Mỹ dọn đường trở lại Biển Đông đối đầu Trung Quốc
Mỹ đang đàm phán với Philippines nhằm tăng cường sự hiện diện quân sự tại các căn cứ ở Biển Đông chĩa thẳng về phía Trung Quốc.
Chính phủ Mỹ đang mở rộng đàm phán với Manila nhằm tìm cách xây dựng thêm các cơ sở và kho tàng ở Philippines cũng như mở rộng hơn con đường tiếp cận với các căn cứ không quân và hải quân hướng mặt về phía Biển Đông của nước này.
Những cuộc đàm phán về sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông được tiến hành trong bối cảnh căng thẳng tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc ngày càng nóng hơn. Từ hồi tháng 2, quân đội Philippines đã lên tiếng tố cáo tàu hải quân và công vụ của Trung Quốc gia tăng hiện diện ở vùng biển tranh chấp.
Tàu khu trục USS Fitzgerald của Mỹ tại căn cứ hải quân Mỹ trước đây ở vịnh Subic
Trong tuần này, Đại sứ Philippines tại Mỹ Jose Cuisia cho biết Philippines dự định mở rộng hơn nữa cánh cửa cho Mỹ tiếp cận với các căn cứ của nước này theo hình thức tạm thời và luân phiên nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của mình. Tuy Manila không trao quyền đóng quân vĩnh viễn cho Mỹ nhưng điều này cũng giúp Mỹ tăng cường sự hiện diện của mình trên Biển Đông.
Hiệp định ký năm 1998 về viếng thăm quân sự cho phép lực lượng Mỹ duy trì sự hiện diện luân phiên ở Philippines, tuy nhiên Washington vẫn đang tìm cách mở rộng lực lượng này và xây dựng thêm các cơ sở hạ tầng cho mình.
Trong một buổi họp báo ở Manila, Đại sứ Cuisia cho biết: “Chúng tôi cần mở rộng hơn nữa hiệp định năm 1998 vì chúng tôi cần xây thêm một số cơ sở hạ tầng.” Những cơ sở này sẽ được xây dựng để “dùng chung” và cho phép Mỹ cất trữ trang thiết bị quân sự và hậu cần ở Philippines. Đại sứ Cuisia cho biết những cơ sở này sẽ cho phép Philippines sẵn sàng cho các hoạt động viện trợ nhân đạo và cứu hộ thiên tai trong tương lai.
Những cơ sở hạ tầng và căn cứ quân sự mà Mỹ đang nhắm đến cho lực lượng máy bay và tàu chiến của mình đều hướng mặt ra Biển Đông và tạo điều kiện cho hải quân, không quân Mỹ triển khai lực lượng gần các vùng lãnh thổ tranh chấp.
Video đang HOT
Tháng trước, quân đội Philippines cho biết họ đang dự định khôi phục lại các căn cứ không quân, hải quân ở vịnh Subic vốn từng được hải quân Mỹ sử dụng để tạo thế chiến lược cho Mỹ trong khu vực. Trong tháng 7, các nguồn tin quân sự và ngoại giao cho biết tất cả những cơ sở quân sự mà Mỹ đang muốn tiếp cận rộng rãi hơn đều chĩa thẳng vào Trung Quốc.
Tàu chiến Mỹ vẫn thường neo đậu ở vịnh Subic trong các chuyến thăm tới Philippines, và nhà thầu quân sự Huntington Ingalls Industries của Mỹ đã xây dựng một cơ sở để cung cấp dịch vụ cho tàu chiến Mỹ tại đây. Theo chuyên gia quân sự James Hardly, đây có thể là dấu hiệu cho thấy Mỹ sẽ bố trí tàu chiến và máy bay ở Philippines trong thời gian dài.
Ông Carl Baker, giám đốc Diễn đàn Thái Bình Dương của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho rằng những cuộc đàm phán về kế hoạch dùng chung căn cứ quân sự này là một dấu hiệu nữa chứng tỏ Mỹ đang muốn tạo sự hiện diện lâu dài ở Philippines.
Ông cho biết: “Tôi cho rằng đó là mô hình mà họ đang theo đuổi. Như vậy họ (Mỹ) có thể bố trí nhân lực vào các căn cứ đó lâu dài mà không cần phải gọi nó là đóng quân thường trú.”
Một cuộc đàm phán của các quan chức ngoại giao Mỹ và Philippines
Thông tin về sự hiện diện quân sự mở rộng của Mỹ ở Philippines có thể khiến các quan chức Trung Quốc thêm giận dữ vì căng thẳng giữa Philippines và Trung Quốc vẫn đang leo thang.
