Mỹ giết Tướng Iran: “Hồi chuông cáo chung” cho thỏa thuận hạt nhân
Với việc sát hại Tướng Iran, chính quyền Tổng thống Trump đã giáng đòn mạnh vào những nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Với việc ám sát Tướng Soleimani, chỉ huy lực lượng tinh nhuệ Quds của Iran, chính quyền Tổng thống Trump đã giáng đòn mạnh vào những nỗ lực cuối cùng nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Từng được coi là mang tính lịch sử khi chấm dứt một trong những hồ sơ gây căng thẳng nhất thế giới trong hàng thập kỷ và cũng là dấu mốc trong mối quan hệ luôn căng thẳng giữa Mỹ và Iran, thỏa thuận này đang đến gần hơn tới bờ vực đổ vỡ, bất chấp nỗ lực cứu vãn trong suốt hơn 1 năm qua.
Hình ảnh đống đổ nát sau vụ không kích của Mỹ bằng máy bay không người lái nhằm vào tướng Qassem Suleiman. Ảnh: Reuters.
Dù những hệ lụy mà vụ sát hại viên tướng quân đội hàng đầu Iran gây ra vẫn cần thời gian trả lời, song một điều chắc chắn là những hệ lụy này sẽ rất nhiều và rất sâu sắc. Một trong những hệ lụy khiến các nhà lãnh đạo châu Âu lo ngại nhất chính là các nỗ lực nhằm cứu vãn thỏa thuận lịch sử năm 2015 về chương trình hạt nhân Iran gần như chắc chắn đã “trôi sông đổ biển”.
Theo New York Times, Tướng Soleimani là kiến trúc sư cho gần như mọi hoạt động quan trọng của lực lượng tình báo và quân đội Iran trong 2 thập kỷ qua. Cái chết của ông được xem là đón giáng mạnh vào nỗ lực của Iran trong việc định hình một Trung Đông đang bất ổn theo chiều hướng có lợi cho Tehran. Khi ra lệnh không kích giết Tướng Soleimani, Tổng thống Trump đã có hành động mà hai Tổng thống trước đó là George W. Bush và Barack Obama đã từng bác bỏ, vì sợ rằng nó thể dẫn đến chiến tranh giữa Mỹ và Iran. Lý do mà nhà lãnh đạo Mỹ đưa ra là viên tướng này đã vượt qua giới hạn đỏ khi tấn công người Mỹ.
Video đang HOT
“Chúng tôi là một quốc gia yêu chuộng hòa bình và chính quyền của tôi vẫn quyết tâm thúc đẩy hòa bình và hòa hợp giữa các quốc gia trên thế giới. Chúng tôi không tìm kiếm chiến tranh, không tìm cách thay đổi chế độ. Tôi sẽ không bao giờ ngần ngại bảo vệ sự an toàn của người dân Mỹ”, ông Trump nói.
Không một nhà lãnh đạo châu Âu nào là không biết về vai trò của tướng Soleimani và ngay chính cựu Tổng thống Mỹ Obama cũng nắm rõ điều này khi đặt bút ký thỏa thuận hạt nhân với Iran năm 2015. Tuy nhiên, với thỏa thuận này, các nước phương Tây đã nhận được một sự đảm bảo từ Iran, dù bấp bênh nhưng ít nhất cũng cho phép tránh nguy cơ phổ biến vũ khí hạt nhân tại một khu vực vốn luôn bất ổn như Trung Đông.
Sự ổn định tạm thời này đã bị phá vỡ vào giữa năm 2018 khi Tổng thống Trump quyết định rút Mỹ ra khỏi thỏa hạt nhân, mà ông cho là không nên được ký. Thay vào đó, nhà lãnh đạo Mỹ bắt đầu thực hiện chính sách gây sức ép tối đa với Iran. Những nước châu Âu như Pháp, Anh và Đức đã tìm mọi cách để duy trì thỏa thuận, ít nhất là cho tới khi diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào cuối năm 2020 này.
Người phát ngôn Chính phủ Đức Ulrike Demmer nhấn mạnh: “Chúng ta đang đứng trước một sự leo thang nguy hiểm. Bây giờ, điều quan trọng là phải đóng góp cho các nỗ lực nhằm giảm leo thang căng thẳng một cách thận trọng. Xung đột khu vực chỉ có thể được giải quyết bằng con đường ngoại giao và chúng tôi đang liên lạc về vấn đề này với các đồng minh”.
Trong những ngày tới, Iran sẽ phải thông báo có khôi phục lại hay không các hoạt động làm giàu urani bị cấm trong thỏa thuận. Và thật khó để tin rằng chính quyền Iran có thể tiếp tục duy trì kênh ngoại giao với Châu Âu trong bối c ảnh hiện nay.
Thỏa thuận hạt nhân năm 2015, dù không hoàn hảo nhưng đã tạo ra một không gian để đối thoại. Không gian này gần như đã bị đóng lại sau vụ sát hại tướng Soleimani. Ngoại giao, chiến lược gây sức ép hay các lệnh trừng phạt còn có thể kiềm chế các bên nữa hay không? Câu trả lời giờ nằm ở trách nhiệm của mỗi bên đối với hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới.
Theo Thu Hoài/VOV1
Tổng hợp
Iraq bắt nhiều đối tượng tình nghi gián điệp của Mỹ trong vụ ám sát tướng Suleimani
Tại Iraq, một số người bị cáo buộc phải chịu trách nhiệm về vụ ám sát Tướng Iran Qassem Suleimani đã bị bắt giữ để thẩm vấn.
Sáng ngày 5/1/2020, có thông tin cho thấy Iraq đã thành công trong việc bắt giữ những người có liên quan đến vụ ám sát Tướng Qassem Suleimani - Chỉ huy lực lượng đặc nhiệm Quds của Quân đoàn Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC).
"Hiện tại hai người đang bị giam giữ, trong đó một người là công dân Iraq, người kia đến từ Syria. Họ bị các cơ quan tình báo Iraq thẩm vấn về mức độ liên quan của mình trong vụ tấn công vào chiếc xe chở Thiếu tướng Suleimani".
"Có báo cáo rằng tất cả các thành viên của phi hành đoàn chiếc máy bay đã chở ông Suleimani từ Iran đến Baghdad cũng đã bị thẩm vấn. Ngoài ra, cuộc điều tra còn thẩm vấn một nhân viên của dịch vụ an ninh sân bay Baghdad, người chịu trách nhiệm về an ninh sau khi chuyến bay đến", báo cáo của Military Review.
Nhiều nguồn tin cho biết kế hoạch đến Iraq của tướng Suleimani đã bị tiết lộ. Ảnh: Military Review.
Trước đây có bằng chứng cho thấy hoạt động của quân đội Hoa Kỳ không được lên kế hoạch cẩn thận, thông tin tướng Suleimani đến Baghdad chỉ được truyền đi gần như vài phút trước khi máy bay hạ cánh, và do đó nghi phạm gần nhất là những người thân cận nhất với vị tướng Iran.
Cần làm rõ rằng theo ước tính của Tehran, hoạt động quân sự để loại bỏ tướng Qassem Suleimani vẫn được lên kế hoạch, không chỉ bởi Hoa Kỳ mà còn có sự tham gia của tình báo Israel.
Bên cạnh đó, không thể bỏ qua chi tiết rằng Nga cũng có lợi ích to lớn khi vị chỉ huy hàng đầu của Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran bị sát hại, cho nên chưa thể bỏ qua nghi vấn có sự tiếp tay từ Moskva.
Phong Vũ (Tổng hợp)
Theo doanhnghiepvn.vn
Vì sao thi thể tướng Soleimani tới Najaf và Karbala trước khi về Iran? Thi thể của tư lệnh Iran Qasem Soleimani đã được đưa đến hai thành phố Najaf và Karbala của Iraq trước khi trở về Iran để tiến hành chôn cất. Tang lễ của tướng Iran Qasem Soleimani bắt đầu hôm 4/1 tại Baghdad (Iraq), nơi ông đã bị ám sát một ngày trước đó bởi một cuộc không kích của Mỹ. Sau đó,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cái xác chết khô trong tủ quần áo suốt 2 năm và sự thật không ai tin

