Mỹ mở rộng kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn đối với Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Joe Biden lên kế hoạch mở rộng phạm vi kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn sâu rộng đối với Trung Quốc.
Kyodo dẫn nguồn tin cho hay, kế hoạch mở rộng kiểm soát xuất khẩu chất bán dẫn đối với Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm tìm cách cản trở nỗ lực của cường quốc châu Á này trong việc phát triển các công nghệ tiên tiến cho mục đích quân sự.
Theo các nguồn tin, kế hoạch này nhằm thể hiện sự đồng thuận của Mỹ với các hạn chế được nâng cấp của Nhật Bản. Trước đó, Tokyo tuyên bố sẽ bổ sung 23 thiết bị vào danh sách hạn chế xuất sang Trung Quốc, bắt đầu từ tháng 7.
Đối đầu Mỹ – Trung diễn ra gay gắt trên lĩnh vực công nghệ. (Ảnh: Asia Times)
Danh sách hạn chế sửa đổi của Nhật Bản sẽ vượt ra ngoài giới hạn hiện tại của Mỹ. Danh sách này bao gồm hạn chế quyền tiếp cậm của Bắc Kinh với các thiết bị tiên tiến để sản xuất các loại chip cao cấp nhất.
Video đang HOT
Theo Kyodo, một quan chức cấp cao của Mỹ được cho là đã trao đổi với phía Nhật Bản và Hà Lan về kế hoạch này. Điều này có thể gây khiến quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh trở nên xấu hơn.
Kế hoạch này được đưa ra khi Mỹ và Trung Quốc đồng ý tăng cường liên lạc ở cấp cao sau nhiều tháng căng thẳng gia tăng giữa hai nước.
Sau khi thông báo vào tháng 10 năm ngoái về loạt hạn chế xuất khẩu đối với một số chip máy tính tiên tiến và các mặt hàng liên quan, chính quyền Biden đã yêu cầu Nhật Bản và Hà Lan – nơi đặt trụ sở của các nhà sản xuất thiết bị sản xuất chip hàng đầu, hợp tác để ngăn cản Trung Quốc tiếp cận các thiết bị công nghệ cao.
Các hạn chế bao gồm việc ngăn các mặt hàng sản xuất ở nước ngoài, vốn sử dụng công nghệ của Mỹ xuất khẩu sang Trung Quốc.
Trung Quốc phản ứng gay gắt trước động thái của Mỹ, đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Thương mại Thế giới vào tháng 12, cáo buộc Washington lạm dụng các biện pháp hạn chế xuất khẩu dưới chiêu bài bảo vệ an ninh quốc gia.
Vào tháng 1, Nhật Bản và Hà Lan đồng ý cùng với Mỹ cắt giảm xuất khẩu các công nghệ tiên tiến mà Trung Quốc có thể sử dụng để phát triển trí tuệ nhân tạo và hiện đại hóa năng lực quân sự của nước này.
Sau thỏa thuận ba bên, Nhật Bản đã công bố các biện pháp bổ sung vào tháng 3, dự kiến sẽ có hiệu lực vào ngày 23/7.
EU siết kiểm soát xuất khẩu hàng hóa lưỡng dụng
Ủy ban châu Âu hướng đến kiểm soát xuất khẩu hàng hóa "lưỡng dụng" được chỉ định có thể có ứng dụng quân sự.
Các nhân viên đang lắp ráp công cụ bán dẫn của công ty ASML ở Veldhoven, Hà Lan. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters ngày 20/6, Ủy ban châu Âu có kế hoạch đề xuất các biện pháp trong năm nay để giải quyết các rủi ro an ninh do đầu tư ra nước ngoài gây ra cũng như tăng cường kiểm soát xuất khẩu đối với hàng hóa dùng cho cả mục đích dân sự và quân sự, đồng thời chú ý đến các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc.
Trong một tài liệu có tựa đề "Chiến lược An ninh Kinh tế châu Âu", Ủy ban châu Âu đưa ra quan điểm về cách EU có thể làm cho nền kinh tế của mình trở nên mạnh mẽ hơn và xác định các rủi ro mới nổi.
Tài liệu nêu rõ những rủi ro này có thể đến từ xuất khẩu và đầu tư qua đó rò rỉ bí quyết cho các đối thủ nước ngoài trong một "loạt công nghệ có ý nghĩa quân sự", với điện toán lượng tử, trí tuệ nhân tạo, 6G, công nghệ sinh học và người máy là ví dụ.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu sẽ trình bày "báo cáo" trên trước các nghị sĩ EU và các quốc gia thành viên, nơi các nhà lãnh đạo của họ sẽ thảo luận về quan hệ với Trung Quốc tại Brussels vào tuần tới.
Tài liệu không nêu tên Trung Quốc, nhưng nhấn mạnh việc hợp tác với các quốc gia có chung mối quan tâm với EU và sử dụng cụm từ "giảm thiểu rủi ro", một chính sách giảm sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.
Ủy ban châu Âu cũng có kế hoạch đưa ra một danh sách khác với các thành viên EU về các công nghệ quan trọng đối với an ninh kinh tế, cũng như chú ý đến đầu tư trong nước và có thể đề xuất sửa đổi cơ chế sàng lọc đầu tư trước cuối năm 2023.
Tài liệu của Ủy ban châu Âu cho biết EU sẽ tập trung vào các rủi ro đối với chuỗi cung ứng, bao gồm năng lượng và cơ sở hạ tầng quan trọng, chẳng hạn như mạng viễn thông, cũng như chống lại sự ép buộc kinh tế và rò rỉ công nghệ hàng đầu.
Tuy nhiên, Ủy ban châu Âu sẽ cần phải hành động thận trọng vì việc cấp giấy phép xuất khẩu và cân nhắc các lợi ích an ninh là năng lực quốc gia mà các chính phủ EU sẽ muốn duy trì.
Một kế hoạch của Hà Lan nhằm ngăn chặn hiệu quả các công ty Trung Quốc mua các công cụ sản xuất chất bán dẫn tiên tiến nhất của tập đoàn ASML là một trường hợp điển hình
Một nhà ngoại giao EU cho biết: "Các quốc gia thành viên EU chưa sẵn sàng chuyển giao toàn bộ các biện pháp kiểm soát xuất khẩu nhưng chúng ta có thể sẽ thấy điều gì đó nhiều hơn nữa trên con đường hợp tác lớn hơn".
Mỹ trừng phạt các thực thể hỗ trợ Trung Quốc hiện đại hóa quân đội Danh sách trừng phạt cũng bao gồm các công ty đã mua các mặt hàng có nguồn gốc từ Mỹ để hỗ trợ quá trình hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc, chẳng hạn như phát triển vũ khí siêu vượt âm. Một số nước phương Tây cho rằng Bắc Kinh đã bí mật tuyển dụng phi công nước ngoài để đào...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF

LHQ cảnh báo Israel đẩy Gaza tới bờ vực thảm họa nhân đạo mới

Ford dự báo mất trắng 1,5 tỷ USD vì chính sách thuế trong năm 2025

Israel sắp leo thang ở Gaza, hi vọng hòa bình của Tổng thống Trump mờ dần

Tổng thống Trump muốn hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ để chấm dứt xung đột Ukraine

San Francisco lo ngại 2.000 người mất nhà nếu chính quyền liên bang cắt giảm hỗ trợ

Thuế quan của Mỹ: Quyền tiếp cận thuốc của người Canada bị đe dọa

New York Times và New Yorker 'bội thu' tại Giải báo chí Pulitzer 2025

Lật thuyền ngoài khơi bang California của Mỹ, nhiều người thiệt mạng và mất tích

Thủ tướng Malaysia đề cao mối quan hệ với Singapore sau chiến thắng vang dội của PAP

Chính quyền Trump công bố chương trình cấp tiền cho người nhập cư trái phép tự rời Mỹ

Mỹ hạn chế tài trợ lĩnh vực nghiên cứu gây tranh cãi liên quan virus gây Covid-19
Có thể bạn quan tâm

So sánh kết quả cuộc 'đối đầu phòng vé' của Lý Hải và Victor Vũ
Hậu trường phim
23:35:44 06/05/2025
Bị chê viết câu 'sai', tác giả 'Nhật ký của mẹ' bật khóc hé lộ lý do
Nhạc việt
23:29:55 06/05/2025
PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
Sao việt
23:27:13 06/05/2025
Góc nhìn về ông bố phi thường trong 'Lật mặt 8': Nói ít làm nhiều, sẵn sàng hy sinh cả tính mạng vì con
Phim việt
23:24:51 06/05/2025
Bất chấp scandal, Kim Soo Hyun vẫn 'on Top' BXH sao Hàn
Sao châu á
23:20:42 06/05/2025
Vé concert của BlackPink bị chê 'quá đắt'?
Nhạc quốc tế
23:16:56 06/05/2025
Chàng trai nhút nhát chinh phục cô gái xinh đẹp trên show hẹn hò
Tv show
23:01:04 06/05/2025
Justin Bieber ngày càng lún sâu vào con đường nghiện ngập
Sao âu mỹ
22:57:52 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025
Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ
Pháp luật
22:13:35 06/05/2025