Hồi cuối năm 2012, tuyên bố của Mỹ tăng số lượng quân, máy bay và tàu chiến luân phiên ở Philippines đã khiến Trung Quốc nổi giận và truyền thông Trung Quốc mô tả Philippines như một kẻ chuyên gây rối tìm cách gây xung đột. Vào thời điểm đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã kêu gọi quân đội Trung Quốc sẵn sàng cho một cuộc xung đột.
Philippines hiện đang vướng vào tranh chấp lãnh thổ đầy căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông, đặc biệt là ở bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây của Việt Nam.
Trong khi đó, Đại sứ Cuisia thông báo các cuộc đàm phán không chính thức giữa Manila và Washington đã đạt đến cấp bộ trưởng, và cả hai bên đều đang hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận trước khi Tổng thống Benigno Aquino hết nhiệm kỳ vào năm 2016.
Theo Khám phá
Mượn cớ đánh cá, Trung Quốc lập mưu 'gặm cho bằng hết' Biển Đông
Lấy cớ là "tăng khả năng thực thi pháp luật hàng hải" và "bảo vệ ngư dân", nhưng lực lượng tàu thuyền mà Trung Quốc xua ra Biển Đông ngày một lớn, phạm vi hoạt động ngày càng rộng và hành động ngày càng hung hăng. Mưu đồ dần dần mở rộng lãnh hải, lãnh thổ bằng tàu cá của Trung Quốc đã lộ diện.
Cuối tháng 3/2013, Trung Quốc đã đưa tàu tuần tra ngư nghiệp lớn nhất của họ là Ngư Chính 312 khởi hành từ Quảng Châu đến quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Chiếc tàu này đi cùng với 21 tàu tuần tra lớn nhỏ khác của Trung Quốc và hơn 3.000 nhân viên được giao nhiệm vụ "thực thi luật ngư nghiệp" của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tàu Ngư Chính 312
Hạm đội tàu tuần tra này thuộc Cục Quản lý Biển và Thủy sản Trung Quốc (SSRFAB) kéo ra Biển Đông núp dưới danh nghĩa "hộ tống các tàu đánh cá Trung Quốc" và nực cười thay, thực chất của việc này là hộ tống các tàu đánh cá xâm phạm vùng biển của nước khác một cách trái phép với âm mưu "tăng cường sự hiện diện ở Biển Đông".
Trong bài bình luận có tiêu đề "Trung Quốc: Đánh cá để mở rộng lãnh hải" đăng trên tạp chí Nghiên cứu Á Âu, tác giả Lucio Blanco Pitlo III đã nhận định: Nhờ chính sách "mở rộng phạm vi thực hiện các quyền hàng hải" của Trung Quốc, SSRFAB ngày càng được trao nhiều quyền lực, được trang bị tốt hơn với những con tàu hiện đại và cả những tàu chiến mà Hải quân Trung Quốc đóng mới hoặc hoán cải. Nhờ sự trợ giúp này mà thời gian qua, tần suất " tuần tra" trên Biển Đông của SSRFAB đã tăng lên đáng kể. Theo thống kê, tổng số ngày tuần tra kiểu như vậy của Trung Quốc ở Biển Đông đã tăng lên từ mức 477 ngày hồi năm 2005 lên 1.235 ngày trong năm 2009.
Bằng sự hiếu chiến ngày càng tăng này, Trung Quốc đã giảm thiểu được số tàu cá nước này bị láng giềng bắt giữ do xâm nhập lãnh hải có chủ đích, cũng như đơn phương áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông như thể đó là ao nhà của họ.
Hộ tống tàu cá của mình đi xâm nhập vùng biển nước khác nhưng Trung Quốc còn ngang ngược hơn khi tăng cường bắt giữ, trục xuất tàu thuyền của nước khác với cáo buộc "xâm phạm vùng biển Trung Quốc" bất chấp những tàu thuyền đó đang hoạt động trên ngư trường truyền thống của họ hàng trăm năm qua, hay thậm chí là còn đang trong vùng đặc quyền kinh tế của nước họ.
Tàu cá Trung Quốc co cụm để chống bị bắt giữ khi xâm phạm lãnh hải nước ngoài.
Trong khoảng từ năm 2008-2009, Trung Quốc đã bắt giữ 135 và trục xuất 147 tàu thuyền nước ngoài. Trong đó, Việt Nam có tới 63 tàu đánh cá và 725 ngư dân của họ đã bị giam giữ bởi Trung Quốc từ năm 2005 đến tháng 10/2010. Ngư dân Philippines từ Tây Bắc đảo Luzon cũng phàn nàn rằng họ không còn có thể đánh bắt ở bãi cạn Scarborough, ngư trường truyền thống chỉ nằm cách đất liền Philippines 124 hải lý.
