Mỹ dọa rút khỏi hòa đàm Ukraine: Cuộc đua “ai nháy mắt trước”
Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn có một thỏa thuận hòa bình Nga – Ukraine trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ, Kiev sẵn sàng ngừng bắ.n ngay lập tức, nhưng Moscow dường như muốn nhiều hơn thế.
Trong một dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu mất dần kiên nhẫn, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio ngày 18/4 tuyên bố, Washington có thể từ bỏ nỗ lực trung gian đàm phán hòa bình Ukraine.
“Nếu không thể chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine, chúng tôi cần từ bỏ. Cần phải xác định ngay tại đây, trong vòng vài ngày, liệu có đạt được thỏa thuận hòa bình trong thời gian ngắn không. Chúng tôi sẽ không tiếp tục nỗ lực này trong nhiều tuần và nhiều tháng liên tục”, ông Rubio tuyên bố sau cuộc hội đàm với đại diện của Ukraine và một số nước châu Âu khác tại Paris hôm 18/4.
Ông nhấn mạnh: “Đó không phải là cuộc chiến của chúng tôi. Chúng tôi không phát động cuộc chiến này. Mỹ đã giúp đỡ Ukraine trong 3 năm qua và chúng tôi muốn nó kết thúc, nhưng đó không phải là cuộc chiến của chúng tôi”.
Một quan chức Mỹ mô tả bình luận của Ngoại trưởng Rubio phản ánh mối lo ngại của Tổng thống Trump rằng cuộc chiến này có thể sớm bị coi là “cuộc chiến của chính quyền Trump” nếu những nỗ lực hòa đàm không thành công.
Tổng thống Trump sau đó cũng xác nhận: “Chúng tôi muốn hoàn tất điều này một cách nhanh chóng. Nhưng nếu vì lý do nào đó, một trong hai bên gây khó khăn lớn, chúng tôi sẽ nói thẳng các vị thật ngốc nghếch, tồi tệ và chúng tôi sẽ rút lui. Nhưng hy vọng điều đó không xảy ra”. Ông từ chối nêu rõ thời hạn còn lại để giải quyết xung đột Ukraine là bao lâu.
Những phát biểu này cũng cho thấy đàm phán hòa bình Nga – Ukraine không đơn giản như ông Trump từng tuyên bố có thể chấm dứt cuộc xung đột Ukraine trong vòng 24 giờ.
Ông đã gây sức ép buộc cả hai bên ngồi vào bàn đàm phán, đ.e dọ.a sẽ áp đặt lệnh trừng phạt cứng rắn hơn đối với Nga hoặc chấm dứt hàng tỷ USD hỗ trợ quân sự của cho Ukraine.
Cả Ukraine và Nga đều tham gia cuộc đàm phán do Mỹ làm trung gian tại Ả rập Xê út và đạt được đồng thuận về lệnh ngừng bắ.n một phần, nhưng không có gì hơn thế nữa. Các cuộc đàm phán kéo dài khiến nhà lãnh đạo Mỹ mất dần kiên nhẫn.
Sự mất kiên nhẫn bộc lộ ngay từ cuộc hội đàm bị coi là “thảm họa” giữa ông và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng hồi tháng 2. Tiếp đến là những cuộc hội đàm con thoi của phái đoàn Mỹ với cả Nga và Ukraine, nhưng đến nay, ông Trump vẫn chưa thể đạt được mục tiêu ngừng bắ.n toàn diện ở Ukraine và cũng chưa có được một thỏa thuận khoáng sản mà ông mong muốn với Kiev.
Có ý kiến cho rằng, ông Trump mất dần kiên nhẫn do chiến lược “câu giờ” của Nga, trong khi số khác nhận định cảnh báo mới nhất của Washington nhằm gây sức ép buộc Ukraine nhượng bộ.
Cuộc đua “ai nháy mắt trước” ngầm chỉ liệu bên nào sẽ mất kiên nhẫn trước trong các cuộc đàm phán về cuộc chiến Ukraine.
Bước đi tiếp theo của Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump (Ảnh: AFP).
