Mỹ – EU ‘chia đôi ngả’ về Ukraine
Khoảng cách giữa Mỹ và châu Âu về cuộc xung đột tại Ukraine ngày càng trở nên mở rộng bất chấp nỗ lực làm cầu nối của lãnh đạo Pháp.
Cú đảo ngược của Mỹ
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua có bước đi gây sốc cho các đồng minh khi đứng về phía Nga phản đối nghị quyết của Đại hội đồng LHQ do Ukraine và châu Âu soạn thảo, có nội dung chỉ trích vai trò của Moscow và bản chất cuộc xung đột.
Bất chấp Mỹ gây sức ép để Ukraine rút lại, bản nghị quyết được thông qua với 93 phiếu thuận, 65 phiếu trắng và 18 phiếu chống. Trong đó, Mỹ cùng Nga, Belarus, CHDCND Triều Tiên, Hungary phản đối nghị quyết. Đây là sự đảo ngược quan điểm hoàn toàn của Mỹ khi 2 năm trước, nước này từng ủng hộ nghị quyết tương tự, theo thông cáo báo chí của LHQ.
Nga hoan nghênh lập trường ‘cân bằng hơn’ của Mỹ về Ukraine
Trong khi đó, Mỹ trình lên nghị quyết đối nghịch với câu từ ngắn gọn và mang tính trung lập, kêu gọi nhanh chóng kết thúc xung đột và xây dựng hòa bình lâu dài giữa Ukraine và Nga. Nga yêu cầu bổ sung nội dung giải quyết “các nguyên nhân gốc rễ” của xung đột vào dự thảo nhưng không được thông qua. Nhưng Pháp đại diện châu Âu đưa ra 3 sửa đổi khiến dự thảo của Mỹ trở nên giống với nghị quyết đã được thông qua của Ukraine và đều được chấp thuận. Kết quả là Mỹ phải bỏ phiếu trắng cho nghị quyết do chính nước này soạn thảo do có những sửa đổi từ châu Âu. Theo công bố, bản nghị quyết được 93 nước bỏ phiếu thuận, 8 nước bỏ phiếu chống và 73 nước bỏ phiếu trắng.
Tổng thống Macron và Tổng thống Trump tại Nhà Trắng ngày 24.2. ẢNH: AFP
Ngay sau đó, Hội đồng Bảo an LHQ tiếp tục họp để thông qua nghị quyết thứ 3 sau khi các nước châu Âu thất bại trong việc trì hoãn phiên họp. Nghị quyết này do Mỹ soạn thảo, với nội dung trùng với nghị quyết mà nước này đưa ra Đại hội đồng trước đó. Nghị quyết được thông qua với 10 phiếu thuận (gồm Mỹ và Nga) và 5 phiếu trắng (Anh, Đan Mạch, Hy Lạp, Pháp và Slovenia).
Theo CNN, những đề nghị bổ sung nội dung như nghị quyết tại Đại hội đồng đã không được HĐBA thông qua do Nga phủ quyết. Đại diện Mỹ và Nga hoan nghênh và cho rằng đây là bước đầu tiên tiến đến một giải pháp chấm dứt xung đột và mang lại hòa bình.
Thông điệp của Pháp
Các cuộc bỏ phiếu diễn ra trong bối cảnh chính quyền Mỹ đang đàm phán với Nga về kế hoạch chấm dứt xung đột tại Ukraine nhưng không bàn với Kyiv lẫn châu Âu. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 24.2 có chuyến thăm Nhà Trắng nhằm hàn gắn quan hệ xuyên Đại Tây Dương. Tuy nhiên, trái với những cử chỉ thân thiết với người bạn lâu năm của ông – Tổng thống Trump, giữa hai bên vẫn tồn tại nhiều bất đồng liên quan cuộc xung đột Ukraine.
Tổng thống Ukraine đặt điều kiện để sẵn sàng từ chức
Trong cuộc họp báo chung tại Nhà Trắng, ông Trump nói xung đột có thể chấm dứt trong vòng vài tuần và ông có thể sang Nga để gặp Tổng thống Vladimir Putin sau khi đạt thỏa thuận. Trong khi đó, ông Macron thừa nhận Mỹ có lý do chính đáng để tiếp xúc với Nga nhưng cảnh báo ông Trump cần “thận trọng” trong đàm phán, theo Fox News. Ông Macron tuyên bố hòa bình không thể đồng nghĩa với việc Ukraine đầu hàng và nhấn mạnh tính cần thiết của các cam kết an ninh cho Ukraine.
“Chúng tôi muốn hòa bình nhanh chóng nhưng không muốn có một thỏa thuận yếu”, ông Macron nói và khẳng định Mỹ đóng vai trò quan trọng cho việc hậu thuẫn lực lượng gìn giữ hòa bình của châu Âu tại Ukraine. Ông Trump cho hay đã đề cập việc này với ông Putin và lãnh đạo Nga sẵn sàng đồng ý. Tuy nhiên, Điện Kremlin hôm qua tuyên bố việc đó là hoàn toàn không thể chấp nhận.
Tổng thống Nga tỏ ý thỏa thuận còn xa vời
Trả lời phỏng vấn trên truyền hình Nga, ông Putin công nhận cách tiếp cận của ông Trump dựa trên lý trí hơn là cảm tính, nhưng ngụ ý rằng xung đột sẽ chưa sớm chấm dứt như mong muốn của lãnh đạo Mỹ, theo Reuters. Ông Putin cũng giải thích rằng cuộc đối thoại gần đây tại Ả Rập Xê Út là bước xây dựng lòng tin riêng với Mỹ, và châu Âu chỉ có thể tham gia khi tiến đến bước đàm phán chấm dứt xung đột.
Mặt khác, ông Putin nói sẵn sàng đàm phán với Mỹ về hợp tác khai thác khoáng sản tại các vùng mà Nga đang kiểm soát ở Ukraine. Trước đó, Tổng thống Trump thông báo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dự kiến thăm Nhà Trắng trong 2 tuần tới để ký thỏa thuận cho phép Washington tiếp cận nguồn khoáng sản của Kyiv. Mỹ coi đó như khoản đền bù cho số viện trợ mà nước này đã trao cho Ukraine. Tuy nhiên, ông Zelensky đã từ chối đề nghị ban đầu của Mỹ vì không đi kèm các cam kết an ninh mà Ukraine cần.