Tạp chí Nghiên cứu Á Âu bình luận tiếp: Tăng cường tuần tra, xua ngày càng nhiều tàu chiến ra Biển Đông, Trung Quốc còn liên tục đẩy ngư dân của mình xuống xa hơn về phía Nam (Biển Đông) nhằm tránh đụng độ quân sự trong khi vẫn thực hiện được âm mưu mở rộng vùng hiện diện. Mới đây, nước này đã mở đường cho một trong những đội tàu đánh cá Trung Quốc lớn nhất bao gồm 30 tàu đánh cá (mỗi tàu có công suất 100 tấn) khởi hành từ Hải Nam đến hoạt động liên tục 40 ngày ở vùng biển gần quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Cũng trong khoảng thời gian này, Philippines phát hiện một số tàu đánh cá Trung Quốc và tàu hải giám lảng vảng trong vùng lân cận của bãi Thomas Shoal, một khu vực quân đội Philippines đang kiểm soát. Không lâu sau đó, Bắc Kinh lên tiếng cho rằng bãi Thomas Shoal là "thuộc chủ quyền không thể tranh cãi của Trung Quốc" và biến vùng biển này thành một điểm nóng tranh chấp mới dù trước đó Trung Quốc chưa bao giờ có sự hiện diện. Việt Nam cũng nhiều lần lên tiếng phản ứng mạnh mẽ với Trung Quốc, tố cáo rằng rằng nhiều tàu cá của họ đã bị Trung Quốc sách nhiễu trong khi đang đánh bắt cá ở quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của nước này. Malaysia cũng bày tỏ lo ngại sau khi phát hiện sự hiện diện của hải quân Trung Quốc trong bãi James và phía bắc bãi cạn Luconia trên Biển Đông được tuyên bố chủ quyền hàng hải Malaysia.
Tất cả những hành động này đã mang về cho Trung Quốc một sự hiện diện lâu dài hơn và sâu rộng ở Biển Đông và những tác động nghiêm trọng trong khu vực. Việc "thực thi các quyền hàng hải, bao gồm đánh cá", là một trong những chiêu bài để Trung Quốc khẳng định chủ quyền dân sự trên vùng biển tranh chấp. "Ở thời điểm này, Bắc Kinh có vẻ đang chiếm ưu thế nhưng vấn đề quan trọng hơn là họ sẽ gánh chịu được chi phí lớn đến đâu và duy trì sự hiện diện ảo tưởng đó thời gian bao lâu?", tạp chí Nghiên cứu Á Âu đặt câu hỏi.
Sức mạnh trên biển của Trung Quốc có thể là một niềm tự hào quốc gia hiện đại, nhưng chính các quốc gia trong khu vực cũng đã nhận ra rằng để đảm bảo sự an toàn cho các ngư dân của họ và thực thi các quyền hàng hải, họ cần nâng cấp hoặc mua mới vũ khí để nâng cao sức mạnh hải quân - diễn biến nguy hiểm có thể dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang.
Các quốc gia trong khu vực cũng đã gấp rút tăng cường sức mạnh hải quân để bảo vệ ngư dân và chủ quyền lãnh thổ, lãnh hải của mình trước sự đe dọa của Trung Quốc.
Để kết lại bài viết của mình, tạp chí Nghiên cứu Á Âu khẳng định, dù đã quyết định hộ tống ngư dân tiến xa hơn về phía Nam nhưng Trung Quốc cần hiểu rằng càng đi xa, nguy cơ "tai nạn" và "tính toán sai lầm" sẽ tự nhiên tăng lên gấp nhiều lần. Chính trị hóa hay quân sự hóa việc đánh bắt cá, để khẳng định quyền tài phán không có thực trong vùng biển tranh chấp, sẽ chỉ tạo ra những phản ứng phụ nghiêm trọng. Đặc biệt, sẽ là rất vô nhân đạo khi một kẻ nào đó cố tình đẩy sinh mạng của những ngư dân vô tội vào chỗ nguy hiểm để thực hiện các mục tiêu chính trị của mình
Theo vietbao
Nga sẽ xây nhà máy hạt nhân mới cho Iran? Tổng thống Iran - ông Mahmoud Ahmadinejad hôm qua (2/7) cho biết, cuộc đàm phán sợ bộ kêu gọi Nga giúp đỡ Iran xây dựng một nhà máy điện hạt nhân mới đã được hoàn tất nhưng dự án chỉ còn chờ Tổng thống Nga Vladimir Putn phê duyệt thông qua. Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejad nói với Tổng thống Putin tại Điện...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đọ sức đặc nhiệm Ấn Độ và Pakistan: "Kẻ tám lạng, người nửa cân"

