Mỹ định hình lại trật tự toàn cầu nhưng không theo cách thế giới mong đợi
Sự trở lại Nhà Trắng của Tổng thống Donald Trump đang mở ra một cuộc cách mạng chính trị chưa từng có.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Washington D.C., ngày 14/2/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đài RT, chính quyền Mỹ mới đang nhanh chóng phá vỡ trật tự cũ, định hình lại cả chính sách đối nội lẫn đối ngoại và củng cố những thay đổi khó có thể đảo ngược, ngay cả khi một Đảng khác ngoài Cộng hoà giành lại quyền lực trong tương lai.
Đối với Tổng thống Trump, ưu tiên hàng đầu là phá vỡ hệ thống hiện tại và củng cố những biến đổi triệt để. Nhiều nguyên tắc từng định hướng chính sách của Mỹ suốt hàng chục, thậm chí hàng trăm năm, đang bị loại bỏ một cách có chủ đích. Chiến lược toàn cầu của Washington, vốn dựa trên ảnh hưởng quân sự, ngoại giao và tài chính, nay đang được viết lại để phục vụ lợi ích chính trị trong nước.
Sự kết thúc của đế chế tự do Mỹ
Trong suốt 100 năm qua, Mỹ hoạt động như một đế chế toàn cầu. Không giống như các đế chế truyền thống dựa trên việc mở rộng lãnh thổ, đế chế Mỹ mở rộng tầm ảnh hưởng thông qua sự thống trị tài chính, các liên minh quân sự và ảnh hưởng tư tưởng. Tuy nhiên, mô hình này ngày càng trở nên khó duy trì. Từ cuối những năm 1990, chi phí duy trì quyền bá chủ toàn cầu đã vượt quá lợi ích, làm dấy lên sự bất mãn cả trong nước lẫn quốc tế.
Tổng thống Trump và các đồng minh của ông muốn chấm dứt “đế chế tự do” này và đưa Mỹ trở lại một mô hình tự lực cánh sinh, theo hướng bảo hộ thương mại, tương tự như giai đoạn cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 dưới thời Tổng thống William McKinley. Ông Trump đã nhiều lần ca ngợi thời kỳ này, coi đó là giai đoạn hoàng kim của nền kinh tế Mỹ, trước khi đất nước gánh vác trách nhiệm lãnh đạo toàn cầu.
Theo tầm nhìn này, Mỹ sẽ cắt giảm các khoản chi tiêu nước ngoài không hiệu quả và tập trung vào những lợi thế tự nhiên: tài nguyên phong phú, nền công nghiệp tiên tiến và thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới. Thay vì duy trì sự hiện diện quân sự khắp toàn cầu, Washington sẽ sử dụng sức mạnh kinh tế một cách quyết liệt hơn để giành lợi thế thương mại. Tuy nhiên, sự chuyển đổi này tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt trong một nền kinh tế toàn cầu hóa cao độ.
Thay đổi chiến lược toàn cầu
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải). Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Dù các chính sách của ông Trump chủ yếu phục vụ lợi ích trong nước, chúng cũng có tác động lớn ra bên ngoài. Chính quyền của ông đang hệ thống hóa việc tháo dỡ những thể chế thuộc trật tự cũ, bao gồm cả những tổ chức từng đối đầu với Moskva. Ví dụ, USAID, công cụ quan trọng của Mỹ trong việc tác động tới không gian hậu Xô Viết, đã bị cắt giảm đáng kể. Trớ trêu thay, ông Trump có động cơ xóa sổ USAID mạnh hơn cả Tổng thống Nga Vladimir Putin, vì tổ chức này từng bị sử dụng làm công cụ chính trị trong nước bởi các đối thủ của ông.
Nếu Mỹ từ bỏ mô hình đế chế tự do, nhiều điểm xung đột với Nga sẽ biến mất. Trong lịch sử, quan hệ Moskva – Washington khá ổn định trong thế kỷ 19. Nếu nước Mỹ của ông Trump quay trở lại chủ nghĩa biệt lập, Nga sẽ không còn là mục tiêu chính của sự can thiệp từ Washington. Điểm căng thẳng chính có thể nằm ở Bắc Cực, nơi cả hai nước có lợi ích chiến lược.
Trong khi đó, Trung Quốc vẫn là đối thủ hàng đầu của ông Trump. Mô hình kinh tế của Bắc Kinh xung đột trực tiếp với tầm nhìn bảo hộ của ông Trump. Không giống như Tổng thống Biden, người tìm cách kiềm chế Trung Quốc thông qua các liên minh, ông Trump sẵn sàng đơn phương hành động, điều này có thể làm suy yếu sự đoàn kết của phương Tây. Chính quyền mới dự kiến sẽ đẩy mạnh cuộc chiến kinh tế và công nghệ với Trung Quốc, ngay cả khi điều đó làm mất lòng các đồng minh châu Âu.
Video đang HOT
Châu Âu trước tình thế khó xử
