Mỹ cảnh báo Trung Quốc trước phán quyết của PCA về Biển Đông
Trong thông điệp gửi đến giới chức Trung Quốc ngày 30/6, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hối thúc Bắc Kinh tuân thủ phán quyết sắp tới của Tòa Trọng Tài Thường trực (PCA) về vụ kiện Biển Đông.
Theo Japan Times, quan điểm này của Mỹ cũng từng được ông Kerry tuyên bố tại Đối thoại Chiến lược và Kinh tế Mỹ – Trung Quốc tại Bắc Kinh từ ngày 5-7/6. Nếu Bắc Kinh đơn phương lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên các vùng biển tranh chấp, Washington sẽ “buộc phải hành động”.
Ông Kerry không nêu rõ các biện pháp đối phó nhưng Mỹ có thể sẽ tiếp tục tăng cường chiến dịch tuần tra tự do hàng hải và triển khai các đơn vị quân sự Mỹ ở Biển Đông.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.
Ngoại trưởng Mỹ cũng hối thúc Trung Quốc tuân thủ phán quyết ngày 12/7 tới của Tòa Trọng Tài Thường trực (PCA) ở The Hague. PCA sẽ ra phán quyết về tính hợp pháp của yêu sách “đường 9 đoạn” nuốt gần trọn Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương vẽ ra.
“Cả thế giới đang dõi theo phản ứng của Trung Quốc khi PCA ra phán quyết về vụ kiện”, ông Kerry nói. Giới phân tích hầu hết đều cho rằng, phán quyết sắp tới của Tòa sẽ gây bất lợi cho Trung Quốc.
Bên cạnh đó, ông Kerry không hài lòng trước việc Trung Quốc vận động hành lang một số nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) để những nước này không ủng hộ quá trình xét xử của PCA. “Chúng tôi biết việc các bạn đang làm. Đó là chia rẽ ASEAN”, ông Kerry nói, ám chỉ hành động của Trung Quốc.
Trong khi đó, quan chức Trung Quốc nói, nước này không chịu sự ràng buộc của UNCLOS. Bắc Kinh luôn rêu rao rằng sẽ không chấp nhận phán quyết của PCA và muốn đàm phán song phương với các quốc gia khác về vấn đề Biển Đông.
Video đang HOT
Mỹ xem xét mở rộng các hoạt động giám sát của hải quân nước này ở Biển Đông trong bối cảnh Bắc Kinh tăng cường xây đảo nhân tạo trái phép và các tiền đồn quân sự nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng.
Washington hiện đang theo dõi chặt chẽ xem liệu Bắc Kinh có tiếp tục các hoạt động khiêu khích như đơn phương tuyên bố thành lập ADIZ trên Biển Đông và bồi lấp bãi cạn Hoàng Nham/Scarborough vốn đang tranh chấp với Philippines hay không.
Trong một tuyên bố riêng rẽ, Mỹ cũng gửi thông điệp đến Trung Quốc rằng nước này sẽ kiềm chế các hành động cụ thể ở Biển Đông cho đến khi Trung Quốc tổ chức hội nghị thượng định G20 vào tháng 9 tới.
Đây là bước đi của Washington nhằm hối thúc Trung Quốc làm điều tương tự trước khi Tổng thông Mỹ Barack Obama sẽ có cuộc đối thoại với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề hội nghị dự kiến diễn ra vào ngày 4-5 tháng 9 tới ở Hàng Châu, phía đông Trung Quốc.
Theo Người Đưa Tin
Nước cờ thông minh của Putin
Putin đã tuyên bố sẽ không kích Syria cho tới khi nào tiêu diệt hết những kẻ phải chịu trách nhiệm về vụ đánh bom một máy bay của Nga tại Ai Cập hồi tháng 10, làm 224 người thiệt mạng.
Trong chuyến thăm đồng minh Iran ngày 24/11, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẽ không kích Syria cho tới khi nào tiêu diệt hết những kẻ phải chịu trách nhiệm về vụ đánh bom một máy bay của Nga tại Ai Cập hồi tháng 10, làm 224 người thiệt mạng.
Cùng ngày, trong chuyến thăm vùng Vịnh, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết Washington có thể hợp tác với Nga tại Syria khi có "bối cảnh thích hợp" và "triển vọng mang tính xây dựng".
Những tuyên bố từ phía Nga và Mỹ cho thấy phương Tây không thể mãi quay lưng lại với nước Nga đang khẳng định lại vị thế trên trường quốc tế.
(Ảnh minh họa: AP)
Sự chuyển hướng chiến lược của Nga sang Trung Đông được thể hiện rõ qua cuộc can thiệp quân sự vào Syria bắt đầu từ 30/9. Chiến lược này nảy sinh không chỉ do nhu cầu cấp bách của Nga phải "chống lưng" cho đồng minh Bashar al-Assad ở Syria, mà còn bởi chính sách xoay trục chiến lược của Nga về châu Á-Thái Bình Dương được tuyên bố hồi năm 2012 chưa thành công.
