Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa trên mặt trận công nghệ
Nhìn nhận Trung Quốc như kình địch trên mọi mặt trận công nghệ, Mỹ không ngừng ban hành các lệnh cấm vận, kiểm soát xuất khẩu đối với các doanh nghiệp đến từ đại lục.
7 năm sau khi Trung Quốc giới thiệu kế hoạch Made In China 2025 đầy tham vọng, Chủ tịch nước Tập Cận Bình dùng Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XX Đảng Cộng sản Trung Quốc để kêu gọi nhân đôi nỗ lực nhằm “thắng trận chiến công nghệ lõi quan trọng”.
Lời kêu gọi của ông phản ánh căng thẳng ngày một tăng giữa Trung Quốc và Mỹ vài năm trở lại đây. Bloomberg đã đưa ra 7 lĩnh vực minh họa hành trình Bắc Kinh tiến gần đến vị thế của Washington trong mặt trận công nghệ hiện đại, giải thích lý do chính quyền ông Biden cảm thấy bị đe dọa tới mức phải tăng cường các lệnh cấm vận.
Trung Quốc và Mỹ đối đầu trên mọi mặt trận công nghệ. Ảnh: Beyond the Horizon
Bùng nổ nghiên cứu
Kinh tế bùng nổ cũng là lúc Trung Quốc đầu tư không ngừng nghỉ vào công nghệ. Nước này hiện chỉ đứng sau Mỹ về tổng chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D). Theo Bloomberg, các thời kỳ khủng hoảng kinh tế là cơ hội để Trung Quốc thu hẹp khoảng cách với Mỹ. Sau cú nổ dotcom năm 2000 và khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009, chi phí R&D của Mỹ tăng chậm hơn hoặc thu hẹp, trong khi Trung Quốc tiếp tục mở rộng.
Dù Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) chưa công bố số liệu năm 2021, Trung Quốc thông báo số vốn đầu tư chính thức tăng hơn 14% lên 2,8 nghìn tỷ NDT (388 tỷ USD) vào năm ngoái. Ngân sách R&D liên bang Mỹ giảm 2,6% xuống 165,6 tỷ USD, theo Trung tâm Thống kê Khoa học và Kỹ thuật Quốc gia.
Nhu cầu công nghệ cao tăng trưởng
Trung Quốc tích cực nhập khẩu vệ tinh, cáp quang, silicon, máy chiếu laser và các sản phẩm công nghệ khác giúp củng cố phát triển công nghệ hiện đại. Thị phần của Trung Quốc trong kim ngạch nhập khẩu sản phẩm công nghệ cao toàn cầu tăng ổn định trong thập kỷ vừa qua, từ 16,3% lên 18,6%, theo số liệu của Kim Min Woo, nhà nghiên cứu của Hiệp hội Thương mại Quốc tế Hàn Quốc.
Một phần là do Trung Quốc là “công xưởng thế giới” nên phải nhập các linh kiện công nghệ cao để lắp ráp sản phẩm như điện thoại, máy tính để xuất khẩu. Song, lượng hàng nhập khẩu lớn đồng nghĩa Trung Quốc dễ bị tổn thương khi Mỹ tăng cường kiểm soát xuất khẩu. Đặc biệt, điện toán hiệu suất cao – công nghệ cần thiết đối với hàng không vũ trụ, vũ khí và trí tuệ nhân tạo – có thể bị thiệt hại nghiêm trọng nếu lệnh cấm của Mỹ mở rộng hơn, theo hãng nghiên cứu TrendForce.
Video đang HOT
Vị thế siêu máy tính
Trung Quốc vượt Mỹ về số lượng siêu máy tính vào năm 2016 và khoảng cách được nới rộng nhất vào năm 2020. Tuy nhiên, vị thế dẫn đầu đang bị thu hẹp khi Mỹ hạn chế Trung Quốc tiếp cận thiết bị hiện đại, theo dữ liệu từ TOP500, dự án theo dõi xu hướng trong điện toán hiệu suất cao.
Siêu máy tính được dùng cho nhiều mục đích, từ dự báo khí hậu đến phát triển vaccine, khám phá không gian. Chúng cũng mô phỏng các vụ thử hạt nhân, phòng thủ tên lửa, xử lý lượng lớn dữ liệu dùng trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Chính quyền ông Biden vừa cấm bán chip dùng trong siêu máy tính và AI cho Bắc Kinh.
