Mỹ đặt thêm trạm radar tên lửa X-band tại Nhật
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ và Nhật đã nhất trí triển khai một trạm radar phòng thủ tên lửa X-band nữa ở Nhật, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta hôm nay 17/9 cho biết.
Trạm radar nhằm để đối phó với mối đe dọa từ kho tên lửa của Triều Tiên, ông Panetta cho biết trong cuộc họp báo chung với người đồng cấp Nhật tạiTokyo.
“Mục đích của trạm là nhằm củng cố khả năng bảo vệ Nhật. Nó cũng giúp các lực lượng Mỹ ở tiền tuyến”.
“Ngoài ra hệ thống cũng sẽ có hữu ích trong việc bảo vệ lãnh thổ Mỹ khỏi mối đe dọa của tên lửa đạn đạo Triều Tiên”.
Khoảng 47.000 quân Mỹ hiện đang đồn trú tại Nhật, và đa số đóng ở chuổi đảo cực nam của Nhật, Okinawa.
Nhật đã có một radar X-band đặt tại căn cứ Shariki, ở thành phố Tsugaru, thuộc cực băc của đảo chính Honshu.
Video đang HOT
Hệ thống radar mới sẽ giúp các tàu Aegis của hải quân Mỹ hoạt động gần Nhật phát hiện tên lửa.
Trước đây giới chức quân sự Mỹ cũng đã cho biết Mỹ đang tìm kiếm địa điểm đặt radar mới ở miền nam Nhật. Họ cũng khẳng định hệ thống radar cảnh báo sớm mạnh này không nhằm vào Trung Quốc, mà chỉ để đối phó với Triều Tiên.
Bình Nhưỡng đã tiến hành một vụ bắn rocket bất thành hồi thang 4 vừa qua, mà theo nước này là nhằm đưa một vệ tinh vào quỹ đạo. Tuy nhiên vụ phóng đã bị Hội đồng bảo an Liên hợp quốc kịch liệt lên án, vì vi phạm lệnh cấm thử công nghệ tên lửa đạn đạo, đẩy căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao.
Theo Dantri
Trấn an đồng minh, xoa dịu căng thẳng với Trung Quốc
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm qua 16/9 đã lên đường công du ba nước châu Á-Thái Bình Dương là Nhật-Trung-New Zealand, nhằm tìm cách hạ nhiệt căng thẳng Nhật-Trung đang sục sôi do tranh chấp lãnh thổ và giải thích cho Bắc Kinh về kế hoạch chuyển hướng sang châu Á.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Panetta và người đồng cấp Nhật Morimoto.
Chuyến công du của người đứng đầu Lầu Năm Góc trùng với thời điểm căng thẳng giữa Bắc Kinh và Tokyo đối với quần đảo Senkaku/Điếu Ngư ở Hoa Đông leo thang, với hàng ngàn người Trung Quốc biểu tình chống Nhật hồi cuối tuần qua.
Ông Panetta, người từng là giám đốc cục tình báo trung ương Mỹ CIA, gặp Ngoại trưởng Nhật Koichiro Gemba trước vào ngày hôm nay và sau đó có cuộc gặp kéo dài hơn với người đồng cấp, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Satoshi Morimoto.
Mỹ đã nêu rõ sẽ không đứng về phía bên nào trong vấn đề tranh chấp lãnh thổ nhưng vẫn chưa rõ Washington sẽ đóng vai trò gì trong căng thẳng, do lịch sử phức tạp giữa Nhật và Trung, cũng như mối quan hệ cơm không lành giữa Washington với Bắc Kinh.
Trước khi đặt chân tới Tokyo vào tối chủ nhật, ông Panetta cảnh báo khiêu khích trong bất kỳ cuộc tranh chấp lãnh thổ nào tại Hoa Đông cũng như Biển Đông cũng có thể bị thổi bùng thành một cuộc chiến, nếu các chính phủ không kiềm chế thêm.
"Tôi lo ngại khi nhìn thấy các nước có những hành động khiêu khích khác nhau và điều này có thể dẫn đến những bạo lực và cuối cùng là dẫn đến xung đột". Ông Panetta nhấn mạnh: "Cuộc xung đột này có thể còn lan rộng ra".
Khi thăm Nhật Bản, ông Panetta muốn đưa ra một tín hiệu là Mỹ củng cố sự hiện diện quân sự tại đây, và Washington vẫn luôn đứng bên cạnh đồng minhTokyo trong bối cảnh đang có căng thẳng do tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Hoa Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ cũng sẽ tìm cách trấn an Nhật Bản rằng việc đưa máy bay Osprey V-22 của thủy quân lục chiến Mỹ tới các căn cứ Nhật Bản là an toàn.
Ông Kenneth Lieberthal, một chuyên gia về Trung Quốc thuộc Học viện Brookings ở Washington, nhận định rằng, các lãnh đạo Trung Quốc lo ngại kế hoạch tăng cường sự hiện diện quân sự của Mỹ tại châu Á là nhằm khống chế ảnh hưởng của Bắc Kinh và khuyến khích một số nước láng giềng chống lại Trung Quốc, trong các hồ sơ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Vào lúc Trung Quốc đang có một sự chuyển giao quyền lực khó khăn, Bắc Kinh cho rằng sự can thiệp của Mỹ nhằm thổi phồng những căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước láng giềng. Điều này giúp cho Hoa Kỳ bố trí lại lực lượng để tạo thế cân bằng trong khu vực.
Theo chiến lược quân sự, được thông báo hồi tháng Giêng năm nay, Hoa Kỳ sẽ bố trí 60% lực lượng hải quân của mình trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, từ nay đến năm 2020, thay vì 50% như hiện nay. Nhằm cân bằng lại tương quan quân sự, Mỹ sẽ điều quân từ Nhật Bản đến Guam, luân chuyển một lực lượng thủy quân lục chiến ở phía bắc Australia, và có thể tạiPhilippines.
Tuy nhiên, ông Patrick Cronin, chuyên gia về châu Á ở Trung tâm An ninh mới của Mỹ tại Washington nói rằng, cái khó của ông Panetta khi giải thích chiến lược của Mỹ là không nên để cho Trung Quốc hiểu rằng chính sách cứng rắn của Bắc Kinh đã mang lại kết quả.
Theo giới chuyên gia, việc Trung Quốc phát triển bộ máy quân sự cũng là một thách thức đối với chiến lược của Mỹ tại châu Á. Bắc Kinh đã cho thử tiêm kích tàng hình vào tháng 1/2011, chế tạo tên lửa đối hạm DF-21. Do vậy, Hoa Kỳ đang có kế hoạch mở rộng lá chắn chống tên lửa trong khu vực, với sự tham gia của Nhật Bản và có thể cả Philippines.
Kết thúc vòng công du châu Á, ông Panetta sẽ tới New Zealand. Đây là lần đầu tiên kể từ 30 năm qua, một Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tới thăm nước này. Cùng với Australia, New Zealand là đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ, thế nhưng, quan hệ quân sự song phương đã có nhiều thay đổi, kể từ năm 1985, khi Wellington thông qua một đạo luật cấm các tàu dùng năng lượng hạt nhân hoặc có trang bị vũ khí nguyên tử tới các cảng của nước này.
Ông Robert Ayson, giáo sư nghiên cứu chiến lược, thuộc đại học Victoria, Wellington nhận định, việc các quan chức Mỹ liên tiếp công du New Zealand "phản ánh mối lo ngại của Hoa Kỳ là Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng trong vùng và Mỹ không muốn nhượng bộ Trung Quốc" tại khu vực nam Thái Bình Dương.
Theo Dantri
Mỹ kêu gọi Trung, Nhật kiềm chế Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hôm nay kêu gọi những nỗ lực ngoại giao nhằm giải quyết cuộc tranh chấp lãnh thổ đang ngày một xấu đi giữa Nhật Bản và Trung Quốc, sau khi cảnh báo về nguy cơ chiến tranh. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (trái) và người đồng cấp Nhật Bản Satoshi Morimoto trong cuộc họp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