Theo phân tích của trang Spectator, chính quyền Tổng thống Trump hiện tại có 3 lựa chọn chính sau tuyên bố dọa từ bỏ nỗ lực trung gian đàm phán.
Lựa chọn đầu tiên là theo đuổi kế hoạch như ban đầu nhưng với các điều khoản nhẹ nhàng hơn. Mặc dù điều này có vẻ bất khả thi bởi cả Nga và Ukraine đều không sẵn sàng nhượng bộ.
Đối với những người phản đối Nga ở Washington, đây sẽ là hướng đi tồi tệ nhất mà ông Trump có thể thực hiện vì hoàn toàn có khả năng ông sẽ đáp ứng một số yêu cầu cốt lõi của Nga. Nó cũng sẽ gây ra một loạt vấn đề giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu, những người sẽ lên tiếng phản đối một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Moscow.
Lựa chọn thứ hai mà ông Trump có thể thực hiện là đình chỉ các cuộc đàm phán và siết lệnh trừng phạt đối với Nga. Vào tháng 3, ông đã dọa áp thuế quan thứ cấp đối với dầu mỏ của Nga nếu không đạt được thỏa thuận chấm dứt xung đột Ukraine.
Tuy nhiên, dù đã gia hạn các lệnh trừng phạt, ông Trump hiện vẫn chưa có động thái nào để tăng cường các lệnh trừng phạt Nga. Ngoại trưởng Rubio và Đặc phái viên Mỹ về Nga và Ukraine Keith Kellogg được cho là đã thúc đẩy một cách tiếp cận cứng rắn hơn đối với Nga, nhưng ông Witkoff phản đối.
Trong mọi trường hợp, sẽ rất khó để Tổng thống Trump tăng đáng kể các lệnh trừng phạt thứ cấp đối với Nga vì ông đã áp đặt mức thuế 145% đối với nước nhập khẩu năng lượng hàng đầu của Nga là Trung Quốc.
Cách hiệu quả hơn nhiều sẽ là tiếp tục viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine bởi chỉ khi tin rằng Ukraine có thể chiến đấu vô thời hạn và thành công thì Nga mới thực sự sẵn sàng đàm phán. Tuy vậy, nguồn viện trợ của Mỹ sẽ sớm lâm vào tình trạng báo động.
Khi này, chính quyền sẽ cần quốc hội duyệt gói viện trợ quân sự trị giá hàng tỷ USD khác, tương tự những gì chính quyền cựu Tổng thống Joe Biden đã làm trong nhiệm kỳ của mình, và về cơ bản, điều đó đi ngược lại khẩu hiệu khi tranh cử của ông Trump.
Lựa chọn thứ ba của ông Trump có thể là từ bỏ hoàn toàn và giao lại vấn đề Ukraine cho châu Âu. Có ý kiến cho rằng, việc để Ukraine và châu Âu tự quyết sẽ tốt hơn là ép buộc Ukraine ký một thỏa thuận hòa bình mà họ phải chịu bất lợi.
Về mặt chiến lược, điều này sẽ đặt châu Âu vào thế khó để chứng minh rằng họ có thể đảm bảo an ninh cho Ukraine.
Hiện tại, các cuộc đàm phán hòa bình về mặt kỹ thuật vẫn đang diễn ra, nhưng chỉ trong thời gian ngắn Mỹ sẽ phải chuẩn bị cho thời điểm mà ngoại giao không còn tác dụng nữa.
Nga không vội
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: TASS).
Nga dường như không quá bận tâm nếu Mỹ thực sự từ bỏ nỗ lực trung gian hòa đàm.
Theo các nhà phân tích, triển vọng hòa đàm Nga – Ukraine lúc này phụ thuộc vào việc liệu Nga có sẵn sàng hạ thấp những điều kiện hòa bình nêu ra từ mùa hè năm ngoái hay không.
Tháng trước, báo Washington Post dẫn nội dung một văn bản được cho là tài liệu chiến thuật đàm phán của Nga. Tài liệu được một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Moscow thân cận với Cơ quan An ninh Liên bang Nga biên soạn vào tháng 2, nêu ra những yêu cầu tối đa của Nga đối với bất kỳ kịch bản chấm dứt xung đột nào ở Ukraine.