Tốc độ siêu máy tính
Vấn đề càng trầm trọng hơn với Trung Quốc khi xét đến hiệu suất siêu máy tính. Nếu Bắc Kinh vật lộn với việc tăng tốc độ, Mỹ lại bắt đầu vượt lên từ năm ngoái, cùng thời điểm áp lệnh cấm vận với 7 hãng siêu máy tính Trung Quốc.
Mỹ dẫn lý do các hoạt động của 7 doanh nghiệp làm xói mòn an ninh quốc gia hay lợi ích chính xác ngoại giao của nước mình. Bắc Kinh phủ nhận cáo buộc từ Mỹ và cho rằng hành động nhằm ngăn chặn Trung Quốc vượt Mỹ.
Ảnh hưởng của AI
Hiệu suất siêu máy tính trì trệ đối lập với số lượng nghiên cứu AI ngày một tăng tại Trung Quốc. Các học giả trong nước được “tăng lực” vào năm 2017 khi chính phủ đặt mục tiêu dẫn đầu AI thế giới vào năm 2030. Họ tập trung vào các nhiệm vụ liên quan đến giám sát như truy vết, nhận diện hành động, nhận diện đối tượng, theo Báo cáo Thực trạng AI 2022 của hai nhà đầu tư Nathan Benaich và Ian Hogarth. Dân số 1,4 tỷ cũng giúp họ có được lợi thế so với Mỹ.
Quy mô ngành chip
Ngành công nghiệp chip 550 tỷ USD là tiền tuyến trong cuộc chiến công nghệ giữa hai quốc gia. Trung Quốc sản xuất 17% chip toàn cầu năm 2022, tăng từ 2% năm 2000, còn thị phần của Mỹ giảm từ 24% xuống 12% trong cùng kỳ. Năm 2030, Trung Quốc dự kiến tăng thị phần lên 24% còn Mỹ xuống 10%, theo báo cáo của Trung tâm Khoa học và Các vấn đề quốc tế Belfer thuộc Đại học Harvard. Báo cáo được công bố trước khi Mỹ ban hành các lệnh cấm vận mới nhất.
Một điểm số quan trọng trong cuộc đua là tiến trình thu nhỏ kích thước bóng bán dẫn trong các con chip. Vào tháng 7, SMIC của Trung Quốc được cho là phát triển thành công con chip trên quy trình 7nm, lật đổ các dự báo trước đó rằng hãng không thể sản xuất chip dưới 10nm do lệnh cấm bán máy in thạch bản tiên tiến của Mỹ.
Bất chấp thành công này, Trung Quốc vẫn chưa thể xây dựng được ngành công nghiệp chip nội địa dù đã rót hàng tỷ USD trong các năm qua.
Đầu tư cho startup
Mỹ còn cấm bán công cụ sản xuất chip cho doanh nghiệp Trung Quốc, bao gồm phần mềm tự động hóa thiết kế điện tử quan trọng đối với hoạt động đúc chip. Điều này buộc Bắc Kinh phải đẩy nhanh tốc độ phát triển của các doanh nghiệp trong nước.
Theo ấn phẩm Semiconductor Engineering, startup Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chip và công nghệ then chốt khác đã đánh bại Mỹ trong việc gọi vốn vào tháng trước. Kwon Seok Joon, tác giả báo cáo “Chiến tranh bán dẫn Đông Á” – giảng viên môn chế tạo chip tại Đại học Sungkyunkwan (Hàn Quốc), nhận định: “Trung Quốc tin rằng thứ gì không giết được bạn sẽ khiến bạn mạnh hơn. Đây là một trận chiến tốn kém với Mỹ và sẽ càng căng thẳng sau Đại hội do ông Tập đẩy mạnh nỗ lực tự chủ”.
Google Dịch chính thức rút lui khỏi thị trường Trung Quốc
Google Dịch, một trong số ít các dịch vụ tiêu dùng còn lại mà gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ cung cấp ở Trung Quốc đại lục, hiện không còn có thể truy cập được ở thị trường Internet lớn nhất thế giới này.
Trang web tiếng Trung của ứng dụng Google Dịch đã ghi nhận 53,5 triệu lượt truy cập từ người dùng máy tính và thiết bị di động vào tháng 8, theo dữ liệu từ Similarweb - Ảnh: Shutterstock