Trung Đông là phạm vi rộng hơn châu Á-Thái Bình Dương để Nga khẳng định sức mạnh toàn cầu của mình. Ở Trung Đông, Nga có đông đảo đối tác và bè bạn chiến lược. Iran và Syria đứng đầu danh sách các đối tác chiến lược của Nga trong khu vực. Trong khi đó, châu Á-Thái Bình Dương bị bao trùm bởi những cuộc tranh giành quyền lực Mỹ-Trung, Trung-Nhật và hành động khiêu khích của Trung Quốc đối với các nước Đông Nam Á.
Quan trọng hơn, Trung Đông là khu vực mà các sáng kiến địa chính trị và chiến lược của Nga không bị hạn chế, bởi không mâu thuẫn với các sáng kiến chiến lược với Trung Quốc.
Do đó, chiến lược xoay trục mạnh mẽ của Nga về Trung Đông tạo thuận lợi để hiện thực hóa chính sách đối ngoại của Putin với mục tiêu trở thành trung tâm quyền lực độc lập của thế giới.
Cuộc can thiệp quân sự của Nga vào Syria đã giúp đảm bảo các lợi ích chiến lược để Nga tăng cường vị thế với vai trò "nhân tố được tính đến" trong các vấn đề ở Trung Đông.
Với cuộc can thiệp táo bạo này, Nga đã phá vỡ sự cô lập mà Mỹ và NATO tạo ra sau vụ Nga sáp nhập Crimea và can thiệp vào Ukraine.
Dưới sự yểm trợ của các cuộc không kích của Nga, các lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad đã tiêu diệt được nhiều mục tiêu IS và liên tiếp giành lại các phần lãnh thổ bị chiếm đóng. Dường như tại Trung Đông, Nga đang đẩy Mỹ và NATO vào "chân tường", và buộc họ thừa nhận Nga không thể bị gạt ra ngoài lề tại đây.
Không ngoa khi nói rằng Nga đã trở thành nhân tố chính trong cuộc xung đột và là một bên chịu trách nhiệm chính để đảm bảo một giải pháp chính trị cuối cùng, có thể được các nước trong khu vực và cộng đồng quốc tế chấp nhận.
Hơn một năm trước, một liên minh chống IS do Mỹ đứng đầu đã được thành lập nhưng chưa đem lại kết quả đáng kể nào. Sau những gì xảy ra tại Paris hôm 13/11 và vụ máy bay Nga bị đánh bom tại Ai Cập, IS đã biến cuộc nội chiến tại Syria thành một cuộc xung đột toàn cầu. Và Putin đang vững chãi đứng ở đầu chiến tuyến chống IS, cùng liên minh với Syria, Iran và Iraq.
Tổng thống Nga, tại hội nghị G20 ở Thổ Nhĩ Kỳ vừa qua, một lần nữa chủ động chìa tay với Mỹ, khẳng định thế giới chỉ có thể chống IS hiệu quả nếu liên kết lại với nhau.
Trước đó, ông từng tuyên bố sẵn sàng bắt tay với Mỹ trong cuộc chiến chống IS, nhưng bị cự tuyệt. Trong bối cảnh cục diện thay đổi sau sự can thiệp của Nga vừa qua, Mỹ có lẽ khó lòng từ chối.
Logic đằng sau sự cởi mở của Putin rất rõ: Nga đã đạt được mục tiêu của mình tại Ukraine (một cuộc xung đột bị "đóng băng" cho phép Điện Kremlin duy trì ảnh hưởng lên nền chính trị quốc gia láng giềng này), mục tiêu tiếp theo là thuyết phục phương Tây dỡ bỏ trừng phạt để phát triển kinh tế nước nhà.
Rõ ràng, vụ tấn công Paris hôm 13/11 đã tạo cơ hội cho Putin chứng minh rằng, chiến dịch quân sự Nga tại Syria chính là "vì phương Tây". "Ông có chân giò, bà thò chai rượu", phương Tây khó mà bỏ qua những gì nước Nga của ông Putin đã làm.
Khi đang đối mặt với hai cuộc khủng hoảng (khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng Ukraine), Nga đột ngột thay đổi quỹ đạo hành động ngoại giao, tách ra khỏi Đông Âu, mạnh dạn chống khủng bố ở Trung Đông, đã giúp môi trường đối ngoại của Nga có sự thay đổi, thúc đẩy thành công đàm phán và đối thoại giữa Nga với phương Tây.
Không thể phủ nhận, cuộc không kích Syria đã trở thành nước cờ thông minh trong quan hệ đối ngoại của Nga.
Theo Đức Đan
Vietnamnet
John Kerry: IS sẽ khó khăn sau khi "John Thánh chiến" thiệt mạng Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố, những ngày tới đây sẽ là "những ngày đáng nhớ" đối với tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Ngày 12/11, Mỹ đã mở cuộc không kích vào thành phố Raqqa ở Syria, trong đó có mục tiêu là chiếc xe chở Mohammed Emwazi - tên đao phủ bịt mặt người Anh có biệt...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Iran bày tỏ lập trường cứng rắn về quyền trong lĩnh vực hạt nhân