Theo đó, tài liệu cho rằng, Nga nên nỗ lực làm suy yếu vị thế đàm phán của Mỹ về Ukraine bằng cách khơi dậy căng thẳng giữa chính quyền ông Trump với các quốc gia khác, trong khi thúc đẩy nỗ lực nhằm phá vỡ chính quyền Ukraine.
Tài liệu nêu rõ: “Một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraine không thể xảy ra trước năm 2026″. Việc trì hoãn này được cho là bởi Nga muốn có vị thế tốt hơn nữa trên bàn đàm phán bằng cách giành thêm lãnh thổ ở Ukraine. Các nhà phân tích Ukraine dự đoán một cuộc tấ.n côn.g nhiều hướng có thể kéo dài 6-9 tháng.
Tài liệu cũng bác bỏ bất kỳ kế hoạch nào về việc điều động lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine như đề xuất hiện nay của một số nước NATO.
Tài liệu nhấn mạnh việc công nhận chủ quyền của Nga đối với các lãnh thổ Ukraine mà nước này đã kiểm soát, và đề nghị lập một vùng đệm ở Đông Bắc Ukraine, cũng như một khu phi quân sự ở miền nam Ukraine gần bán đảo Crimea.
Nếu như việc trì hoãn có lợi cho Moscow, câu hỏi đặt ra là tại sao Nga lại đề xuất một thời hạn cụ thể thay thì kéo dài vô thời hạn?
Hơn nữa, một số ý kiến cho rằng, sự mất kiên nhẫn của Washington phần nào mang động cơ chính trị nội bộ, nếu xét đế việc ông Trump từng cam kết trong chiến dịch tranh cử về việc nhanh chóng kết thúc xung đột.
“Nga sẽ không hy sinh lợi ích hoặc an ninh của mình để giúp ông Trump giải quyết các vấn đề chính trị trong nước”, ông Feodor Voitolovsky, giám đốc Viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế ở Moscow, nhận định. Ông cũng cho rằng nếu Mỹ rút khỏi các cuộc đàm phán Ukraine, Nga sẽ phải tạo điều kiện cho một tiến trình ngoại giao bằng cách sử dụng vũ lực mới.
Để tiếp tục trì hoãn, chiến thuật của Nga sẽ là tìm cách xoa dịu chính quyền Trump bằng những nhượng bộ hạn chế ví dụ như lệnh ngừng tấ.n côn.g hạ tầng năng lượng vừa hết hiệu lực hay đơn phương ban bố một lệnh ngừng bắ.n tạm thời vào dịp lễ Phục sinh.
“Hiện tại, Moscow và Washington dường như không thể hoặc không muốn thực hiện những bước đi có ý nghĩa đối với nhau, nhưng không bên nào muốn thừa nhận thất bại hoặc gây ra một vòng xoáy leo thang mới. Đây là một trò chơi chờ đợi: ai sẽ chớp mắt trước? Sự bế tắc đó sẽ không kéo dài mãi mãi. Ông Trump có thể sẽ sớm đưa ra quyết định viện trợ quân sự mới cho Ukraine, trong khi Nga sẽ phát động một cuộc tấ.n côn.g xuân hè”, Sergey Poletaev, chuyên gia người Nga về quan hệ quốc tế và là cộng tác viên của Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga, nhận định.
Ukraine trước sức ép nhượng bộ
Ukraine sẵn sàng ngừng bắ.n vô điều kiện với Nga (Ảnh: Politico).
Cựu Đại sứ Mỹ tại Ba Lan Daniel Fried cho biết, hiện không rõ tuyên bố của Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Rubio thực sự hàm ý điều gì, liệu Washington có ý định từ bỏ hay đây chỉ một chiến thuật đàm phán của ông Trump.