Thủ tướng Anh Keir Starmer (giữa), Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự Hội nghị thượng đỉnh châu Âu về vấn đề Ukraine, ở London (Anh), ngày 2/3/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Một trong những bước đi gây tranh cãi nhất của ông Trump là lập trường đối đầu công khai với Liên minh châu Âu (EU). Phó Tổng thống J.D. Vance gần đây đã có bài phát biểu tại Munich, trong đó ủng hộ các phong trào dân tộc cánh hữu thách thức quyền lực của EU.
Sự thay đổi này đang đặt châu Âu vào một vị thế khó khăn. Trong nhiều năm, Trung Quốc coi Tây Âu là nơi họ có thể hợp tác kinh tế mà không gặp sự đối đầu như với Mỹ. Cách tiếp cận của ông Trump có thể thúc đẩy mối quan hệ EU – Trung Quốc, đặc biệt nếu các nhà lãnh đạo châu Âu cảm thấy bị Washington bỏ rơi.
Hiện đã có dấu hiệu cho thấy các nhà hoạch định chính sách châu Âu có thể nới lỏng hạn chế đối với đầu tư Trung Quốc, đặc biệt trong các ngành công nghiệp quan trọng như chất bán dẫn. Đồng thời, tham vọng mở rộng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) vào khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương có thể bị chững lại, khi khối này gặp khó khăn trong việc xác định vai trò mới của mình trong chiến lược hậu toàn cầu hóa của Mỹ.
Quan hệ Nga – Trung: Sự thay đổi chiến lược
Trong nhiều năm, Washington nuôi hy vọng tách rời Nga khỏi Trung Quốc. Nhưng cách tiếp cận mới của ông Trump khó có thể đạt được mục tiêu này. Quan hệ đối tác Nga – Trung được xây dựng trên những nền tảng vững chắc: đường biên giới dài, nền kinh tế bổ trợ lẫn nhau và lợi ích chung trong việc đối phó với sự thống trị của phương Tây.
Nếu có điều gì thay đổi, đó là việc Nga có thể chuyển sang một vị thế tương tự như Trung Quốc đầu những năm 2000, tập trung vào phát triển kinh tế trong khi duy trì sự linh hoạt chiến lược. Moskva có thể giảm bớt nỗ lực trực tiếp đối đầu với Mỹ, thay vào đó chú trọng vào việc tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh với Bắc Kinh.
Trong khi đó, Trung Quốc sẽ là mục tiêu chính của đế chế Mỹ thời Tổng thống Trump. Washington sẽ không chỉ đơn thuần tìm cách kiềm chế Bắc Kinh mà còn muốn thu hẹp ảnh hưởng kinh tế của nước này. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Mỹ sẽ thành công. Trung Quốc đã chuẩn bị cho sự tách rời kinh tế trong nhiều năm và Bắc Kinh có thể tận dụng một phương Tây đang chia rẽ để củng cố vị thế của mình.
Tương lai bất định
Sự trở lại của ông Trump đánh dấu một sự thay đổi căn bản trong cán cân quyền lực toàn cầu. Mỹ đang chuyển từ một đế chế tự do sang một chính sách đối ngoại thực dụng và mang tính giao dịch hơn. Đối với Nga, điều này đồng nghĩa với việc giảm bớt xung đột ý thức hệ với Washington nhưng tiếp tục cạnh tranh ở các khu vực chiến lược như Bắc Cực.
Đối với Trung Quốc, các chính sách của ông Trump đặt ra một thách thức trực tiếp. Câu hỏi đặt ra là liệu Bắc Kinh có thể thích nghi với một thế giới mà Mỹ không chỉ tìm cách kiềm chế mà còn chủ động thu hẹp ảnh hưởng của họ.
Một điều chắc chắn: thế giới đang bước vào giai đoạn chuyển đổi sâu sắc và các quy tắc cũ không còn giá trị. Mỹ đang viết lại luật chơi và phần còn lại của thế giới sẽ phải thích nghi.
Hậu quả toàn cầu của việc Mỹ ngừng viện trợ phát triển
Việc Mỹ đình chỉ viện trợ phát triển không chỉ ảnh hưởng đến các nước nghèo mà còn làm suy giảm ảnh hưởng toàn cầu của Washington.
Trong khi đó, Trung Quốc và Liên minh châu Âu (EU) có thể tận dụng cơ hội để mở rộng vị thế của mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại cuộc họp báo ở Nhà Trắng, Washington, D.C. Ảnh: THX/TTXVN
Theo nhận định của nhà phân tích Patrick Kugel thuộc Viện Các vấn đề Quốc tế Ba Lan (PISM), quyết định đình chỉ toàn bộ viện trợ phát triển của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây ra làn sóng chấn động toàn cầu, ảnh hưởng đến hàng triệu người tại 177 quốc gia và đe dọa làm suy yếu cả hệ thống hợp tác phát triển quốc tế. Với tư cách là nhà tài trợ song phương lớn nhất thế giới, việc Mỹ rút lui khỏi vai trò này đang tạo ra khoảng trống tài chính khổng lồ mà các quốc gia và tổ chức khác khó có thể lấp đầy trong ngắn hạn.
