Mỹ nói đang đàm phán với các nước châu Á tìm phương án thay thế TPP
Mỹ đã khởi động các cuộc đàm phán thương mại với nhiều quốc gia châu Á để tìm một phương án thay thế cho Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương ( TPP), sau khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận thương mại này, Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross cho biết.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Bộ trưởng Thương mại Mỹ Wilbur Ross (Ảnh: Abcnews)
“Chúng tôi đã bày tỏ thiện chí về phía Mỹ nhằm khởi động đàm phán song phương với Nhật Bản” về một thỏa thuận thương mại, Bộ trưởng Wilbur Ross nói với báo giới tại hội nghị đầu tư thường niên SelectUSA 2017 tại thủ đô Washington ngày 19/6 do Bộ Thương mại Mỹ tổ chức, Thời báo Hoa nam Buổi sáng đưa tin.
“Chúng tôi cũng có một số cuộc đàm phán ở phạm vi sơ bộ với một số quốc gia riêng lẻ khác”, ông Ross cho hay.
Bộ trưởng Thương mại Mỹ từ chối tiết lộ những quốc gia nào mà Mỹ khởi động đàm phán, nhưng nói thêm: “Chúng tôi muốn thông báo các vấn đề khi có đồng thuận với các nước khác. Nhật Bản đã chấp nhận đề nghị đàm phán của chúng tôi, nhưng cho tới nay các quốc gia khác thì chưa”.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi TPP ngay ngày đầu nhậm chức, sau một cam kết trong chiến dịch tranh cử mà ông nói có thể giúp ngăn chặn tình trạng nước Mỹ bị mất việc làm. Scott Pattison, giám đốc điều hành Hiệp hội quốc gia của các thống đốc, cho rằng động thái này đi ngược với mong muốn của hầu hết các thống đốc Mỹ.
Video đang HOT
“Hầu hết các thống đốc rất ủng hộ TPP, cả Dân chủ lẫn Cộng hòa”, ông Pattison nói. “Họ không tham gia trực tiếp vào các cuộc đàm phán vì họ biết vai trò của họ và điều đó là không thích hợp. Nhưng mặt khác, họ muốn thúc đẩy TPP vì họ muốn đảm bảo có nhiều nhất có thể các hoạt động thương mại và đầu tư giữa các bang và các quốc gia khác”.
Sau khi Mỹ rút, 11 quốc gia thành viên còn lại của TPP, không bao gồm Trung Quốc, đã nhất trí tiếp tục các cuộc đàm phán nhằm duy trì TPP.
Tuy nhiên, việc Mỹ rút khỏi TPP đã giảm đáng kể sự ảnh hưởng của khối. Nếu bao gồm Mỹ, 12 quốc gia thành viên TPP chiếm 38% GDP toàn cầu và 26% thương mại toàn cầu, theo David Dodwell, giám đốc điều hành Nhóm chính sách thương mại Hong Kong-Apec. Không có Mỹ, TPP chiếm 13% GDP và 15% thương mại toàn cầu.
An Bình
Theo Dantri
Khả năng mở rộng TPP cho các nền kinh tế khác sau khi Mỹ rút
Trong cuộc họp tại Hà Nội sáng ngày 21/5, đại diện của các quốc gia thành viên Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã nhấn mạnh về khả năng mở rộng TPP cho các các nền kinh tế khác tham gia nếu họ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp định.
Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh tại cuộc họp báo sau cuộc họp của đại diện các quốc gia thành viên TPP sáng ngày 21/5 (Ảnh: Bộ thương)
Các Bộ trưởng và Thứ trưởng của Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Mexico, New Zealand, Malaysia, Peru, Singapore và Việt Nam sáng ngày 21/5 đã nhóm họp bên lề Hội nghị Bộ trưởng phụ trách thương mại (MRT) của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Hà Nội để thảo luận về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Một tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc họp cho biết các Bộ trưởng khẳng định lại kết quả cân bằng và tầm quan trọng về mặt kinh tế và chiến lược của TPP. Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh các nguyên tắc và tiêu chuẩn cao của Hiệp định này là cách để thúc đẩy hội nhập kinh tế trong khu vực, đóng góp tích cực vào việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên, tạo thêm cơ hội cho người lao động, các hộ gia đình, nông dân, doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Các Bộ trưởng cũng đồng ý cần phải hiện thực hóa những lợi ích của Hiệp định TPP. Theo hướng đó, các Bộ trưởng nhất trí giao cấp kỹ thuật nghiên cứu các kịch bản phù hợp để nhanh chóng đưa Hiệp định toàn diện và tiêu chuẩn cao này vào thực thi, trong đó bao gồm việc tạo điều kiện thuận lợi cho việc tham gia của các nước ký kết ban đầu.
Quang cảnh cuộc họp của đại diện các quốc gia thành viên TPP sáng ngày 21/5 (Ảnh: Bộ thương)
Các Bộ trưởng đã chỉ đạo các trưởng đoàn xúc tiến việc chuẩn bị cho nhiệm vụ này và yêu cầu hoàn tất trước khi các nước TPP nhóm họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh APEC sẽ được tổ chức vào ngày 10 - 11/11/2017 tại Đà Nẵng, Việt Nam.
Các Bộ trưởng cũng nhấn mạnh về khả năng mở rộng TPP cho các nền kinh tế khác tham gia nếu họ có thể chấp nhận các tiêu chuẩn cao của Hiệp định.
Những nỗ lực này sẽ giải quyết các mối quan ngại về chủ nghĩa bảo hộ, duy trì mở cửa thị trường, củng cố hệ thống thương mại quốc tế dựa trên các quy tắc chung, thúc đẩy thương mại toàn cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống.
TPP ban đầu gồm 12 quốc gia - Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ, Việt Nam. Được đàm phán dưới thời cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama, TPP nhằm xóa bỏ các rào cản thương mại và thúc đẩy quan hệ kinh tế giữa các quốc gia thành viên chiếm 40% GDP toàn cầu.
Nhưng người kế nhiệm ông Obama là Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi TPP ngay sau khi nhậm chức vào ngày 20/1.
An Bình
Theo Dantri
Trump thề trừng phạt các đối tác thương mại lừa đảo Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ trừng phạt những nhà nhập khẩu gây hại cho kinh tế nước này, sau khi ký hai sắc lệnh về thương mại. Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP "Họ là những kẻ lừa đảo. Từ nay trở đi, những người vi phạm quy tắc sẽ phải đối diện với những hậu quả và chúng...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loài hổ có nguy cơ tuyệt chủng tái xuất hiện ở miền Nam Thái Lan

Tỷ phú Warren Buffett cảnh báo những tác động của căng thẳng thương mại

Pakistan yêu cầu LHQ họp khẩn về tình hình căng thẳng với Ấn Độ

Truyền thông Anh: Israel triệu tập quân dự bị cho kế hoạch mở rộng tấn công Gaza

Hàn Quốc: Quyền Tổng thống kêu gọi người dân đoàn kết

Hãng xe máy Nhật Kawasaki đặt cược vào robot 'chiến mã'

Tổng thống Vladimir Putin: Quyết định bầu chọn người kế nhiệm thuộc về người dân Nga

Tổng thống Trump tiết lộ 'lằn ranh đỏ' trong nỗ lực thúc đẩy hòa bình ở Ukraine

Trên 15.000 nhân viên Bộ Nông nghiệp Mỹ đồng ý nghỉ việc tự nguyện

Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng

Liệu Ukraine có thể thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng khoáng sản thiết yếu?

Đổi họ sau cưới - Lý do khiến nhiều người Nhật không muốn kết hôn
Có thể bạn quan tâm

Anh Tú bị Diệu Nhi "ép" làm điều chấn động, CĐM réo tên Jack, thành viên BIGBANG
Sao việt
16:06:42 05/05/2025
Xác minh clip tài xế Grab tại Đà Nẵng bị khách đánh tới tấp
Netizen
16:05:40 05/05/2025
Quyết định giúp McTominay đổi đời
Sao thể thao
16:00:09 05/05/2025
Vụ nổ súng ở Vĩnh Long: Người cha tử vong, vụ án giải quyết ra sao?
Pháp luật
15:27:21 05/05/2025
Wikipedia ứng dụng AI tạo sinh hỗ trợ cộng đồng biên tập viên
Thế giới số
15:23:25 05/05/2025
Bản cypher cháy nhất 2025: Quán quân Rap Việt "tàng hình", bạn thân HIEUTHUHAI cho biết thế nào là "đủ trình"
Nhạc việt
15:20:34 05/05/2025
Anntonia đá đểu đơn vị mới, Nawat lên tiếng phản bác, Á hậu MUT đáp trả cực căng
Sao châu á
15:12:21 05/05/2025
"Tân binh toàn năng" tập luyện áp lực, nhiều thí sinh bật khóc và rớt hạng
Tv show
15:06:10 05/05/2025
48 tuổi vẫn giữ nhà sạch bong như mới, người phụ nữ trung niên khiến dân mạng trầm trồ: Mỗi ngày chỉ dọn một chút, mà đẹp như khách sạn 5 sao
Sáng tạo
14:53:58 05/05/2025
Chú mèo "từ trên trời" rơi thẳng vào nồi lẩu đang sôi sùng sục, thực khách hoảng loạn trước cảnh tượng khó tin
Lạ vui
14:53:02 05/05/2025