Mỹ phê duyệt thuốc tiêm ngừa HIV
Ngày 18/6, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ đã phê duyệt thuốc Lenacapavir của hãng Gilead – một loại thuốc tiêm với liều 2 lần/năm – để ngăn ngừa nhiễm virus HIV ở người trưởng thành và thanh thiếu niên.
Lenacapavirđã chứng minh hiệu quả gần 100% trong việc ngăn ngừa HIV. Ảnh: theguardian.com
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Lenacapavir – một phần của nhóm thuốc được gọi là chất ức chế vỏ capsid – đã chứng minh hiệu quả gần 100% trong việc ngăn ngừa HIV trong các thử nghiệm quy mô lớn vào năm ngoái, làm dấy lên hy vọng mới về việc ngăn chặn sự lây truyền của loại virus lây nhiễm cho 1,3 triệu người mỗi năm. Các nhà đầu tư và nhà hoạt động phòng chống AIDS đã háo hức chờ đợi quyết định quản lý đối với loại thuốc có khả năng giúp chấm dứt “căn bệnh thế kỷ” kéo dài 44 năm qua.
Thuốc phòng ngừa HIV, được gọi là thuốc dự phòng trước phơi nhiễm hoặc PrEP, được bán rộng rãi, nhưng hầu hết đều là thuốc viên uống hàng ngày đòi hỏi phải tuân thủ nghiêm ngặt mới có hiệu quả.
Phản ứng về quyết định của FDA, Giám đốc điều hành Gilead Sciences , ông Daniel O’Day khẳng định: “Đây là một khoảnh khắc quan trọng. Chúng tôi tin rằng Lenacapavir là công cụ quan trọng nhất mà chúng ta có để thay đổi diễn biến của dịch bệnh và đưa căn bệnh này vào sách lịch sử”.
Video đang HOT
Gilead Sciences – công ty sinh dược có trụ sở tại Foster City (bang California) – có kế hoạch ra mắt nhanh chóng tại Mỹ cũng như triển khai loại thuốc này rộng rãi hơn thông qua sự hợp tác với các đối tác toàn cầu. Loại thuốc này sẽ được bán dưới tên thương hiệu Yeztugo tại Mỹ với giá niêm yết là 28.218 USD/năm.
Giám đốc thương mại của Gilead Sciences, Johanna Mercier, cho biết “mục tiêu cuối cùng” của công ty là bình thường hóa việc sử dụng PrEP, cả ở Mỹ và các quốc gia khác, bao gồm cả các quốc gia châu Phi có thu nhập thấp – nơi loại virus này phổ biến nhất.
Mercier cho biết bà hy vọng khoảng 75% các công ty bảo hiểm của Mỹ, bao gồm cả các chương trình bảo hiểm y tế của chính phủ, sẽ chi trả cho lenacapavir trong các chương trình PrEP trong vòng 6 tháng và con số này sẽ tăng lên 90% trong vòng 12 tháng kể từ khi ra mắt.
Loại thuốc này đang được bán tại Mỹ dưới tên thương hiệu Sunlenca dành cho những bệnh nhân mắc bệnh AIDS giai đoạn cuối và kháng thuốc khác.
Tháng 12/2024, chương trình Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của Tổng thống về phòng chống AIDS (PEPFAR) dưới thời Tổng thống Joe Biden đã ký một thỏa thuận với Quỹ toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Sốt rét để cung cấp phương pháp điều trị cho tới 2 triệu người trong 3 năm nếu được cơ quan quản lý của Mỹ chấp thuận để phòng ngừa. Điều đó sẽ cho phép tiếp cận sớm hơn chưa từng có với phương pháp điều trị tiên tiến, khi 6 nhà sản xuất thuốc gốc đã cấp phép sản phẩm từ Gilead đang chuẩn bị sản xuất các phiên bản giá rẻ tại 120 quốc gia có nguồn lực hạn chế.
Các nhà hoạt động phòng chống AIDS coi loại thuốc này là cách làm chậm đáng kể dịch bệnh, nhưng việc chính quyền Tổng thống Donald Trump cắt giảm PEPFAR đã làm dấy lên lo ngại về cam kết triển khai chương trình của chính phủ Mỹ. Ông O’Day thừa nhận rằng những thay đổi này là “rất khó khăn”, nhưng cho biết công ty vẫn tiếp tục thảo luận với cả Quỹ Toàn cầu và PEPFAR.
Quyền được chăm sóc và bảo vệ
Liên hợp quốc đã chọn chủ đề của Ngày thế giới phòng chống AIDS 1/12 năm nay "Take the rights path: My health, my right!" nhằm nhấn mạnh tới việc đảm bảo quyền con người được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe, trong đó mọi người đều phải được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà họ cần, bao gồm các dịch vụ phòng ngừa, điều trị và chăm sóc HIV.
Một điểm xét nghiệm HIV/AIDS ở Port-au-Prince, Haiti. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Chỉ khi bảo đảm quyền được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe và đặt con người làm trung tâm, thế giới mới có thể chấm dứt AIDS như một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí The Lancet HIV, số ca mắc và tử vong do bệnh AIDS trên toàn cầu đã giảm mạnh trong những năm qua, đánh dấu bước tiến đầy ấn tượng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh chết người này. Trong thập niên qua, số ca nhiễm mới trên toàn thế giới đã giảm khoảng 20%, năm 2023 là 1,3 triệu người. Số ca tử vong liên quan HIV/AIDS cũng giảm mạnh, xuống dưới mức 1 triệu ca/năm (năm 2023 là 630.000 người), trong khi 20 năm trước lên tới 2,1 triệu ca năm 2004. Đây là tín hiệu lạc quan, đặc biệt ở khu vực phía Nam sa mạc Sahara - nơi đang phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất của đại dịch HIV/AIDS.
Tuy nhiên, những kết quả này không đồng đều ở các khu vực. Tỷ lệ nhiễm HIV và tử vong liên quan đến AIDS đang gia tăng tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong 5 năm qua, số ca nhiễm HIV mới đã tăng 8% và số ca tử vong liên quan đến AIDS ở khu vực này đã tăng 10%. Mỗi giờ, có 16 người nhiễm mới và 6 người tử vong do các nguyên nhân liên quan đến HIV tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Năm ngoái, khu vực Tây Thái Bình Dương ghi nhận 2,3 triệu người sống chung với HIV, 140.000 ca nhiễm mới và 53.000 ca tử vong chỉ riêng trong năm 2023. Có 19.000 trẻ em sống chung với HIV trong khu vực, nhưng chỉ có hai trong số ba trẻ được điều trị bằng liệu pháp kháng virus (ART).
Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) đã cảnh báo về tỷ lệ nhiễm HIV mới đáng báo động ở trẻ em gái và phụ nữ trẻ, nhấn mạnh rằng nhóm đối tượng này đang thiếu khả năng tiếp cận các dịch vụ phòng ngừa và điều trị. Hiện nay, khoảng 77% người trưởng thành nhiễm HIV được tiếp cận với ARV, nhưng chỉ có 57% trẻ em dưới 14 tuổi và 65% thanh thiếu niên từ 15 - 19 tuổi được tiếp cận với loại thuốc kháng HIV. Mặc dù trẻ em dưới 14 tuổi chỉ chiếm 3% tổng số người nhiễm HIV, nhưng lại chiếm tới 12% (tương đương 76.000 ca) số ca tử vong liên quan đến AIDS trong năm 2023. Năm ngoái, riêng tại khu vực miền Đông và miền Nam châu Phi, có 42.000 trẻ em từ 0 - 14 tuổi đã mất mạng vì AIDS và 120.000 trẻ em gái vị thành niên và phụ nữ trẻ (15 - 24 tuổi), bao gồm cả những bà mẹ trẻ, mới mắc HIV.
Phó Giám đốc Chương trình HIV/AIDS của UNICEF, bà Anurita Bains cho biết trẻ em và thanh thiếu niên chưa được hưởng lợi đầy đủ từ việc mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ điều trị và phòng ngừa. Trong khi đó, theo Tiến sĩ Avir Sarkar, Phó Giáo sư Khoa Sản, trường Cao đẳng Y, Viện các môn khoa học Y khoa quốc tế Noida (NIIMS, Ấn Độ), thanh thiếu niên dễ bị nhiễm HIV/AIDS nhất do khả năng tiếp cận thông tin hạn chế, hành vi tình dục nguy cơ và sử dụng chất gây nghiện.
Dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng không cân xứng đến các nhóm dân số chính, bao gồm nam quan hệ tình dục với nam, người chuyển giới, gái mại dâm, người tiêm chích ma túy và bạn tình của họ. Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022, các ca nhiễm HIV mới trong nhóm này đã tăng tới 85%, làm nổi bật tình trạng bất bình đẳng dai dẳng về vấn đề chăm sóc và bảo vệ chống HIV/AIDS.
Trên thực tế, những tiến bộ đáng kể đã đạt được trong nỗ lực kiềm chế căn bệnh thế kỷ này có liên quan trực tiếp đến tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người. Ngược lại, tiến bộ đạt được thông qua ứng phó với HIV đã thúc đẩy tiến bộ rộng hơn trong việc hiện thực hóa quyền được chăm sóc sức khỏe và tăng cường hệ thống y tế. Báo cáo của Chương trình Phối hợp của LHQ về HIV/AIDS (UNAIDS) cho thấy việc mở rộng số người tiếp cận điều trị là một thành tựu y tế công cộng mang tính bước ngoặt, giúp giảm một nửa số ca tử vong liên quan đến AIDS kể từ năm 2010 - từ 1,3 triệu xuống còn 630.000 vào năm 2023.
Báo cáo của UNAIDS nhấn mạnh đại dịch AIDS có thể chấm dứt vào năm 2030 nhưng chỉ khi các nhà lãnh đạo ưu tiên con người và tăng cường nguồn lực ngay từ bây giờ. Báo cáo nêu rõ thế giới đang đi chệch hướng dù việc ứng phó với AIDS đang trong tầm tay chúng ta. Trên toàn cầu, trong số 39,9 triệu người sống chung với HIV/AIDS có 9,3 triệu người không được điều trị. Hậu quả là, cứ mỗi phút có 1 người tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến AIDS. Cũng theo báo cáo, bất bình đẳng giới đang làm trầm trọng thêm những rủi ro mà trẻ em gái và phụ nữ phải đối mặt. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với các cộng đồng thiểu số tạo ra rào cản đối với các dịch vụ phòng ngừa và điều trị quan trọng khiến các nhóm dân số chính, bao gồm gái mại dâm, nam quan hệ tình dục đồng giới và người tiêm chích ma túy, chiếm tỷ lệ gia tăng (55%) trong các ca nhiễm mới trên toàn cầu so với năm 2010 (45%). Báo cáo đã chứng minh rằng các dịch vụ phòng ngừa và điều trị HIV chỉ có thể đến được với mọi người nếu quyền con người được bảo đảm, nếu các quy định bất công chống lại phụ nữ và các cộng đồng thiểu số bị xóa bỏ, và nếu tình trạng phân biệt đối xử và bạo lực được giải quyết triệt để.
Các chuyên gia cho rằng cần đầu tư vào các hệ thống chăm sóc sức khỏe toàn diện và có khả năng phục hồi, đảm bảo khả năng tiếp cận liệu pháp kháng virus, ngay cả trong các tình huống khủng hoảng. Cần giải quyết các yếu tố xã hội như kỳ thị, phân biệt đối xử và bất bình đẳng về cơ cấu đang cản trở việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc, đặc biệt là đối với các nhóm thiểu số. Bảo đảm quyền con người được chăm sóc và bảo vệ sức khỏe chính là chìa khóa để thế giới đạt mục tiêu phát triển bền vững chấm dứt HIV/AIDS vào năm 2030.
Suy giảm ca mắc và tử vong chưa đủ để xóa sổ AIDS trên toàn cầu Số ca mắc và tử vong do bệnh AIDS trên toàn cầu đã giảm mạnh trong những năm qua, đánh dấu bước tiến đầy ấn tượng trong cuộc chiến chống lại căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế vẫn cảnh báo, dù đã có những tiến bộ rõ rệt nhưng chưa thể xóa sổ hoàn toàn virus HIV....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Hồi sinh những vùng đất ẩm để bảo vệ đa dạng sinh học

Trung Quốc áp dụng đồng bộ nhiều giải pháp khuyến khích người dân chuyển đổi sang xe điện

Ấn Độ công bố báo cáo vụ giẫm đạp khiến 11 người tử vong

Chiến dịch bí mật của Israel: Khi AI bắt tay với siêu năng lực ngoại cảm

Tòa án Hàn Quốc xem xét tính hợp pháp của lệnh tạm giam cựu Tổng thống Yoon Suk Yeol

Tình báo Ukraine tấn công trung tâm của 'đế chế năng lượng' Nga gây thiệt hại nghiêm trọng

Thủ tướng Đức thừa nhận châu Âu từng 'dựa dẫm' vào quốc phòng Mỹ

Mục tiêu chiến lược của Israel tại Syria

Bên trong gói trừng phạt mạnh chưa từng có của EU nhằm vào Liên bang Nga

Thổ Nhĩ Kỳ bắt giữ 153 đối tượng nghi thành viên IS

EU gia hạn quy định dự trữ khí đốt nhằm tăng cường an ninh năng lượng

Mỹ - Nhật - Hàn tái khẳng định cam kết hợp tác ba bên
Có thể bạn quan tâm

Giá Apple Watch tháng 7: Thấp nhất 4,99 triệu đồng
Đồ 2-tek
11:22:18 19/07/2025
Cosplayer Singapore du lịch TP.HCM, gây 'sốt' vì giống Sơn Tùng M-TP
Netizen
11:22:01 19/07/2025
Mỹ nam số hưởng nhất Rồng Xanh: Tình tứ bên cả Hyeri lẫn IU, soi đến quan hệ mới bất ngờ
Sao châu á
11:20:55 19/07/2025
Apple dùng cách gì để iPhone gập đối đầu Galaxy Z Fold?
Thế giới số
11:20:49 19/07/2025
BB Trần và Bùi Lan Hương đến với Gia đình Haha - Khán giả dự đoán cười không thể ngưng
Tv show
11:15:19 19/07/2025
Paparazzi tóm dính Brooklyn Beckham và vợ tỷ phú tình tứ giữa phố, giữa rạn nứt gia đình vẫn yêu như ngày đầu
Sao thể thao
11:13:56 19/07/2025
Khách Ba Lan, Thụy Sĩ và Cộng hoà Séc đổ xô đến Việt Nam
Du lịch
11:11:39 19/07/2025
Nhiều người lớn mắc bệnh viêm não nguy hiểm
Sức khỏe
11:06:04 19/07/2025
Xin phép mẹ chồng về giỗ 1 năm bố đẻ mất mà bà tỉnh bơ nói một câu khiến tôi lặng người
Góc tâm tình
11:05:08 19/07/2025
Đặt giường ở vị trí này trong phòng ngủ bảo sao gia chủ luôn đau ốm: Không phải mê tín, mà thật sự có căn cứ
Sáng tạo
11:03:38 19/07/2025