Hỗn loạn trong hệ thống viện trợ Mỹ
Vai trò của Mỹ trong lĩnh vực viện trợ phát triển là không thể phủ nhận. Năm 2023, Mỹ đã phân bổ 66 tỷ USD cho Viện trợ Phát triển Chính thức (ODA), chiếm 30% tổng số 224 tỷ USD viện trợ toàn cầu từ các nước phát triển thuộc Ủy ban Hỗ trợ Phát triển của OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế). Đặc biệt trong lĩnh vực viện trợ nhân đạo, Mỹ đóng vai trò còn quan trọng hơn khi cung cấp 14 tỷ USD trong năm 2024, tương đương 42% chi tiêu toàn cầu cho mục đích này.
Mặc dù quy mô viện trợ của Mỹ là rất lớn, nhưng tỷ lệ này chỉ chiếm 1,17% ngân sách liên bang và 0,24% GDP - một trong những tỷ lệ thấp nhất trong OECD. Dù vậy, quy mô tuyệt đối của viện trợ Mỹ không dễ gì được thay thế bởi các nhà tài trợ khác trong ngắn hạn.
Một trong những sắc lệnh hành pháp đầu tiên của Tổng thống Trump sau khi nhậm chức là lệnh đình chỉ ngay lập tức mọi khoản viện trợ phát triển trong thời gian 90 ngày cũng như yêu cầu đánh giá lại toàn bộ việc chi tiêu để đảm bảo hiệu quả và phù hợp với lợi ích quốc gia Mỹ.
Hệ thống viện trợ của Mỹ bao gồm 21 tổ chức tham gia cung cấp viện trợ nước ngoài, trong đó quan trọng nhất là Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID). Được thành lập từ năm 1961, USAID đã phân phối viện trợ trị giá 44 tỷ USD vào năm 2023 và tạo việc làm cho gần 14.000 người lao động. Vào ngày 24/1 vừa qua, nhân viên của USAID đã được lệnh ngừng làm việc và gần 10.000 người làm việc ở các nước đang phát triển phải trở về nước trong vòng 30 ngày.
Dù Chính phủ Mỹ đã cấp một số "miễn trừ" cho các dịch vụ y tế khẩn cấp, nhưng việc hoãn thanh toán vẫn gây ra những khó khăn đáng kể trong việc thực hiện các chương trình hỗ trợ. Chính quyền Trump cũng đang thực hiện các bước để chuyển USAID về dưới sự quản lý của Bộ Ngoại giao Mỹ, mặc dù theo luật năm 1998, USAID được công nhận là một cơ quan riêng biệt và việc giải thể cơ quan này cần có sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ. Điều này dẫn đến tình trạng tranh chấp pháp lý và hỗn loạn thể chế.
Tác động nghiêm trọng đến các nước nhận viện trợ
Viện trợ song phương của Mỹ tiếp cận hàng trăm triệu người ở 177 quốc gia, tập trung chủ yếu ở châu Âu và Âu-Á (19,5 tỷ USD vào năm 2023) và châu Phi cận Sahara (16,2 tỷ USD). Ukraine là quốc gia nhận viện trợ lớn nhất với 16,6 tỷ USD vào năm 2023, theo sau là Ethiopia và Jordan (mỗi nước 1,7 tỷ USD), Afghanistan (1,3 tỷ USD) và Somalia (1,2 tỷ USD).
Các lĩnh vực chính được Mỹ hỗ trợ là phát triển kinh tế (27% vào năm 2023), chăm sóc sức khỏe (22,3%), viện trợ nhân đạo (21,7%), hòa bình và an ninh (14,2%), dân chủ và nhân quyền (3,2%). Thông qua các chương trình này, Mỹ đã tài trợ cho các dự án phòng chống AIDS và sốt rét, cung cấp thực phẩm và thuốc men cho nạn nhân xung đột, đào tạo quản lý, hỗ trợ hoạt động của các "tổ chức xã hội dân sự và phương tiện truyền thông độc lập".
Theo ước tính của Trung tâm Phát triển Toàn cầu, nếu viện trợ của Mỹ bị cắt giảm trong một năm, GDP của các nước phụ thuộc nhiều vào viện trợ sẽ giảm nghiêm trọng, từ 3% (Micronesia) đến 9% (Somalia). Các nước nghèo nhất sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, đặc biệt là nơi viện trợ Mỹ đóng vai trò lớn như Liberia (26% tổng ODA), Somalia hoặc Nam Sudan (40%). Nếu khoảng trống này không được các nhà tài trợ khác lấp đầy, quyết định của Mỹ sẽ làm trầm trọng thêm các cuộc khủng hoảng nhân đạo và gây bất ổn kinh tế, chính trị ở nhiều quốc gia.
Thách thức cho các tổ chức quốc tế
Mỹ không chỉ là nhà tài trợ song phương lớn nhất mà còn là nhà tài trợ hàng đầu cho các tổ chức quốc tế và các định chế tài chính phát triển. Năm 2023, 44,2% tổng viện trợ ODA của Mỹ được chuyển qua các kênh đa phương, trong đó 81% thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) và các cơ quan của Liên hợp quốc.