Châu Âu tranh cãi về việc đưa quân sang Ukraine
Các nước châu Âu đã tranh cãi trong cuộc họp tại Paris ngày 17.2 liên quan việc đưa quân sang Ukraine và còn nhiều bất đồng về vấn đề này.
Ngày 17.2, lãnh đạo các nước châu Âu nhóm họp tại Paris theo đề nghị của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để bàn thảo kế hoạch sắp tới cho Ukraine sau khi lục địa này bị Mỹ loại khỏi vòng đàm phán với Nga.
Cuộc họp do Tổng thống Macron chủ trì, có sự tham dự của lãnh đạo 6 nước thuộc Liên minh châu Âu (EU), Anh, và các quan chức lãnh đạo NATO, EU.
Thượng đỉnh khẩn cấp châu Âu: Những nước nào hứa đưa quân đến Ukraine?
Theo tờ Financial Times, Đức, Ý, Ba Lan và Tây Ban Nha đã thể hiện sự thờ ơ với việc đưa lực lượng đến Ukraine để gìn giữ hòa bình, sau khi Anh và Thụy Điển đề cập khả năng trên. Trong khi đó, Pháp và Anh, hai cường quốc hạt nhân tại châu Âu, đi đầu trong cuộc thảo luận.
Tại cuộc họp, Pháp đề xuất thiết lập "lực lượng trấn an" đóng quân đằng sau đường ranh giới ngừng bắn trong tương lai tại Ukraine thay vì dọc theo đường này.
Sau cuộc họp, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng việc bàn bạc đưa quân sang Ukraine là "rất không thích hợp" và không đúng thời điểm trong bối cảnh chiến sự đang diễn ra.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đón tiếp Thủ tướng Anh Keir Starmer trước cuộc họp chiều 17.2. ẢNH: REUTERS
Ông Scholz cho rằng cần giải quyết vấn đề cấu trúc an ninh trước khi tính đến việc đưa quân sang. Ông nhấn mạnh nếu một bộ khung rõ ràng cho việc triển khai binh sĩ được vạch ra, Đức sẽ "không ngần ngại" tham gia. Theo trang The Independent, Thụy Điển, Hà Lan và Tây Ban Nha cũng tỏ ra phân vân như Đức.
Thủ tướng Ý Giorgia Meloni nói với các lãnh đạo rằng bà do dự về việc đưa binh sĩ châu Âu sang Ukraine, gọi đó là phương án phức tạp nhất và ít khả năng hiệu quả nhất trong số các lựa chọn, nguồn tin từ cuộc họp tiết lộ với Financial Times.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tiễn Thủ tướng Ý Giorgia Meloni rời khỏi Điện Élysée sau cuộc họp chiều 17.2. ẢNH: AP
Thủ tướng Anh Keir Starmer nói sẵn sàng cân nhắc đưa lực lượng Anh đến thực địa cùng các nước khác nếu có thỏa thuận hòa bình lâu dài. Tuy nhiên, ông đề nghị phải có sự hậu thuẫn của Mỹ. "Một sự đảm bảo an ninh là cách duy nhất hiệu quả để ngăn Nga tấn công Ukraine một lần nữa", ông Starmer nói và cho biết sẽ sang Washington D.C để gặp Tổng thống Mỹ Donald Trump vào tuần sau, sau đó sẽ bàn bạc thêm với các lãnh đạo châu Âu.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen nói sẵn sàng thảo luận về nhiều điều khác như triển khai binh sĩ nhưng cũng muốn nhấn mạnh rằng có rất nhiều điều cần làm rõ trước khi đến bước đó, "bởi chúng ta đang nói về sự an toàn của công dân của chúng ta". Ông Starmer trước đó tuyên bố cân nhắc nghiêm túc về sự an toàn của binh sĩ.
Đón đầu hòa đàm, đồng minh hứa gửi quân đảm bảo an ninh cho Ukraine
Phía Tây Ban Nha tỏ ra hoài nghi về việc đưa quân sang Ukraine. Ngoại trưởng Jose Manuel Albares trước hội nghị Paris nói rằng còn quá sớm để bàn về khả năng này.
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk cũng cho biết Warsaw chưa chuẩn bị đưa quân sang Ukraine dù nước ông đã tăng cường chi tiêu quân sự mạnh từ khi xung đột bùng phát tại Ukraine và là bên mạnh mẽ ủng hộ bảo vệ châu Âu trước Nga.
"Chúng tôi không có kế hoạch đưa binh sĩ Ba Lan sang Ukraine nhưng chúng tôi sẽ hỗ trợ, về mặt hậu cần và chính trị, cho các nước có thể mong muốn cung cấp các đảm bảo an ninh như vậy trong tương lai", ông Tusk nói.
Khi được hỏi về vấn đề này, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói đó là câu hỏi rất khó vì chưa có thảo luận thực chất nào. Ông Peskov cũng cho rằng khó nói về việc đó vì đó là quyết định của các nước NATO.
Lô tiêm kích Mirage đầu tiên từ Pháp đã tới Ukraine: Nga thêm đối thủ mạnh Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu ngày 6/2 cho biết, Paris đã chuyển giao những máy bay chiến đấu Mirage-2000 đầu tiên cho Ukraine. Như vậy, Không quân Nga lại có thêm một đối thủ đáng gờm. Tiêm kích tàng hình Su-57 thế hệ 5 của Nga đối đầu với Mirage 2000 (Ảnh minh họa: Military Mind). Bộ trưởng Quốc phòng Pháp...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Apple vi phạm lệnh cấm chống độc quyền App Store