Nga tuyên bố không chấp nhận khôi phục đường biên giới năm 1991 cho Ukraine

Đất hiếm - Mặt trận nóng của các siêu cường

Lãnh đạo Mexico và Mỹ nhất trí thúc đẩy cân bằng thương mại song phương

Hàn Quốc có quyền Tổng thống mới

Bí ẩn 'người cây': Thực vật biết 'đi bộ', rễ hóa 'chân', tự di chuyển gây sốt TG

Anh trở thành trung tâm tài chính cho dự án nhiên liệu hóa thạch quy mô lớn

Tổng thống Trump bổ nhiệm lãnh đạo tạm thời của Đại sứ quán Mỹ tại Ukraine

Cựu Tổng thống Nga Medvedev: Ông Trump 'sai lầm' khi áp thuế với Trung Quốc

Thông báo mới nhất của Bộ Thương mại Trung Quốc về tình hình đàm phán thuế quan với Mỹ

Thông tin chi tiết thỏa thuận khoáng sản và những đảm bảo với Kiev

Tổng thống Trump đề cử ông Mike Waltz làm đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc
Có thể bạn quan tâm

Bà xã Jang Dong Gun "flex nhẹ" căn biệt thự bản thân sở hữu, trị giá triệu đô từng đạt giải kiến trúc thế giới
Sao châu á
18:42:58 02/05/2025
Vì sao chó nghe và hiểu khi chủ nhân gọi tên?
Lạ vui
18:39:44 02/05/2025
Đưa cả gia đình vào Vạnh Hạnh Mall chơi lễ, chi tiêu mua sắm: Nhận được 1 hành động đặc biệt từ bác bảo vệ
Netizen
18:37:00 02/05/2025
Thị trường di động toàn cầu nhận tin tốt
Thế giới số
18:31:19 02/05/2025
Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Chuẩn bị xét xử Lê Tùng Vân về tội loạn luân
Pháp luật
18:24:06 02/05/2025
Honda CR-V 2026 có phiên bản off-road nhẹ
Ôtô
18:06:38 02/05/2025
5 loại rau lành mạnh nhất bạn nên ăn hằng ngày
Sức khỏe
17:58:42 02/05/2025
Bé gái 7 tuổi đi lạc trong rừng 2 ngày được tìm thấy như thế nào ?
Tin nổi bật
17:53:12 02/05/2025
Chu Thanh Huyền lộ diện sau nghi vấn thẩm mỹ, bị dân mạng nhắc vụ "rồng tôm", thái độ với mẹ Quang Hải gây chú ý
Sao thể thao
17:13:45 02/05/2025
Lisa đưa mắt tán tỉnh trưởng nhóm Maroon 5, đánh nhau chán chê rồi lại khiêu vũ dưới đèn mờ cực tình
Nhạc quốc tế
17:06:55 02/05/2025