Việc đình chỉ viện trợ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tổ chức phụ thuộc nhiều vào nguồn tài trợ của Mỹ, bao gồm Tổ chức Di cư Quốc tế (45% ngân sách từ Mỹ), Chương trình Lương thực Thế giới (44%) và Văn phòng Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (40%). Sự sụt giảm nguồn quỹ sẽ buộc các tổ chức này phải hợp lý hóa chi tiêu, cắt giảm một số chương trình và thu hẹp hoạt động ở các nước đang phát triển.
Quyết định của Mỹ cũng có thể gây ra hiệu ứng domino, khuyến khích các nhà tài trợ khác như Pháp, Anh và Thụy Điển cũng cắt giảm viện trợ. Điều này làm tăng nguy cơ ODA toàn cầu giảm mạnh, có thể dẫn đến sự sụp đổ của hệ thống hợp tác phát triển quốc tế và khiến việc đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững trở nên bất khả thi.
Nhân viên Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) rời khỏi trụ sở ở Washington, D.C., sau khi Công ty bị giải thể, ngày 21/2/2025. Ảnh: REUTERS/TTXVN
Suy giảm sức mạnh mềm của Mỹ
Quyết định của Tổng thống Trump là minh chứng cho sự suy giảm vai trò của Mỹ như một nước cung cấp viện trợ nhân đạo lớn nhất trong hệ thống quốc tế. Bằng cách rút lui khỏi vai trò cung cấp hàng hóa công cộng toàn cầu, Mỹ đang làm suy yếu các công cụ quyền lực mềm của mình ở nhiều quốc gia.
Khoảng trống do Mỹ để lại có thể được các cường quốc khác, đặc biệt là Trung Quốc, lấp đầy. Với sự gia tăng hỗ trợ tài chính, Trung Quốc có thể tăng cường ảnh hưởng của mình tại các tổ chức quốc tế và các nước đang phát triển.
Tổn hại đến hình ảnh của Mỹ không chỉ đến từ quyết định đình chỉ ODA mà còn từ cách thức thực hiện. Những người chỉ trích USAID, bao gồm cả tỷ phú Elon Musk, đã gọi đây là một "tổ chức tội phạm" do "những kẻ cực đoan" điều hành, đồng thời nêu bật những ví dụ về các dự án không hiệu quả và lãng phí. Điều này không chỉ làm suy yếu lòng tin vào chính sách viện trợ mà còn làm mất uy tín của chính sách đối ngoại Mỹ trong những thập kỷ gần đây.
Tương lai của viện trợ Mỹ và vai trò của EU
Phân tích đầy đủ hơn về tác động của quyết định này sẽ chỉ có thể thực hiện sau khi quá trình đánh giá hoàn tất (dự kiến vào nửa cuối tháng 4 tới) và mô hình mới của hệ thống viện trợ Mỹ được xác định. Có khả năng một số khoản chi tiêu sẽ được tiếp tục, nhưng với bản chất thay đổi. Tương lai của viện trợ cho y tế, khí hậu và truyền thông "tự do" sẽ không chắc chắn.
Bên cạnh đó, viện trợ có thể trở thành công cụ gây sức ép kinh tế lên các quốc gia khác để đổi lấy nhượng bộ về các vấn đề quan trọng đối với chính quyền Trump, nhưng như vậy, nó sẽ không còn là công cụ quyền lực mềm hiệu quả.
Với EU, khối này có lợi ích trong việc lấp đầy khoảng trống tài chính do quyết định của Mỹ tạo ra, đặc biệt trong các vấn đề quan trọng như hỗ trợ Ukraine. Để xây dựng sự ủng hộ của công chúng đối với việc tăng chi cho viện trợ phát triển, EU cần trình bày việc này như một yếu tố của an ninh toàn diện nhằm ổn định khu vực lân cận và hệ thống quốc tế.
Chuyên gia phân tích Kugel cho rằng, ngoài việc tăng nguồn vốn từ EU và các quốc gia thành viên, cần khuyến khích các nhà tài trợ khác như Nhật Bản, Anh và các nền kinh tế mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ đảm nhận trách nhiệm lớn hơn trong việc giúp đỡ các quốc gia nghèo nhất. EU cũng cần nỗ lực thuyết phục Mỹ tiếp tục càng nhiều chương trình viện trợ càng tốt sau khi hoàn tất quá trình đánh giá, đặc biệt trước thềm hội nghị các nhà tài trợ sắp tới tại Seville vào tháng 7 năm nay.
Ấn Độ nêu lập trường về đồng USD Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar khẳng định rằng nhóm BRICS không có sự đồng thuận về việc phi USD hóa và bác bỏ quan điểm cho rằng nhóm này đang tìm cách chống lại đồng tiền của Mỹ. Ngoại trưởng Ấn Độ S. Jaishankar. Ảnh minh hoạ: ANI/TTXVN Đài RT đưa tin, ngày 5/3, phát biểu tại Viện nghiên cứu Chatham House...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Anh cải tổ hệ thống hưu trí theo mô hình của Australia để thúc đẩy kinh tế