Bí mật công nghệ Rekord SV-98M: Súng bắn tỉa thế hệ mới làm rúng động chiến trường

Hồng y đoàn đặt mục tiêu bầu nhanh giáo hoàng

Mỹ gửi loạt tiêm kích F-16 từ "nghĩa địa máy bay" cho Ukraine

Thỏa thuận đất hiếm Mỹ - Ukraine khó sinh ra lợi nhuận trong 10 năm tới?

Yêu cầu đặc biệt của Ukraine bị bác bỏ trong thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Thỏa thuận khoáng sản nâng vị thế của Ukraine trên bàn đàm phán với Nga

Phó Tổng thống Mỹ JD Vance thừa nhận xung đột Ukraine 'sẽ còn kéo dài'

Xung đột Hamas-Israel: Tàu chở viện trợ cho Gaza bị tấn công ngoài khơi Malta

Chile ban bố cảnh báo sóng thần sau động đất ở vùng cực Nam

Syria tuyên bố bảo vệ chủ quyền sau cuộc không kích của Israel gần dinh tổng thống

Australia phát hiện nguồn lây nhiễm siêu vi khuẩn nguy hiểm
Có thể bạn quan tâm

Lưu Thi Thi 'chìm nghỉm' giữa dàn nữ phụ, dáng đứng kỳ quặc, fan xem mà mỏi cổ
Sao châu á
15:53:08 03/05/2025
4 thứ đặt trước cửa nhà Chặn Cửa Tài Lộc: Đặc biệt đồ vật thứ 2 gia chủ đau ốm, ly tan lụi bại
Trắc nghiệm
15:52:50 03/05/2025
Rộ tin Jack chính là Hoàng Tử Drill, chấp nhận "chuyển hệ" cứu vãn sự nghiệp?
Sao việt
15:47:50 03/05/2025
Google dùng AI giúp người dùng học ngôn ngữ hiệu quả
Thế giới số
15:43:25 03/05/2025
Công an Vĩnh Long đang xác minh vụ tai nạn làm con gái nghi phạm bắn người tử vong
Pháp luật
15:31:39 03/05/2025
Cộng đồng mạng kêu gọi tẩy chay sàn thương mại điện tử Amazon vì Quốc kỳ Việt Nam
Netizen
15:27:56 03/05/2025
Nguyễn Quang Dũng nghẹn lòng trước người đàn ông 'gà trống nuôi con' khi vợ mất
Tv show
15:12:28 03/05/2025
Nữ sinh nói lời "gan ruột" chuyện cựu chiến binh bị đối xử vô lễ
Tin nổi bật
14:44:51 03/05/2025
Huyền thoại váy hoa khiến ai ngắm cũng muốn điệu đà hơn trong mùa hè này
Thời trang
14:29:30 03/05/2025
"Kẻ trộm ninja" sa lưới sau hàng chục lần gây án, cảnh tượng lúc bị bắt khiến không ai nhịn được cười
Lạ vui
14:04:40 03/05/2025