“Rời đi có nghĩa là gì? Rời khỏi Ukraine? Rút lại sự ủng hộ của Mỹ dành cho Ukraine? Để Ukraine tự xoay xở. Hay có nghĩa là rời khỏi các cuộc đàm phán và sau đó quyết định gây thêm áp lực lên Nga và tăng cường hỗ trợ quân sự cho Ukraine. Ngôn từ của ông ấy có thể được hiểu theo cả hai cách”, Fried, một thành viên của Hội đồng Đại Tây Dương, cho biết.
Một nguồn tin thân cận với chính phủ Ukraine bày tỏ lo ngại rằng việc ông Trump đ.e dọ.a rút khỏi tiến trình đàm phán có thể dẫn đến việc Mỹ đình chỉ viện trợ quân sự cho Ukraine.
Hiện không có cuộc thảo luận nghiêm túc nào tại Nhà Trắng hoặc quốc hội Mỹ về việc tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine, trong khi các gói viện trợ đã được phê duyệt dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden sắp hết hạn. Các quan chức châu Âu nói rằng họ thậm chí chưa nhận được cam kết nào từ Mỹ về việc tiếp tục chia sẻ tình báo rộng rãi cho Ukraine.
Mỹ và Ukraine đã ký một biên bản ghi nhớ vào ngày 17/4 để thành lập một quỹ đầu tư cho việc tái thiết Ukraine như một phần của thỏa thuận đối tác kinh tế. Mục đích là hoàn tất thỏa thuận trước ngày 26/4, theo bản ghi nhớ do chính phủ Ukraine công bố.
Cả hai nước đã sẵn sàng ký một thỏa thuận hợp tác về tài nguyên thiên nhiên vào tháng 2, song đề xuất đã bị trì hoãn sau màn tranh cãi nảy lửa giữa Tổng thống Trump và người đồng cấp Ukraine Zelensky tại Nhà Trắng hồi tháng 2.
Mặc dù các chi tiết của thỏa thuận vẫn chưa rõ ràng, nhưng theo báo cáo của BBC, thỏa thuận đã mở rộng ra ngoài khoáng sản để kiểm soát cơ sở hạ tầng năng lượng cũng như dầu khí của Ukraine.
Ông Zelensky đã hy vọng sẽ sử dụng thỏa thuận này để có được đảm bảo an ninh của Mỹ trong trường hợp đạt được thỏa thuận ngừng bắ.n. Ông đã nói với các nhà lãnh đạo châu Âu vào tháng trước rằng “một lệnh ngừng bắ.n mà không có đảm bảo an ninh là nguy hiểm cho Ukraine”.
Với việc đã mất một phần đáng kể lãnh thổ của Ukraine, ông Zelensky không muốn đi vào lịch sử với tư cách là nhà lãnh đạo đã hợp pháp hóa những tổn thất đó, điều này có thể sẽ kết thúc sự nghiệp chính trị của ông.
Ông Zelensky đã sẵn sàng đóng băng cuộc xung đột nhưng không từ bỏ quyền tái vũ trang và tái huy động lực lượng Ukraine, đây cũng là lập trường mà Pháp và Anh theo đuổi. Họ tin rằng nếu các yêu cầu của Nga được chấp nhận, nó sẽ viết lại cấu trúc an ninh của châu Âu. Do đó, các cường quốc châu Âu muốn Ukraine tiếp tục chiến đấu hơn là thỏa thuận hòa bình với Nga.
Điều đáng nói là thời gian dường như không đứng về phía Ukraine. Ukraine đang chịu áp lực trong tuần này phải phản hồi một loạt ý tưởng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump về cách chấm dứt cuộc xung đột với Nga, bao gồm Washington công nhận việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và bác khả năng của Ukraine gia nhập NATO.
Giải pháp của Mỹ cho xung đột Ukraine có hiệu quả ?
Mỹ dường như có thêm một số động thái mới để nhằm thúc đẩy Nga chịu tiến hành đàm phán về cuộc xung đột Ukraine.
CNN hôm qua (23.4) đưa tin Mỹ vừa thông báo Ngoại trưởng nước này Marco Rubio không tham dự hội nghị sắp diễn ra ở London (Anh) để bàn về giải pháp cho xung đột Ukraine. Ông Keith Kellogg, Đặc phái viên của Tổng thống Donald Trump về Ukraine và Nga, sẽ thay Ngoại trưởng Rubio dự hội nghị tại London. Động thái của Washington khiến tầm mức sự kiện bị hạ thấp vì thiếu đại diện cấp cao của Mỹ.