EU nhất trí lập quỹ quốc phòng 168 tỷ USD cho mua sắm vũ khí

Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể nhận định về tác động của đối thoại Nga - Mỹ

Bloomberg: Chính quyền Trump cân nhắc rao bán trụ sở VOA

Núi lửa Lewotobi Laki-Laki ở Indonesia phun trào nhiều lần trong 2 ngày qua

Ông Trump - Putin điện đàm sau đàm phán Nga - Ukraine

Ông Trump cảnh báo cứng rắn các doanh nghiệp Mỹ về vấn đề thuế quan

Nga bắt giữ tàu chở dầu từ Estonia

Mặt trận không tiếng súng giữa Nga và Ukraine

Xung đột Ấn Độ - Pakistan viết lại nguyên tắc không chiến

Kinh tế Trung Quốc gặp khó: Bắc Kinh đã "ngấm đòn" thuế quan?

"Ác điểu" MQ-9 của Mỹ sắp hết thời sau nhiều năm tung hoành?

Israel tăng cường không kích, phá hủy các bệnh viện tại Dải Gaza
Có thể bạn quan tâm

Chốt Đơn 'tắt thở' vì drama Thùy Tiên bị bắt, công sức ekip đổ sông đổ biển?
Phim việt
10:03:38 20/05/2025
Apple có thể loại bỏ trợ lý giọng nói Siri tại nhiều quốc gia
Thế giới số
10:00:54 20/05/2025
Phương Mỹ Chi khoe nốt cao tại Trung Quốc trước dàn "quái thú" quốc tế, Quán quân Giọng Hát Việt lại bị chỉ trích
Nhạc việt
09:57:41 20/05/2025
"Nam thần tuổi thơ" hối hận vì dạy hư cả thế hệ trẻ
Sao châu á
09:53:03 20/05/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên xác định thời điểm hợp tác kẹo rau củ: "Vì tôi mọi người sẽ mua sản phẩm rất nhiều"
Sao việt
09:48:30 20/05/2025
Phản ứng của dân tình khi thiếu gia nhà bầu Hiển khoe con thứ 3, từ doanh nhân nghìn tỷ đến ca sĩ, cầu thủ đều chúc mừng
Netizen
09:43:43 20/05/2025
Cảnh khó tin trên bãi biển ở Thanh Hóa: Du khách khổ sở tìm đường xuống tắm
Du lịch
09:43:04 20/05/2025
Subaru 'quay xe', không dám bán ôtô điện vì sợ thuế
Ôtô
09:39:10 20/05/2025
Ngắm 'kẻ ngáng đường' Honda Rebel 500: Thiết kế hầm hố, giá hơn 137 triệu đồng
Xe máy
09:19:36 20/05/2025
iPhone 16 Pro Max đấu Pixel 10 Pro XL: 'Thành trì' Apple có sụp đổ?
Đồ 2-tek
09:02:48 20/05/2025