Quân đội Pakistan nhận lệnh đáp trả, Ấn Độ diễn tập toàn quốc

Phản ứng của Nga khi Ấn Độ - Pakistan leo thang xung đột

Hé lộ đề xuất lập vùng phi quân sự của Ukraine

So sánh sức mạnh quân sự Ấn Độ và Pakistan năm 2025: Ai vượt trội hơn?

3 Hồng y gốc Á là ứng viên tiềm năng kế nhiệm Giáo hoàng Francis

Tổng thống Trump tuyên bố Mỹ sẽ ngừng tấn công Houthi

Cạn tiền, một công ty tại Nam Phi phải tiêu hủy hơn 350.000 con gà

Ấn Độ tiêu diệt hơn 70 phần tử vũ trang trong chiến dịch không kích trả đũa Pakistan

Lãnh đạo CIA ca ngợi Bitcoin

Ukraine liên tiếp tập kích Moskva, Điện Kremlin tuyên bố về lệnh ngừng bắn từ đêm 7/5

Hải quân Mỹ mất thêm một chiến đấu cơ trên Biển Đỏ vì cùng một lý do
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Ý Nhi ngày đầu tại Miss World: Đụng dàn "ngựa chiến", nói tiếng Anh thế nào mà bị bắt bẻ?
Sao việt
23:37:40 07/05/2025
Vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới gia tăng
Pháp luật
23:26:33 07/05/2025
Formol là chất độc, nếu dùng để tạo lòng xe điếu có thể gây ung thư
Sức khỏe
23:16:05 07/05/2025
Phim hài Hàn Quốc nên xem lại nhất lúc này: Nam chính vượt mặt Hyun Bin, vai diễn đỉnh đến mức khó tin là thật
Phim châu á
23:11:23 07/05/2025
Mỹ nhân Việt bị ghét nhất hiện tại: Ghê gớm quá quắt không ai bằng, giỏi nhất là trợn mắt gào thét
Phim việt
23:10:39 07/05/2025
Uất ức thay cho "bạch nguyệt quang" Trung Quốc: Đọc tin mà ngỡ chuyện đùa, nổi đình đám cũng phải chịu bất công
Hậu trường phim
23:02:34 07/05/2025
Nhà của Jennifer Aniston bị kẻ lạ đột nhập
Sao âu mỹ
22:49:53 07/05/2025
Jennie (BlackPink) chia sẻ về cuộc sống của một CEO
Sao châu á
22:44:22 07/05/2025
Nhan sắc không tuổi của Song Hye Kyo gây sốt
Phong cách sao
22:36:14 07/05/2025
Nữ nhân viên tuyệt vọng cầu cứu khi bị đồng nghiệp nhốt trong kho đông lạnh
Netizen
22:23:58 07/05/2025