Mỹ không mời tham gia G7 mở rộng: Trung Quốc nói gì?
Tổng thống Mỹ đưa ra ý tưởng mời Nga, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc và có thể cả Brazil tham dự G7 mở rộng nhưng lại “phớt lờ” Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đưa ra ý tưởng mời Nga, Australia, Ấn Độ, Hàn Quốc và có thể cả Brazil tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nước phát triển hàng đầu thế giới (G7) mở rộng với lý do nhóm này đã “lỗi thời”. Tuy nhiên, trong số các nền kinh tế lớn mới nổi được mời vắng bóng Trung Quốc. Vậy Bắc Kinh nghĩ gì về đề xuất này của Washington?
Tổng thống Mỹ Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại Hội nghị G20 ở Nhật Bản. Ảnh: Business Insider
Vì sao mở rộng G7 vào lúc này?
Về lý do Tổng thống Mỹ mong muốn mở rộng G7 trong khi liên tục tuyên bố rút khỏi các định chế quốc tế, gần đây nhất là Hiệp ước Bầu trời mở, ngoài điều ông nói là bởi tổ chức này đã “lỗi thời”, báo chí và chuyên gia Trung Quốc cho rằng, còn có những lý do từ chính trong lòng nước Mỹ và những toan tính chính trị khác.
Bài viết trên tờ Tin tức tham khảo, một ấn phẩm của Tân Hoa Xã cho rằng, đây là những chiêu thức còn lại cuối cùng trước bầu cử của ông Trump, bởi chính quyền Mỹ dưới sự lãnh đạo của ông đã “bất lực” trong xử lý dịch bệnh, càng “bó tay” trước những vấn đề tồn tại bấy lâu trong xã hội Mỹ dẫn đến tình trạng hỗn loạn trong nước hiện nay. Nguyên do sâu xa hơn là kiềm chế sự phát triển lớn mạnh của Trung Quốc.
Ngoài ra, theo ông Tô Hiểu Huy, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế thuộc Viện nghiên cứu các vấn đề quốc tế Trung Quốc, ông chủ Nhà Trắng định mượn diễn đàn G7 lần này chứng minh cho thế giới thấy nước Mỹ đã chiến thắng dịch bệnh và khôi phục mối liên hệ với bên ngoài; muốn một lần nữa phát huy vai trò “Lãnh đạo liên minh” của Mỹ trong G7, nhằm tìm kiếm sự phối hợp của các đối tác trong các mục tiêu chiến lược của Mỹ.
Video đang HOT
Cũng theo chuyên gia này, Mỹ kéo nước khác vào liên minh còn nhằm “thị uy” các đối tác truyền thống rằng mọi khuôn khổ đều có thể thêm thành viên mới. Không chỉ vậy, việc ngày càng có nhiều các quốc gia “then chốt” gia nhập “phe cánh” của mình để “phân hóa” quan hệ với Trung Quốc phù hợp với lợi ích của Mỹ, bởi lúc này Trung Quốc chính là vấn đề Tổng thống Trump quan ngại nhất.
Còn theo ông Điếu Đại Minh, Phó Giáo sư Học viện Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc, việc Mỹ chọn mời 4 quốc gia trên phù hợp với quan tâm của Mỹ trong bối cảnh quốc tế hiện nay. Như việc mời Nga, vừa có thể đối trọng với những đồng minh truyền thống của Mỹ ở châu Âu, như Đức, Pháp, vừa là đối tác then chốt trong trong vấn đề năng lượng hay tình hình Trung Đông. Mời Australia và Ấn Độ xuất phát từ tính toán liên quan đến chiến lược “Ấn Độ – Thái Bình Dương” của Mỹ, còn Hàn Quốc là một đồng minh khác ngoài Nhật Bản của Mỹ ở khu vực châu Á.
Không thể gạt Trung Quốc sang một bên?
Thiết lập liên minh chống Trung Quốc, đây là nhận định phổ biến của báo chí và chuyên gia Bắc Kinh khi đề cập đến ý tưởng biến G7 thành G11 và nhiều hơn thế của ông chủ Nhà Trắng. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng, nếu thiếu Trung Quốc, ý tưởng này của ông Trump khó có thể thành hiện thực.
Ông Vương Tuấn Sinh, nghiên cứu viên Viện nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương và Chiến lược toàn cầu Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho rằng, việc G20 thay thế vị trí chủ đạo của G7 trong việc xử lý các vấn đề quốc tế đã trở thành nhận thức chung rộng rãi của các quốc gia trên thế giới. Một trong những thay đổi chính của thế giới hiện nay là sự trỗi dậy đồng loạt của các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển. Sự đóng góp của họ đối với tăng trưởng kinh tế thế giới lên đến 80%. Tỷ trọng nền kinh tế của nhóm này chiếm gần 40% tổng lượng kinh tế thế giới và rất có thể lên tới gần 1/2 trong 10 năm tới.
Cũng theo chuyên gia này, trong cơ chế G11 hay G12 mà Tổng thống Trump dự định thiết lập, Brazil, Ấn Độ và Nga là những nền kinh tế mới nổi và quốc gia đang phát triển được mời, trong khi Trung Quốc – nền kinh tế mới nổi lớn nhất thế giới, lại bị gạt ra ngoài. Rõ ràng, xuất phát điểm của ông Trump là những tính toán chính trị khác, mà không phải là việc thiết lập 1 cơ chế quốc tế mang tính đại diện hơn, thay thế cho một G7 đã “lỗi thời”.
Việc người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga hôm 2/6 tuyên bố, nếu không có sự tham gia của Trung Quốc, Hội nghị Thượng đỉnh G7 mở rộng sẽ không đảm bảo được “tính đại diện phổ biến”, cùng với việc tổng lượng nền kinh tế Trung Quốc gấp hơn 2 lần cả Brazil, Ấn Độ và Nga cộng lại, đóng góp lên tới hơn 30% tăng trưởng kinh tế toàn cầu mỗi năm…, là những lý do mà theo chuyên gia này Mỹ không thể gạt Trung Quốc ra ngoài nếu muốn có một định chế quốc tế mới “phản ánh hiện trạng thế giới”.
