, MathWorks cho biết trong phản hồi.
“Do đó hiện nay chúng tôi không thể xử lý yêu cầu của bạn. MathWorks đang tiếp tục theo dõi tình hình và sẽ cập nhật cho bạn nếu có bất cứ thay đổi nào”, MathWorks cho biết và chưa cung cấp thêm thông tin.
Các sinh viên Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân cho biết nhà trường đã thông báo việc bị từ chối truy cập MATLAB. Một cử nhân kỹ thuật cơ khí 25 tuổi cho biết MATLAB có hàng loạt ứng dụng và phần lớn sinh viên kỹ thuật tại trường sử dụng phần mềm.
“Tuy nhiên, vẫn có thể thay thế được MATLAB trong lĩnh vực nghiên cứu của tôi”, cử nhân này nói. Anh cho biết đã dừng sử dụng phần mềm từ hai năm trước và đang phát triển công cụ mã nguồn mở thay thế trong lĩnh vực của mình.
“Có rất nhiều lựa chọn thay thế. Tôi cho rằng hầu hết sinh viên không cần phụ thuộc nhiều vào MATLAB trong các nghiên cứu của họ. Lệnh cấm phần nào đó có thể thúc đẩy phát triển các công cụ nội địa trong lĩnh vực liên quan của chúng tôi”, cử nhân 25 tuổi cho biết.
David Xiao, sinh viên khoa học máy tính của Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân, nói không bị ảnh hưởng khi bị cấm truy cập MATLAB. “Sinh viên khoa học máy tính không cần MATLAB, do đó việc đình chỉ dịch vụ không gây ra bất cứ khác biệt nào cho chúng tôi. Song tôi biết một số chuyên ngành khác cần MATLAB và họ phải sử dụng phần mềm khác như Python”, Xiao nói.
Sophie Peng, tốt nghiệp Viện Công nghệ Cáp Nhĩ Tân và đang làm việc trong lĩnh vực viễn thông, cho biết sức mạnh cốt lõi của MATLAB là “công cụ vận hành và giả lập ma trận”, nhưng chỉ được số ít nghiên cứu sinh sử dụng.
“Tôi thường xuyên sử dụng MATLAB thời đại học và tôi làm đồ án tốt nghiệp với phần mềm này. MATLAB là công cụ tiện lợi cho sinh viên và nghiên cứu sinh trong lĩnh vực giao tiếp không dây và tự động hóa”, Peng nói.
“Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là MATLAB không thể thay thế. Tôi thấy các nghiên cứu sinh Trung Quốc phần nhiều sử dụng MATLAB theo thói quen. Nhiều phần mềm khác có thể thực hiện chức năng như MATLAB, ví dụ như phần mềm mã nguồn mở miễn phí Python”, Peng cho biết.
Thành phố Trung Quốc thay Bí thư do liên tục phát hiện ca Covid-19 không triệu chứng
Động thái này diễn ra trong bối cảnh chỉ trong vòng 8 ngày, thành phố Mẫu Đơn Giang phát hiện 15 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng.
Sau khi quyết định xét nghiệm toàn thành phố do liên tục phát hiện các ca Covid-19 không triệu chứng, thành phố Mẫu Đơn Giang, tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc Trung Quốc đã phải thay người đứng đầu.
Ngày 3/6, Bí thư Thành ủy Mẫu Đơn Giang đã chính thức được thay từ ông Mã Chí Dũng sang ông Dương Đình Song.
Việc thay người đứng đầu của thành phố này diễn ra trong bối cảnh chỉ trong vòng 8 ngày, kể từ ngày 25/5 đến ngày 1/6, Mẫu Đơn Giang liên tục phát hiện được 15 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 không có triệu chứng.
Ông Dương Đình Song, Bí thư Thành ủy mới của thành phố Mẫu Đơn Giang. Ảnh: mạng Nhân dân
Do các ca không triệu chứng tại đây đa phần là những người tiếp xúc gần với những trường hợp không triệu chứng khác, nên ngày 1/6 Mẫu Đơn Giang đã phải quyết định tiến hành xét nghiệm axit nucleic trên toàn thành phố, nhằm ngăn chặn dịch bệnh tái bùng phát trong cộng đồng.
Đây là thành phố thứ 2 ở Trung Quốc quyết định tiến hành xét nghiệm toàn dân để truy tìm các ca Covid-19 không triệu chứng tiếp sau thành phố Vũ Hán.
Đáng chú ý, thị trấn vùng biên Tuy Phân Hà, nơi từng được coi là điểm nóng dịch nhập cảnh ở Trung Quốc do liên tục xuất hiện các ca bệnh trở về từ Nga, là một đơn vị cấp huyện thuộc quyền quản lý của thành phố Mẫu Đơn Giang.
Do phát hiện các trường hợp không triệu chứng, thành phố này đã buộc phải dừng toàn bộ các hoạt động giao thông vận tải hành khách bằng đường bộ, học sinh lớp 12 lại phải nghỉ học và tiến hành xét nghiệm toàn dân./.
Làn sóng tẩy chay Trung Quốc mạnh mẽ ở Ấn Độ Google đã gỡ bỏ một ứng dụng mà hàng triệu người dân Ấn Độ tải xuống với hy vọng tẩy chay các phần mềm của Trung Quốc đang đầy rẫy trên mạng. Ứng dụng phát hiện các phần mềm của Trung Quốc hiện đã bị Google gỡ xuống. "Remove China Apps" (tạm dịch: Hãy loại bỏ Trung Quốc) do Ấn Độ phát triển...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ cuối