Người dùng Trung Quốc đã không thể truy cập vào Google Dịch kể từ thứ bảy tuần trước. Khi mở ứng dụng, họ được chuyển hướng đến một thanh tìm kiếm chung, với thông báo yêu cầu người dùng đánh dấu trang web Hong Kong của dịch vụ, nhưng trang này cũng không thể truy cập được ở đại lục.
Theo nhiều bài đăng của người dùng trên một mạng xã hội Trung Quốc, chức năng dịch tích hợp trên trình duyệt Chrome của Google cũng không khả dụng ở quốc gia này.
TechCrunch là một trong những trang đầu tiên đưa tin về vấn đề Google Dịch ngừng dịch vụ của mình tại Trung Quốc. Trả lời với trang tin tức công nghệ trực tuyến của Mỹ, Google cho biết rằng ứng dụng bị rút lui khỏi đại lục là "do nhu cầu sử dụng thấp".
Ngoài ra, Google không trả lời gì thêm khi được yêu cầu vào chủ nhật.
Có rất nhiều công ty công nghệ Trung Quốc hiện đang cung cấp các dịch vụ dịch thuật, nhưng ứng dụng Google Dịch vẫn có một lượng lớn người dùng ở nước này. Vào tháng 8, trang web Google Dịch của Trung Quốc ghi nhận 53,5 triệu lượt truy cập từ người dùng máy tính và thiết bị di động, theo dữ liệu trên nền tảng phân tích web Similarweb.
Động thái ngừng hoạt động của Google Dịch ở đại lục được cho là phản ánh mối quan hệ phức tạp của gã khổng lồ công nghệ Hoa Kỳ với Chính phủ Trung Quốc.
Tháng 1-2010, Google tuyên bố rút khỏi Trung Quốc với lý do các cuộc tấn công mạng có chủ đích thường xuyên xuất phát từ quốc gia này, cũng như cuộc đụng độ với Bắc Kinh về việc thắt chặt kiểm soát phát ngôn trực tuyến. Chính phủ Trung Quốc sau đó cũng đã chặn các dịch vụ của Google tại đại lục.
Nhưng vào tháng 3-2017, Google Dịch âm thầm trở lại đại lục sau 7 năm vắng bóng.
Trên một trang mạng xã hội Trung Quốc cuối tuần qua, có vô số người dùng than thở về việc không thể sử dụng Google Dịch.
"Bạn không thể sử dụng cái này và bạn cũng không thể dùng cái kia, công việc của tôi buộc tôi phải đọc tài liệu nước ngoài hằng ngày. Bây giờ tôi không biết phải làm như thế nào", một người dùng viết trên trang web hỏi đáp Zhihu của Trung Quốc.
Trong nhiều năm vừa qua, Google thực hiện một loạt nỗ lực để khôi phục vị thế của mình ở đại lục, đồng thời điều hành các hoạt động khác bên ngoài hoạt động kinh doanh công cụ tìm kiếm cốt lõi của mình. Chúng bao gồm các dịch vụ dành cho nhà phát triển, hỗ trợ các công ty Trung Quốc quảng cáo trực tuyến ở nước ngoài và ứng dụng quản lý lưu trữ Files Go.
Vào tháng 7-2018, Google cho ra mắt một trò chơi nhỏ. Trò chơi ngay lập tức trở nên phổ biến trên siêu ứng dụng WeChat của Tencent Holdings. Tháng trước, Google đầu tư 550 triệu đô la Mỹ vào nhà sản xuất thương mại điện tử Trung Quốc JD.com.
Vào tháng 12 cùng năm, giám đốc điều hành Google - ông Sundar Pichai nói với hội đồng Quốc hội Hoa Kỳ rằng công ty "không có kế hoạch" khởi chạy lại công cụ tìm kiếm ở Trung Quốc.
Điều đó đã dập tắt một loạt suy đoán rộ lên vào tháng 8-2018 rằng Google đã lên kế hoạch tung ra một phiên bản công cụ tìm kiếm được kiểm soát chặt chẽ của mình ở Trung Quốc.
Trung Quốc ngừng chia sẻ dữ liệu về siêu máy tính Siêu máy tính Sunway TaihuLight của Trung Quốc rơi xuống vị trí thứ sáu trong bảng xếp hạng Top500 mới nhất khi nước này không sẵn lòng chia sẻ dữ liệu, vì lo ngại lệnh trừng phạt của Mỹ. South China Morning Post dẫn lời một nhà khoa học Trung Quốc giấu tên tham gia dự án cho biết các cơ quan nghiên...








Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cách AI được huấn luyện để 'làm luật'

Xiaomi bất ngờ ra mắt mô hình AI tự phát triển

Dòng iPhone 17 Pro 'lỡ hẹn' công nghệ màn hình độc quyền

Kế hoạch đầy tham vọng của Apple

Chiếc iPhone mới thú vị nhất vẫn sẽ được sản xuất tại Trung Quốc

Làm chủ chế độ PiP của YouTube với 3 thủ thuật ít người biết

Apple Maps hỗ trợ chỉ đường qua CarPlay tại Việt Nam

Giới công nghệ 'loạn nhịp' vì khái niệm AI PC

HyperOS 3 sẽ thổi luồng gió mới cho thiết bị Xiaomi

Bot AI Facebook nhập vai người nổi tiếng nói chuyện tình dục với trẻ em

Sau Internet và iPhone, dự đoán của Kurzweil khiến chúng ta phải giật mình

Màn hình Always On là kẻ thù gây hao pin điện thoại?
Có thể bạn quan tâm

TP.HCM sẽ không trình diễn 10.500 thiết bị bay không người lái vào tối 1-5
Tin nổi bật
11:07:48 01/05/2025
Phong cách thủy thủ: trẻ trung khi đi biển, thanh lịch trong thành phố
Thời trang
11:03:10 01/05/2025
Cha đẻ ca khúc 2,2 tỷ view hot nhất dịp 30/4 bất ngờ xin lỗi
Nhạc việt
10:55:35 01/05/2025
"Người đàn ông sến nhất Kpop" gây tranh cãi khi ngồi ghế nóng show nhảy cực hot, netizen thắc mắc "trình đến đâu?"
Nhạc quốc tế
10:47:29 01/05/2025
Trang trí ban công: Cách 'hô biến' không gian nhỏ thành thiên đường
Sáng tạo
10:46:47 01/05/2025
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 1/5 - tử vi 12 chòm sao hôm nay chi tiết
Trắc nghiệm
10:40:18 01/05/2025
Nên mua iPhone 16 Pro, Galaxy S25 hay Pixel 9 Pro?
Đồ 2-tek
10:39:23 01/05/2025
Công bố ảnh Mặt Trời sắc nét nhất từ trước đến nay
Lạ vui
10:31:49 01/05/2025
3 tỉnh miền Tây sáp nhập, trở thành điểm đến sông nước lý tưởng
Du lịch
10:08:47 01/05/2025
Cô gái bị bỏng 95% cơ thể tiết lộ điều trùng hợp đặc biệt với chồng sắp cưới
Netizen
10:05:41 01/05/2025