Mỹ lo hệ quả chiến lược của tên lửa Trung Quốc
Theo chuyên gia Nga Vasily Kashin, Mỹ lo ngại tiềm lực tên lửa của Trung Quốc gia tăng sẽ dẫn tới những tác động và hệ quả chiến lược sâu rộng.
Chuyên gia Vasily Kashin của Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga nhận định rằng sự tăng cường tiềm lực tên lửa Trung Quốc sẽ dẫn tới những hệ quả chiến lược.
Tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-18: Một mục tiêu không dễ đối phó của các chiến hạm Mỹ.
Một báo cáo gần đây của Cơ quan Tình báo Hải quân Mỹ đã lưu ý đến sự xuất hiện của tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-18 trên các tàu khu trục lớp 052D và tàu ngầm Hải quân Trung Quốc.
Video đang HOT
Khả năng sở hữu hệ thống dẫn mục tiêu an toàn, chống nhiễu đáng tin cậy của tên lửa chống hạm siêu thanh YJ-18 cho thấy Hải quân Trung Quốc nắm trong tay phương tiện chống hạm hiệu quả, một mục tiêu đối phó không đơn giản của các chiến hạm Mỹ. Việc bảo vệ cụm tàu nổi trước sự tấn công của hàng loạt tên lửa hành trình siêu thanh bay thấp sẽ là nhiệm vụ gần như “nhiệm vụ bất khả thi”.
Tình trạng này vẫn còn tiếp tục cho tới khi xuất hiện giải pháp cách mạng trong lĩnh vực phòng không trên hạm ví dụ như vũ khí laser. Tuy nhiên, một bước nhảy vọt như vậy khó thể xảy ra trong vòng 15 năm tới.
Do khó đánh chặn các tên lửa, cách đối phó thực tế duy nhất là tiêu diệt phương tiện mang trước khi chúng tiếp cận phạm vi bắn. Chính điều này lý giải cho những thay đổi đang diễn ra trong cán cân lực lượng ở tây Thái Bình Dương. Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động sản xuất tàu nổi và tàu ngầm, có không dưới 10 khu trục hạm 052D sẽ được đóng. Nhiều tàu khác của Trung Quốc cũng là phương tiện hiệu quả mang các tên lửa chống hạm mạnh và hiện đại. Ngoài ra, tàu ngầm phi hạt nhân của Trung Quốc ngày nay không còn là các mục tiêu dễ bị tấn công như 10-15 năm trước.
Theo chuyên gia Vasily Kashin, ưu thế của Hải quân Mỹ và các nước đồng minh trước hạm đội Trung Quốc đang bị thu hẹp cũng như hiệu quả phòng vệ của hạm đội Mỹ sụt giảm sẽ dẫn đến những hệ quả chiến lược và chính trị toàn cầu rõ rệt. Để duy trì cán cân quyền lực trong khu vực và khả năng kiềm chế Trung Quốc, Mỹ buộc phải đẩy mạnh hơn sự hiện diện quân sự ở Thái Bình Dương.
Trung Quốc đang nghiên cứu những phương án phá hoại sự triển khai quân bổ sung của Mỹ ở tây Thái Bình Dương. Bắc Kinh có thể huy động tên lửa hành trình và tên lửa đạn đạo để vô hiệu hóa các sân bay, đầu mối giao thông, trung tâm hậu cần, kết hợp tấn công mạng vào cơ sở giao thông vận tải của đối phương.
Để giảm thiểu đe dọa, người Mỹ sẽ phải xử lý những nhiệm vụ phức tạp về phòng không và phòng thủ tên lửa cho cơ sở hạ tầng trọng yếu. Điều này keo theo những gia tăng quân số không tránh khỏi của Mỹ ở khu vực. Nỗ lực san sẻ bớt trách nhiệm sang các đồng minh chỉ đem lại kết quả hạn chế. Khả năng tăng cường chi phí quân sự của Nhật Bản không lớn. Hàn Quốc thì ngày càng tỏ rõ việc họ theo đuổi chính sách lựa chiều giữa Mỹ và Trung Quốc. Năng lực tài chính, kỹ thuật và tổ chức của các đối tác còn lại trong khu vực đều không đáng kể.
Do đó, chính sách kiềm chế Trung Quốc sẽ ngày càng là gánh nặng đối với nước Mỹ. Vài năm tới, Mỹ sẽ buộc phải thực hiện sự lựa chọn nan giải và phải xác định hiện diện ở khu vực nào cần được ưu tiên hàng đầu.
Theo Kiến Thức
Indonesia "nịnh" Trung Quốc để được lắp ráp tên lửa chống hạm C-705
Hiện nay Indonesia đã cắt giảm mua máy bay chiến đấu Su của Nga và tên lửa hạm đối hạm, tên lửa vác vai của Trung Quốc, đồng thời mong giành được hợp đồng chuyển giao công nghệ tên lửa chống hạm C-705 sản xuất hoàn toàn trong nước.
Tạp chí quốc phòng Kanwa của Canada số ra tháng 11-2014 cho biết, trong buổi phỏng vấn Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Purnomo Yusgiantoro, ông đã tiết lộ, nước này đang có kế hoạch đóng 20 tàu chiến có chiều dài 40m và 60m, trang bị tên lửa chống hạm C-705 và C-802.
Hiện nay Indonesia đã cắt giảm mua máy bay chiến đấu Su của Nga và tên lửa hạm đối hạm, tên lửa vác vai của Trung Quốc, đồng thời mong giành được hợp đồng chuyển giao công nghệ tên lửa chống hạm C-705 sản xuất hoàn toàn trong nước. Cho nên, Indonesia rất hy vọng Trung Quốc đồng ý chuyển giao dây chuyền công nghệ lắp ráp tên lửa chống hạm này cho mình, hiện nay hai nước vẫn đang trong quá trình đàm phán.
Tên lửa chống hạm C-705 của Trung Quốc
C-705 là tên lửa hành trình chống tàu cận âm hạng nhẹ do Trung Quốc phát triển dựa trên mẫu C-704, dùng một số thành phần của tên lửa C-602. Loại tên lửa này được thiết kế để trang bị trên các tàu tên lửa nhỏ, tàu hộ vệ, máy bay, bệ phóng mặt đất. C-705 có trọng lượng 320kg, lắp đầu nổ nặng 110-130kg, trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho tầm bắn 140km, độ bắn chính xác khoảng 95,7%. Đầu tự dẫn của C-705 có thể dùng radar chủ động, quang truyền hình hoặc hồng ngoại.
Tạp chí Kanwa dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, doanh nghiệp quốc phòng nước này đã cải tiến thành công tên lửa hành trình chống tàu cận âm C-705 cho nhiệm vụ tác chiến mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao (CEP 10m), định danh là C-705G.
Theo An Ninh Thủ Đô
Web quân sự Nga bóc mẽ tên lửa DF - 21D của Trung Quốc Tên lửa DF-21D của Trung Quốc trước khi muốn đánh trúng mục tiêu lớn cần phải vượt qua bức tường lửa của tên lửa đánh chặn SM3 và mạng lưới phòng không dày đặc, hoàn bị của hạm đội Mỹ. Hình ảnh tưởng tượng của dân mạng TQ về tên lửa DF-21D Trung Quốc tấn công hạm đội tàu sân bay Mỹ Một...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bí mật thâm cung: Từ Hy Thái Hậu mê mẩn món ăn 'rợn người', phải có trong bữa ăn