Bầu cử Australia: Thủ tướng Anthony Albanese phát biểu mừng chiến thắng

Tại sao Trung Quốc có thể thắng trong cuộc chiến thương mại với Mỹ thời Trump?

Xung quanh việc Mỹ đưa ra quyết định then chốt tăng cường sức mạnh không quân Ukraine - Kỳ 1

Phó Tổng thống Mỹ nhận định về thời điểm kết thúc xung đột giữa Nga và Ukraine

Hàng loạt chính sách nhập cư của Tổng thống Trump bị tòa án Mỹ bác bỏ

Iran tái khẳng định quyền sở hữu chu trình nhiên liệu hạt nhân đầy đủ

OPEC+ nhất trí tăng sản lượng dầu trong tháng 6

Thủ tướng Yemen từ chức

Hamas đề xuất ngừng bắn 5 năm tại Gaza

Ấn Độ cấm nhập khẩu hàng hóa từ Pakistan

Mỹ đổi chiến lược viện trợ Ukraine: Giữ xe tăng Australia, thúc Hy Lạp chuyển giao Patriot
Có thể bạn quan tâm

Trào lưu 'Botox từ thiên nhiên' có hiệu quả?
Làm đẹp
10:07:09 04/05/2025
Cô gái TP.HCM từ bỏ mức lương gần 80 triệu đồng/tháng để ngủ bù
Netizen
09:53:13 04/05/2025
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue
Sức khỏe
09:44:02 04/05/2025
Bên trong bữa tiệc sinh nhật xa hoa của David Beckham
Sao thể thao
09:36:41 04/05/2025
Sống nhờ nhà anh trai, buổi trưa nghe truyện cũng bị chị dâu cho rằng bậy bạ, phản cảm
Góc tâm tình
09:20:31 04/05/2025
Bức tranh mùa Xuân tại làng Lauterbrunnen, Thụy Sĩ
Du lịch
09:14:43 04/05/2025
Phim lãng mạn Hàn chiếu 4 năm vẫn là siêu phẩm hay mỹ mãn trong lòng khán giả: Cặp chính đẹp đôi vô đối
Phim châu á
09:03:41 04/05/2025
Hết Lý Hải tới Victor Vũ nhận bão seeding bẩn: Ai nạn nhân - ai hưởng lợi?
Hậu trường phim
09:00:57 04/05/2025
HÓNG: Cặp sao Vbiz bị team qua đường "tóm dính" chung chuyến bay, tin hẹn hò nay đã rõ?
Sao việt
08:57:14 04/05/2025
LazyFeel tiếp tục phong độ cao, T1 "nằm không cũng bị vạ lây"
Mọt game
08:53:12 04/05/2025