Tổng thống Trump gặp Tổng thống Zelensky tại Nhà Trắng hồi cuối tháng 2. ẢNH: REUTERS
Mỹ "vừa đán.h vừa xoa"
Trong khi đó, trả lời truyền thông khi đang công du Ấn Độ cũng vào hôm qua, Phó tổng thống Mỹ JD Vance đ.e dọ.a Mỹ sẽ rút khỏi các cuộc đàm phán liên quan vấn đề Ukraine. CNN dẫn lời ông Vance tuyên bố: "Chúng tôi đã đưa ra một đề xuất rất rõ ràng cho cả Nga và Ukraine. Đã đến lúc họ phải nói đồng ý, nếu không thì Mỹ rút khỏi quá trình này. Chúng tôi đã tham gia vào rất nhiều hoạt động ngoại giao lẫn thực địa".
Trang Axios ngày 23.4 đưa tin quan chức Mỹ vừa trình bày tài liệu với phía Ukraine được xem như là "đề nghị cuối cùng" của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với cuộc xung đột Ukraine. Nhà Trắng khẳng định sẽ không tiếp tục tìm kiếm giải pháp cho xung đột Ukraine nếu các bên không đồng ý giải pháp của Mỹ.
Tuy nhiên, đề xuất trên của ông Trump đòi hỏi sự nhượng bộ lớn từ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Bởi Nhà Trắng đề xuất với Nga các điều sau: Mỹ "công nhận trên thực tế" chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea, "công nhận trên thực tế" việc Nga quản lý các khu vực tỉnh Luhansk và các phần nước này chiếm đóng của Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia của Ukraine; Ukraine sẽ không gia nhập NATO nhưng có thể trở thành một phần của Liên minh Châu Âu; Mỹ dỡ bỏ các lệnh trừng phạt nhằm vào Nga kể từ năm 2014 (thời điểm Nga sáp nhập Crimea của Ukraine); Nga tăng cường hợp tác kinh tế với Mỹ, đặc biệt là trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp.
Ngoại trưởng Mỹ hủy công du, Ukraine-phương Tây phải hạ cấp hội đàm
Với Ukraine, Nhà Trắng đề xuất như sau: "Đảm bảo an ninh mạnh mẽ" liên quan một nhóm đặc biệt gồm các nước châu Âu và các quốc gia ngoài châu Âu có cùng chí hướng, nhưng không rõ cách thức đảm bảo là thế nào; Ukraine kiểm soát lại một phần của tỉnh Kharkiv mà Nga đã chiếm đóng; sông Dnieper dọc theo tiề.n tuyến ở miền nam Ukraine sẽ không bị Nga cản trở; Mỹ hỗ trợ tái thiết Ukraine nhưng không nêu rõ nguồn lực tái thiết từ đâu.
Giải mã động thái của Mỹ
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 22.4 thông báo sẵn sàng đàm phán với Nga, nhưng Kyiv sẽ không chấp nhận một thỏa thuận công nhận sự kiểm soát của Moscow đối với Crimea.
Cùng ngày 22.4, tờ Financial Times đưa tin Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra giải pháp ngừng bắ.n theo giới tuyến chiến trường hiện tại nếu Mỹ công nhận chủ quyền của Moscow đối với Crimea và một số lãnh thổ bị Moscow chiếm đóng sau khi phát động chiến dịch quân sự từ tháng 2.2022.
Các diễn biến trên đồng nghĩa với việc Moscow và Kyiv đang mâu thuẫn về điều kiện đàm phán hòa bình.