Mỹ công bố quy trình đầu tư ưu tiên cho các nước đồng minh

Nam Sudan: Lực lượng đối lập tuyên bố chiếm được khu vực biên giới

Pakistan và Ấn Độ cáo buộc lẫn nhau vi phạm lệnh ngừng bắn

Lý do Ukraine vẫn phụ thuộc vào tên lửa Patriot của Mỹ?

Ecuador để quốc tang các binh sĩ thiệt mạng trong vụ đụng độ gần biên giới Colombia

Đảng cầm quyền PPP khôi phục tư cách ứng cử viên tổng thống cho ông Kim Moon Soo

Cuba giành lợi thế trong cuộc chiến bảo vệ thương hiệu xì gà Cohiba

Xung đột Hamas - Israel: Ai Cập, Palestine thảo luận về thỏa thuận ngừng bắn và kế hoạch tái thiết Gaza

Thuế quan của Mỹ: Tổng thống D. Trump hoan nghênh kết quả đàm phán với Trung Quốc

Đàm phán Mỹ - Trung tại Geneva: Cơ hội hạ nhiệt chiến tranh thương mại?

Nga đề xuất đàm phán trực tiếp với Ukraine vào ngày 15/5
Có thể bạn quan tâm

Bức ảnh khiến MXH bùng nổ: Cuộc hội ngộ của 2 nhân vật từng dính vào bê bối ngoại tình khiến dân mạng phải xuýt xoa về cách dạy con
Sao châu á
06:43:32 12/05/2025
Diện mạo gây sốc hiện tại của NS Hoài Linh
Sao việt
06:30:02 12/05/2025
Loại quả xưa chẳng ai ngó ngàng giờ là đặc sản ít người bán, đem kho chay được món trôi cơm
Ẩm thực
05:57:11 12/05/2025
Sao nữ Vbiz bị khán giả đuổi khỏi sân khấu vì "xấu quá", giờ là phú bà visual thăng hạng ngỡ ngàng
Hậu trường phim
05:53:44 12/05/2025
Bố tôi quyết định giúp chị dâu trả món nợ 7 tỷ khiến cả nhà choáng váng, anh rể vội vàng lên tiếng ngăn cản
Góc tâm tình
05:05:20 12/05/2025
HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?
Sao thể thao
23:33:47 11/05/2025
Giả danh nhân viên ngân hàng lừa đảo hỗ trợ vay vốn online
Pháp luật
23:33:26 11/05/2025
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
23:15:15 11/05/2025
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
23:00:13 11/05/2025
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
22:41:21 11/05/2025