Houthi phóng tên lửa đạn đạo vào Israel

Meta yêu cầu tòa án bác vụ kiện độc quyền của Ủy ban Thương mại liên bang Mỹ

Hàn Quốc mở lại chương trình tham quan Panmunjom

Ứng cử viên vị trí Chủ tịch ĐHĐ LHQ trình bày chương trình hành động

Hamas 'sẵn sàng hợp tác' nếu Mỹ gây sức ép với Israel chấm dứt xung đột

Tổng thống Putin miễn nhiệm tư lệnh lục quân Nga

Mỹ sẽ tổn thất nhiều tỉ USD vì khách du lịch nước ngoài giảm mạnh

Iran khẳng định không phản đối việc Mỹ đầu tư vào nước này

Ngành quốc phòng Trung Quốc trải qua bước ngoặt tương tự DeepSeek

Loạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung Đông

Tổng thống Zelensky thừa nhận bị Mỹ gây sức ép nhiều hơn
Có thể bạn quan tâm

Hwang Jung Eum: 'phú bà' giàu sụ của HQ, vẫn biển thủ tiền công trục lợi cá nhân
Sao châu á
16:41:31 16/05/2025
Ngân 98 trần trụi vòng 3 trên biển, náo loạn MXH, sắp "đập mặt xây lại" lần 12
Netizen
16:35:59 16/05/2025
Thông báo nóng của bạn gái cũ Wren Evans về vụ phốt ngoại tình: Nhập viện cấp cứu, hé lộ chuyện đau đớn nhất
Sao việt
16:28:27 16/05/2025
Vợ Tây của Bùi Tiến Dũng chuẩn nữ thần thảm đỏ, nhan sắc 'chặt đẹp' Doãn Hải My, Chu Thanh Huyền khi chung khung hình
Sao thể thao
16:23:41 16/05/2025
Chủ xe máy ở Hà Nội phục kích, tóm gọn tên trộm trong tích tắc
Pháp luật
16:06:42 16/05/2025
Hiệu trưởng trường mẫu giáo lấy trộm đồ: Cho thôi chức và ra khỏi đảng
Tin nổi bật
15:49:36 16/05/2025
Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đánh bại cả Lý Hải và Victor Vũ, chiếm top 1 phòng vé khiến ai cũng choáng
Hậu trường phim
15:21:32 16/05/2025
Until Dawn - Vòng lặp chết chóc được nâng lên một tầm cao mới
Phim âu mỹ
15:09:48 16/05/2025
Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun
Phim châu á
14:54:37 16/05/2025
Sao nữ muốn làm Quán quân Em Xinh Say Hi: Giảm cân lột xác như búp bê, tất tay từ ca hát tới diễn xuất
Nhạc việt
14:54:30 16/05/2025