Ngoài ra, theo ông Viên Chinh, nghiên cứu viên Viện nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, mong muốn của Mỹ đưa G7 tiến lên G11 khó thực hiện, bởi ở khu vực Đông Bắc Á, Hàn Quốc vẫn cần dựa vào Trung Quốc, giữa Trung Quốc và Nhật Bản có mối hợp tác kinh tế trong khu vực Đông Á, một số quốc gia châu Âu cũng hợp tác với Trung Quốc, trong khi nội bộ của khu vực này vẫn còn những khác biệt.
Bên cạnh đó, bài bình luận đăng trên mạng Tin tức tham khảo cũng cho rằng, “mưu đồ” của Mỹ sẽ không thực hiện được, bởi các thành viên khác của G7 sẽ không vì Mỹ mà mạo hiểm. Dù là đồng minh của Mỹ, song họ có những tính toán lợi ích riêng và khá độc lập trong chính sách ngoại giao với Trung Quốc, không dễ gì để Mỹ “dắt mũi”, trở thành công cụ vây hãm Trung Quốc. G7 cũng không muốn mở rộng thành G11, bởi dù sức ảnh hưởng trên trường quốc tế của tổ chức này đã yếu đi nghiêm trọng, nhưng họ vẫn luôn cho rằng mình là đại diện cho các quốc gia công nghiệp chủ yếu của phương Tây, nước khác không đủ “tư cách” gia nhập nhóm nhỏ khép kín này. Sự phản đối của Nga đối với việc hình thành các tập đoàn “vây hãm” Trung Quốc cũng sẽ cản trở ý tưởng này của ông Trump.
Về vấn đề này, trong một phát biểu chính thức, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên mới đây khẳng định, Trung Quốc nhất quán cho rằng, dù là tổ chức quốc tế hay hội nghị quốc tế, đều cần có lợi cho việc tăng cường tin cậy giữa các nước, có lợi cho việc bảo vệ chủ nghĩa đa phương, cũng như thúc đẩy hòa bình và phát triển trên thế giới. Việc kết bè kéo phái theo nhóm nhỏ nhằm vào Trung Quốc sẽ không được lòng người, cũng không phù hợp với lợi ích của các quốc gia liên quan./.
Trump dự định rút hàng nghìn lính Mỹ tại Đức
Trump đã lệnh cho Lầu Năm Góc rút 9.500 lính Mỹ đồn trú tại Đức, đồng thời giới hạn lực lượng tại quốc gia châu Âu này ở mức 25.000.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo Lầu Năm Góc rút bớt quân khỏi Đức cho tới tháng 9, các quan chức chính phủ Mỹ ngày 5/6 cho biết. Quyết định này sẽ thay đổi đáng kể vị thế quân sự của Mỹ tại châu Âu, phản ánh căng thẳng gia tăng giữa Washington và Berlin về chi tiêu quân sự cùng các vấn đề an ninh khác, giới chuyên gia nhận định.
Lệnh rút quân sẽ cắt giảm 9.500 binh sĩ trong số 34.500 quân được triển khai thường trực tại Đức, đồng thời giới hạn lực lượng Mỹ đồn trú tại quốc gia châu Âu này ở mức 25.000. Theo quy định hiện tại, tổng số binh sĩ Mỹ tại Đức có thể lên tới 52.000 khi các đơn vị luân chuyển ra vào quốc gia này hoặc tham gia các đợt diễn tập.
Các quan chức cho biết Trump đã ra lệnh thay đổi bản ghi nhớ mà Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O'Brien mới ký. Quyết định rút bớt binh sĩ tại Đức vấp phải chỉ trích từ một số cựu quan chức quốc phòng cấp cao cùng các nhà lập pháp, họ lo ngại nó sẽ làm suy yếu thêm một liên minh quan trọng và trao sức mạnh cho các đối thủ của Mỹ.
Các quan chức Lầu Năm Góc từ chối bình luận thông tin.
Binh sĩ Mỹ và xe tăng M1 Abrams tham gia hội thao quân sự tại Đức, tháng 2. Ảnh: AFP.
Chuyên gia Mỹ cho rằng Nga có thể hoan nghênh động thái thể hiện công khai khác biệt giữa hai đồng minh quan trọng của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Nga chưa bình luận về quyết định rút bớt quân đồn trú tại Đức của Trump.
Một quan chức cao cấp nói giới chức Mỹ đã thảo luận về dự định rút bớt quân hồi tháng 9/2019, động thái này không liên quan tới việc Thủ tướng Đức Angela Merkel quyết định không tới dự hội nghị G7, dự kiến diễn ra tại thủ đô Washington vào cuối tháng 6.
Tuy nhiên, quan chức này cho biết quyết định rút quân phản ánh thất vọng của chính quyền Trump với chính sách Đức trong thời gian dài, đặc biệt về chi tiêu quân sự của nước này và quyết tâm hoàn thành dự án đường ống Dòng chảy phương Bắc nhằm chuyển khí đốt trực tiếp từ Nga qua biển Baltic.
Một quan chức quốc phòng cao cấp của Đức cho biết giới chức nước này chưa được thông báo về kế hoạch cắt giảm quân đồn trú của Mỹ, dù đã biết tin qua các kênh ngoại giao.
"Chúng tôi luôn biết Trump sẽ chỉ trích khi ông ấy chịu áp lực trong nước, song chúng tôi nghĩ rằng ông ấy sẽ rút quân ở Afghanistan trước tiên", quan chức này nói. "Bước đi này không giúp được những người bạn của Mỹ tại Đức, những người đang nỗ lực gìn giữ mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, thậm chí thúc đẩy thái độ chống Mỹ đang lan rộng tại đây".
Ý nghĩa của công hàm Mỹ phản đối Trung Quốc tới LHQ Việc Mỹ gửi công hàm thứ hai phản đối Trung Quốc tới LHQ về Biển Đông cho thấy Washington chính thức tham gia vào cuộc chiến pháp lý cùng các nước ASEAN. Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc (LHQ) Kelly Craft ngày 1/6 gửi công hàm cho Tổng thư ký Antonio Guterres, khẳng định yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Phát hiện ra nguồn gốc gây bất ngờ của vàng và các kim loại nặng trên Trái Đất

Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan

Tỷ phú Warren Buffett cảnh báo những tác động của căng thẳng thương mại

Pakistan yêu cầu LHQ họp khẩn về tình hình căng thẳng với Ấn Độ

Truyền thông Anh: Israel triệu tập quân dự bị cho kế hoạch mở rộng tấn công Gaza

Hàn Quốc: Quyền Tổng thống kêu gọi người dân đoàn kết

Hãng xe máy Nhật Kawasaki đặt cược vào robot 'chiến mã'

Tổng thống Vladimir Putin: Quyết định bầu chọn người kế nhiệm thuộc về người dân Nga

Tổng thống Trump tiết lộ 'lằn ranh đỏ' trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Ukraine

Trên 15.000 nhân viên Bộ Nông nghiệp Mỹ đồng ý nghỉ việc tự nguyện

Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng

Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?
Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông tin về 'ghế' Chủ tịch Fed
Sức khỏe
16:26:05 05/05/2025
Nghe thấy tiếng kêu dưới cống thoát nước, người dân chạy đến nơi chứng kiến cảnh tượng không ngờ
Netizen
16:24:11 05/05/2025
Anh Tú bị Diệu Nhi "ép" làm điều chấn động, CĐM réo tên Jack, thành viên BIGBANG
Sao việt
16:06:42 05/05/2025
Quyết định giúp McTominay đổi đời
Sao thể thao
16:00:09 05/05/2025
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Người cha tử vong, vụ án giải quyết ra sao?
Pháp luật
15:27:21 05/05/2025
Wikipedia ứng dụng AI tạo sinh hỗ trợ cộng đồng biên tập viên
Thế giới số
15:23:25 05/05/2025
Bản cypher cháy nhất 2025: Quán quân Rap Việt "tàng hình", bạn thân HIEUTHUHAI cho biết thế nào là "đủ trình"
Nhạc việt
15:20:34 05/05/2025
Anntonia đá đểu đơn vị mới, Nawat lên tiếng phản bác, Á hậu MUT đáp trả cực căng
Sao châu á
15:12:21 05/05/2025
"Tân binh toàn năng" tập luyện áp lực, nhiều thí sinh bật khóc và rớt hạng
Tv show
15:06:10 05/05/2025
48 tuổi vẫn giữ nhà sạch bong như mới, người phụ nữ trung niên khiến dân mạng trầm trồ: Mỗi ngày chỉ dọn một chút, mà đẹp như khách sạn 5 sao
Sáng tạo
14:53:58 05/05/2025