Mỹ và Qatar ký kết các thỏa thuận kinh tế lịch sử trị giá 1.200 tỷ USD

Toàn cảnh cuộc hoà đàm lần đầu tiên kể từ năm 2022 giữa Nga và Ukraine tại Istanbul

Qatar đã chi hàng tỷ USD để giành ảnh hưởng ở Mỹ thế nào?

Giới chức Mỹ bất ngờ khi Tổng thống Trump bỏ trừng phạt Syria

Trung Quốc và Nga kêu gọi hạ nhiệt căng thẳng Biển Đỏ

Thủ tướng Malaysia nói Nga sẵn sàng hỗ trợ điều tra vụ bắn rơi máy bay MH17

'Vòm Vàng' phòng thủ tên lửa Mỹ: Bước ngoặt châm ngòi cuộc chạy đua vũ trang mới?

Ấn Độ bình luận về công nghệ vũ khí nước ngoài mà Pakistan đang sở hữu

Tổng thống Trump trấn an khi bỏ qua Israel trong chuyến công du Trung Đông

Anh, Đức bắt tay chế tạo vũ khí chính xác tầm bắn 2.000km

Tổng thống Peru bổ nhiệm thủ tướng thứ 4 trong vòng 3 năm
Có thể bạn quan tâm

Lần đầu tiên công bố sau 2 tháng: Video ghi lại cảnh mặt đất "dậy sóng" kinh hoàng trong trận động đất ở Myanmar
Netizen
16:23:55 15/05/2025
Thấy tiếng động lạ trong xô nước, cán bộ kiểm lâm hân hoan tìm thấy loài "tuyệt chủng" hơn 30 năm
Lạ vui
16:18:06 15/05/2025
Bùi Khánh Linh tự đào chuyện 'phụ bạc', fan nghi lại chiêu trò nước mắt cá sấu
Sao việt
15:45:14 15/05/2025
Scarlett Johansson chỉ trích Oscar vì từng phớt lờ "Avengers: Endgame"
Hậu trường phim
15:17:06 15/05/2025
Nam thanh niên lừa tiền tỷ của nữ đồng nghiệp rồi 'nướng' vào cờ bạc
Pháp luật
14:51:54 15/05/2025
NSND Thu Hiền, Phạm Phương Thảo khiến khán giả nghẹn ngào qua các ca khúc về Bác Hồ
Nhạc việt
14:50:34 15/05/2025
Tông xe liên hoàn trên quốc lộ ở Đắk Nông, 2 người tử vong
Tin nổi bật
14:40:18 15/05/2025
Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh khẳng định vai trò của nhà nước Palestine cho sự thịnh vượng ở Trung Đông
