Mỹ, phương Tây nổi giận khi Crưm sáp nhập Nga
Các thành viên chủ chốt của Nhóm các nước công nghiệp hàng đầu thế giới G7 đã tỏ ra vô cùng giận dữ và đưa ra một loạt những lời đe dọa trừng phạt sau khi hiệp ước sáp nhập Crưm và Sevastopol vào Liên bang Nga được ký kết, hãng tin RT của Nga cho hay.
Ngoại trưởng Anh William Hague
Không lâu sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin ký tên vào bản hiệp ước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tuyên bố các lãnh đạo phương Tây sẽ họp nhóm vào tuần tới để quyết định hành động tiếp theo. Mỹ, Pháp, Đức và Anh là bốn trong số các thành viên G7 lên tiếng về thỏa thuận giữa Crưm và Nga.
“Cuộc họp sẽ tập trung vào tình hình tại Ukraina và các bước tiếp theo mà G7 sẽ thực hiện để đối phó với các diễn biến và để ủng hộ Ukraina,” phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ Caitlin Hayden nói trong một tuyên bố. “Chúng tôi sẽ không công nhận sự sáp nhập này,” phát ngôn viên Nhà Trắng Jay Carney nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo.
Các lãnh đạo G7 đã hoãn chuẩn bị để tham dự hội nghị thượng đỉnh G8, vốn sẽ diễn ra tại Sochi vào tháng 6 tới vì những bất đồng về Ukraina.
Tại cuộc họp được tổ chức ở Warsaw giữa Phó tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thống Estonia Toomas Ilves và Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk, ông Biden thông báo Nga sẽ chứng kiến “những biện pháp trừng phạt bổ sung” từ Mỹ và EU nếu quốc gia này tiếp tục “thôn tính” Crưm.
Video đang HOT
Trong khi đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande nhấn mạnh “Pháp không công nhận kết quả của cuộc trưng cầu dân ý… cũng như sự sáp nhập khu vực này của Ukraina vào Nga.”
Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng tỏ ra ủng hộ những người đồng cấp châu Âu của mình, đồng thời cáo buộc Nga đã vi phạm luật pháp quốc tế thông qua việc “thu nhận (Crưm) vào Liên bang Nga”.
Phản ứng trước việc Crưm sáp nhập Nga, Ngoại trưởng William Hague cho biết Anh đã ngừng hợp tác quân sự với Nga, đồng thời gọi cuộc trưng cầu dân ý của Crưm là “một sự chiếm đất”, hãng thông tấn Ria Novostiv của Nga đưa tin.
“Chúng tôi đã hủy các cuộc tập trận hải quân Pháp, Nga, Anh, Mỹ và ngừng chuyến thăm của tàu Hải quân Hoàng gia tới Nga,” ông Hague nói trước Hạ viện.
Bán đảo Crưm với đa số người dân tộc Nga đã ký kết một hiệp ước hợp nhất với Moscow sau một cuộc trưng cầu dân ý với 96,7% người ủng hộ quay lại với Nga sau 60 năm là một phần của Ukraina.
“Thật đáng tiếc khi nghe Tổng thống Nga Putin hôm nay chọn lộ trình đơn độc, phủ nhận các công dân của chính đất nước ông ấy, và của Crưm, sự cộng tác với cộng đồng thế giới và thành viên đầy đủ của một loạt các tổ chức quốc tế,” ông Hague nói thêm.
Nhà ngoại giao hàng đầu của Anh đã miêu tả cuộc trưng cầu dân ý tại Crưm, là “một sự nhạo báng của thực tiễn dân chủ.”
Ông cũng gọi cuộc khủng hoảng tại Ukraina là “thử thách nguy hiểm nhất từ trước tới nay của an ninh châu Âu trong thế kỷ 21″.
Không có gì “có thể bào chữa cho thực tế rằng đây là một sự xâm nhập vào một nhà nước có chủ quyền và lấy một phần lãnh thổ của họ mà không tôn trọng luật pháp của đất nước đó cũng như luật quốc tế,” Ngoại trưởng Anh chỉ trích.
Sầm Hoa
Theo_VietNamNet
Crimea về Nga, Ukraine bỗng dưng mất trắng 20 tàu chiến?
Ngày 18-3, Chủ tịch Ủy ban quốc phòng Duma quốc gia Nga, Đô đốc nghỉ hưu Vladimir Komoyedov, cho biết có đến 20 chiếc tàu chiến và tàu hỗ trợ của hải quân Ukraine sẽ nằm dưới sự chỉ huy của Nga và trở thành một phần trong Hạm đội biển Đen, sau khi Crimea sáp nhập vào Nga.
Theo Đô đốc Vladimir Komoyedov, hải quân Ukraine hiện bao gồm khoảng 40 chiếc tàu chiến, và 20 trong số đó hiện đang neo đậu tại các căn cứ hải quân ở Crimea, tại quân cảng Sevastopol và Vịnh Donuzlav.
Đô đốc Komoyedov cho rằng: "Hiện tại, chúng ta có thể coi những tàu chiến còn ở lại Crimea ban đầu sẽ trở thành một phần của các lực lượng tự vệ Crimea và sau đó sẽ gia nhập Hạm đội biển Đen của Nga".
Vị đô đốc này cho biết, những tàu chiến của Ukraine có thể được Nga tiếp quản bao gồm 2 tàu hộ tống, một tàu chỉ huy, nhiều tàu tên lửa cao tốc, tàu quét mìn và chiếc tàu ngầm duy nhất của Ukraine, tàu ngầm điện-diesel Zaporizhia thuộc lớp Foxtrot.
Hải Quân Nga cũng sẽ tiếp quản một cơ sở hạ tầng hải quân phát triển khá toàn diện trên bán đảo Crimea, trong đó có căn cứ không quân của hải quân Belbek, căn cứ huấn luyện tiêm kích hạm Nitka và một mạng lưới công sự dọc bờ biển.
Chiến hạm của hạm đội biển Đen
Tối cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin và các lãnh đạo Crimea đã ký hiệp ước sáp nhập Crimea và thành phố Sevatopol vào Liên bang Nga. Dự kiến, Quốc hội Nga sẽ nhanh chóng thông qua hiệp ước này.
Trong khi đó, người đứng đầu cục chính sách thông tin thuộc Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết, Ukraine không công nhận việc Crimea ly khai và sau đó sáp nhập vào Nga.
"Tất nhiên, chúng tôi không công nhận, và sẽ không bao giờ công nhận cái gọi là tuyên bố độc lập của Crimea và cái gọi là "Hiệp ước Thống nhất" với Nga", ông Yevhen Perebiynis nói và khẳng định rằng Ukraine sẽ sử dụng mọi luật pháp quốc tế có thể để đưa tình hình trở lại nguyên trạng ban đầu.
Theo ANTD
Nga và Crimea ký "Hiệp ước Thống nhất" mang tính lịch sử Tối 18-3, Tổng thống Nga Vladimir Putin và các nhà lãnh đạo nhà nước Cộng hòa tự trị Crimea đã ký một hiệp ước lịch sử về việc thống nhất khu vực ly khai của Ukraine vào Nga sau 60 năm trực thuộc Ukraine. Dự kiến, