Mỹ gửi “tối hậu thư” cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
Mỹ yêu cầu Ukraine dừng chỉ trích Tổng thống Donald Trump và ký thỏa thuận khoáng sản 500 tỷ USD theo đề xuất của Washington.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Reuters).
Các quan chức Nhà Trắng đã yêu cầu Ukraine ngừng công kích Tổng thống Donald Trump và ký một thỏa thuận chuyển giao quyền khai thác khoáng sản của nước này cho Mỹ. Washington cảnh báo, nếu Ukraine không hành động như vậy, đó sẽ là điều không thể chấp nhận, theo hãng tin Guardian.
Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Mike Waltz nói với hãng tin Fox News rằng Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky phải “giảm bớt” những lời chỉ trích nhằm vào Mỹ và “xem xét kỹ lưỡng” thỏa thuận khoáng sản. Thỏa thuận này đề xuất trao cho Washington 500 tỷ USD tài nguyên của Ukraine, bao gồm dầu mỏ và khí đốt.
Ông Waltz cho biết Ukraine đã sai khi phản đối cách tiếp cận của Tổng thống Trump đối với các cuộc đàm phán hòa bình với Nga, xét đến những gì Mỹ đã làm cho Ukraine.
Ông phủ nhận cáo buộc rằng Mỹ đã phớt lờ Ukraine và các đồng minh châu Âu bằng cách loại họ khỏi các cuộc đàm phán đầu tuần này với Nga. Ông cho biết đây là “ngoại giao con thoi” thông thường.
“Một số tuyên bố do Kiev đưa ra và những lời xúc phạm Tổng thống Trump là không thể chấp nhận được”, ông Waltz sau đó nói với các phóng viên tại Nhà Trắng.
“Rõ ràng là Tổng thống Trump rất thất vọng với Tổng thống Zelensky, thực tế là chính ông ấy đã không đến bàn đàm phán, chính ông ấy không sẵn sàng nắm bắt cơ hội mà chúng tôi đã đưa ra”, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nói thêm.
Tổng thống Trump hôm 19/2 đã gọi ông Zelensky là “một nhà độc tài” khi không tổ chức bầu cử và đổ lỗi cho Ukraine về cuộc xung đột với Nga. Đáp lại, ông Zelensky cho biết Tổng thống Trump đang sống trong “bong bóng thông tin sai lệch” do Nga đưa ra và ông muốn đội ngũ chính quyền Trump “trung thực hơn”.
Việc Mỹ nhanh chóng tách rời Tổng thống Zelensky với tư cách là đồng minh đã càng rõ hơn khi Đặc phái viên của Tổng thống Trump về Ukraine, Keith Kellogg, đã hủy một cuộc họp báo ở Kiev.
Sau đó, Tổng thống Zelensky cho biết ông đã có một “cuộc thảo luận tốt đẹp” với Đặc phái viên Kellogg. Cuộc thảo luận đề cập đến tình hình chiến trường, trao trả tù binh và “bảo đảm an ninh hiệu quả”. Ông Zelensky cho biết ông biết ơn Mỹ vì sự hỗ trợ và ủng hộ của lưỡng đảng.
Ông Kellogg được coi là người ủng hộ Ukraine nhất trong đội ngũ thân cận của Tổng thống Trump. Ông đã không tham gia cuộc họp đầu tuần này giữa phái đoàn Mỹ và Nga tại thủ đô Riyadh của Ả rập Xê út. Một quan chức Ukraine cho biết ông Kellogg đã bị loại khỏi các cuộc đàm phán hòa bình.
Ukraine hoài nghi bất kỳ thỏa thuận nào với Moscow sẽ được duy trì và tin rằng các mục tiêu chiến tranh ban đầu của Nga vẫn không thay đổi.
Phó Tổng thống Mỹ JD Vance hôm 20/2 cho biết các cuộc đàm phán với Nga đang có tiến triển.
“Tôi thực sự tin rằng chúng ta đang ở ngưỡng cửa hòa bình ở châu Âu lần đầu tiên sau 3 năm”, ông Vance nói, đồng thời nhấn mạnh Tổng thống Trump quyết tâm chấm dứt chiến tranh.
Phái đoàn Nga, Mỹ đàm phán hôm 18/2 (Ảnh: Getty).
Có thêm dấu hiệu cho thấy chính quyền Trump đang rời xa Ukraine, thậm chí chống lại nước này ở cấp độ ngoại giao.
Theo hãng tin Reuters, Mỹ từ chối đồng bảo trợ một dự thảo nghị quyết của Liên hợp quốc đánh dấu 3 năm kể từ khi Moscow phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Dự thảo nghị quyết lên án hành động quân sự của Nga và tái khẳng định chủ quyền của Ukraine cũng như đường biên giới quốc tế trước năm 2014, trước khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea và can thiệp vào cuộc giao tranh ở vùng Donbass miền Đông Ukraine.
Đây là lần đầu tiên kể từ khi chiến tranh bắt đầu, Mỹ không ủng hộ nghị quyết. Trong khi đó, có khoảng 50 quốc gia được cho là sẽ ủng hộ nghị quyết này, bao gồm Anh và hầu hết các nước EU.
Financial Times đưa tin, Nhà Trắng đã chặn một tuyên bố tương tự từ Nhóm G7 đổ lỗi cho Nga về cuộc xung đột Ukraine. Tờ báo cho biết các phái viên Mỹ đã phản đối cụm từ “sự xâm nhập của Nga” và chưa ký vào bản kế hoạch cho phép Tổng thống Zelensky phát biểu trực tuyến trước các nhà lãnh đạo G7.
Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết Nhà Trắng có thể sẵn sàng dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Nga hoặc tăng cường chúng, tùy thuộc vào mức độ sẵn sàng đàm phán của Moscow. Ông Bessent đã đến thăm Kiev vào tuần này, trình bày với ông Zelensky về thỏa thuận khoáng sản và nói rằng đó là sự đền bù cho khoản viện trợ quân sự trước đây của Mỹ.
Bộ trưởng Bessent cho biết ông đã nhận được sự đảm bảo rằng Ukraine sẽ ký thỏa thuận. Tuy nhiên, vào ngày 19/2, Tổng thống Zelensky cho biết Mỹ chỉ cung cấp 69,2 tỷ USD viện trợ dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden, ít hơn nhiều so với con số mà Nhà Trắng đưa ra. Ông cho biết một thỏa thuận khoáng sản sẽ phụ thuộc vào việc Mỹ đưa ra các đảm bảo an ninh cho một giải pháp hậu chiến.
Nga phản hồi tích cực trước các cuộc công kích chưa từng có của Tổng thống Trump vào Ukraine và tuyên bố của ông chủ Nhà Trắng rằng Tổng thống Zelensky chỉ nhận được tỷ lệ ủng hộ là 4%.
Ông Dmitry Medvedev, cựu tổng thống Nga và hiện là phó chủ tịch hội đồng an ninh Nga, cho biết ông rất kinh ngạc trước tốc độ thay đổi lập trường của Tổng thống Trump về Ukraine.
Mỹ muốn Ukraine và Nga nhượng bộ
Đặc phái viên Tổng thống Mỹ về Ukraine Keith Kellogg hôm cuối tuần cho rằng cả Ukraine và Nga nên "nhún nhường một chút" để đạt được giải pháp cho cuộc xung đột kéo dài gần 3 năm qua.
Theo AFP, ông Kellogg cho biết Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã tỏ ý mềm hóa lập trường về lãnh thổ và đề nghị lãnh đạo Nga cũng phải làm điều tương tự. Vị quan chức Mỹ đề xuất Ukraine bầu cử vào cuối năm nếu các bên đạt thỏa thuận ngừng bắn trong những tháng tới.
Bình luận về việc này, cố vấn truyền thông của Tổng thống Zelensky Dmytro Lytvyn cho rằng kế hoạch chỉ bao gồm ngừng bắn và bầu cử là chưa đủ và sẽ thất bại. Nhấn mạnh chưa thể đánh giá toàn bộ quan điểm của phía Mỹ qua vài câu trích dẫn, ông Lytvyn tuyên bố rằng Ukraine muốn một kế hoạch cụ thể và sâu sắc hơn nhằm chấm dứt xung đột và mang lại hòa bình lâu dài.
Ông Trump hé lộ gì về cách giải quyết xung đột Nga-Ukraine
Sau gần 3 năm chiến sự, quân Nga đang tiến lên tại miền đông Ukraine trong khi lực lượng Kyiv kiểm soát một phần lãnh thổ tại tỉnh Kursk ở miền tây Nga. Truyền thông Ukraine loan tin Phó thống đốc Sergei Yefremov của vùng Primorsky Nga, chỉ huy một đơn vị quân sự tình nguyện, đã thiệt mạng do trúng mìn tại Kursk ngày 2.2. Về phía Ukraine, tướng Viktor Nazarov, cựu cố vấn của cựu Tổng tư lệnh quân đội Valery Zaluzhny, hôm qua (3.2) cho rằng nước này có thể giảm độ tuổi nhập ngũ từ 25 xuống 21 để giải quyết vấn đề thiếu hụt quân số. Tháng 4.2024, Ukraine giảm độ tuổi nhập ngũ từ 27 xuống 25 trong khi các đối tác của nước này kêu gọi cân nhắc giảm xuống 18 tuổi. Nga và Ukraine chưa bình luận về hai thông tin nêu trên.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong lần gặp ông Donald Trump tại Mỹ hồi tháng 9.2024. ẢNH: REUTERS
WSJ: Tổng thống Trump chỉ thị đặc phái viên chấm dứt xung đột Ukraine trong 100 ngày Ngày 22/1, hãng thông tấn TASS dẫn nguồn báo chí Mỹ đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giao nhiệm vụ cho đặc phái viên về Ukraine, ông Keith Kellogg, phải chấm dứt xung đột tại quốc gia này trong vòng 100 ngày. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: REUTERS/TTXVN Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), động thái này thể hiện mong...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ: Sự cố thiết bị gây gián đoạn nghiêm trọng tại sân bay Newark

Tàu ngầm Yasen-M của Nga thách thức ưu thế hải quân Mỹ và NATO

Các công ty toàn cầu tìm giải pháp ứng phó thuế quan của Mỹ

ECB cảnh báo tác động đa chiều của chiến tranh thương mại lên Eurozone

IMF: Hàn Quốc sắp tụt hậu so với Đài Loan về GDP bình quân đầu người

Nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu: Tâm điểm trong đề xuất hòa bình của Mỹ

FBI sử dụng máy phát hiện nói dối để điều tra các vụ rò rỉ thông tin

Iran đã kiểm soát được đám cháy sau vụ nổ ở cảng Shahid Rajaee khiến ít nhất 65 người chết

Chiến sự lan tới tỉnh mới Dnipropetrovsk, người Ukraine vội sơ tán khi quân đội Nga áp sát

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua
Có thể bạn quan tâm

Tựa game MMO sinh tồn được kỳ vọng nhất năm báo tin vui cho người chơi, game thủ háo hức chờ đón
Mọt game
09:24:20 30/04/2025
Trong nhà 3 thứ đứng yên cảnh báo điều tai ương xui xẻo: Đó là gì?
Trắc nghiệm
09:24:03 30/04/2025
Chiêu trò trục lợi qua công ty "ma"
Pháp luật
09:23:45 30/04/2025
Ưng Hoàng Phúc xúc động chia sẻ giữa đại lễ 30/4: Gia đình có nhiệm vụ giữ cho con cái sự gắn kết với lịch sử và văn hóa dân tộc
Sao việt
09:23:12 30/04/2025
Nhan sắc rực rỡ của Á quân The Voice hát đúng 1 câu mà triệu người tấm tắc dịp Đại lễ 30/4
Nhạc việt
09:20:57 30/04/2025
Người sành điệu sẽ phối trang phục họa tiết như thế này để đẹp xuất sắc
Thời trang
09:19:58 30/04/2025
Nữ bác sĩ đẹp nhất màn ảnh Hàn gây xôn xao vì mặc đồ 180 triệu dù "cháy túi"
Phong cách sao
09:16:24 30/04/2025
Hầu hết người dùng xe điện không muốn quay về với xe động cơ đốt trong
Ôtô
09:09:54 30/04/2025
Phơi bày nhan sắc quá khứ của đại mỹ nhân 2K2 bị đồn "sửa mặt để giống Jennie (BLACKPINK)"
Sao châu á
09:03:50 30/04/2025
iPhone 17 sắp được sản xuất hàng loạt
Đồ 2-tek
08:23:06 30/04/2025