Trả lời Thanh Niên ngày 23.4, chuyên gia tình báo quân sự Mỹ Carl O.Schuster nói: "Tình hình đang bất ổn nhưng tôi cho rằng cả Nga lẫn Ukraine đều không có đủ sức mạnh quân sự và nguồn lực thay đổi tình hình chiến lược. Moscow đang cố gắng chiếm giữ địa hình then chốt trước các cuộc đàm phán. Nhưng tôi không nghĩ rằng chiến lược đó sẽ thành công. Moscow có lẽ hy vọng sức chịu đựng của Nga vẫn lớn hơn Ukraine".
"Đối với Crimea, 77% dân số là người Nga nên có lẽ không có nhiều người ở Crimea muốn vùng đất này trở thành một phần của Ukraine. Vì vậy, mặc dù Kyiv muốn lấy lại Crimea, nhưng người Nga ở vùng đất này có thể đang ủng hộ Moscow", vị chuyên gia phân tích và nhận xét thêm: "Dù bị ngăn cản gia nhập NATO, Ukraine vẫn có thể thực hiện các thỏa thuận song phương với một số quốc gia thành viên NATO như Anh, Pháp và Ba Lan. Trong khi đó, nếu Ukraine gia nhập NATO thì Nga chắc chắn không chấp nhận".
Vì thế, chuyên gia Schuster đán.h giá những động thái của chính quyền Mỹ có thể nhằm thúc đẩy Nga ngồi vào bàn đàm phán.
Tổng thống Zelensky tuyên bố cắt ngắn chuyến thăm Nam Phi bởi lý do bất ngờ Theo BBC, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hủy một phần chuyến thăm đầu tiên của ông tới Nam Phi sau cuộc tấ.n côn.g bằng tên lửa và thiết bị bay không người lái (UAV) của Nga vào thủ đô Kiev của Ukraine vào đêm qua. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Ảnh: AFP/TTXVN Theo giới chức địa phương Ukraine, cuộc tấ.n côn.g của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đán.h giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Mexico đưa ra 'nhượng bộ' mới với Mỹ để tránh đối đầu ngoại giao và thuế quan nặng hơn

Mỹ - Ukraine sắp ký thoả thuận khoáng sản lịch sử: Cơ hội hay cạm bẫy?

Xung đột Hamas-Israel: Ai Cập thúc đẩy sáng kiến ngừng bắ.n mới tại Gaza

Bầu cử liên bang Canada: Kết quả sơ bộ nghiêng về đảng Tự do cầm quyền

Nigeria: Đán.h bom ven đường làm ít nhất 26 người thiệ.t mạn.g

Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance dự doán về kết cục của Ukraine khi xung đột với Nga kéo dài
Có thể bạn quan tâm

Đại tá, NSND Thu Hà: Ứa nước mắt giữa vòng tay Nhân dân, xem nhẹ cái nóng 50 độ
Nhạc việt
19:32:08 29/04/2025
Đoạn clip ghi lại thời điểm lửa bùng phát khiến 3 người t.ử von.g trong vụ cháy nhà ở Hà Nội
Netizen
19:23:02 29/04/2025
Điều tra vụ phụ huynh vào trường hàn.h hun.g nữ giáo viên
Tin nổi bật
18:05:49 29/04/2025
Nghỉ lễ 30/4 - 1/5 ăn gì?
Ẩm thực
18:04:41 29/04/2025
Khán giả 'khóc sưng mắt' khi xem 'Lậ.t mặ.t 8' của Lý Hải
Hậu trường phim
17:57:02 29/04/2025
Giao xe mô tô cho con trai gây ta.i nạ.n, người cha bị khởi tố
Pháp luật
17:48:27 29/04/2025
Nữ NSND nổi tiếng cả nước: Chồng là anh hùng phi công, sống ở TP.HCM vẫn có nhà 3 tầng tại Hà Nội
Sao việt
17:44:15 29/04/2025
Kim Soo-hyun đối mặt các vụ kiện đòi bồi thường "khủng"
Sao châu á
17:39:36 29/04/2025
Tử vi 12 con giáp hôm nay 30/4: Thân yên ắng, Hợi sự nghiệp thăng hoa
Trắc nghiệm
17:27:47 29/04/2025
Chu Thanh Huyền phẫu thuật thẩm mỹ?
Sao thể thao
16:23:51 29/04/2025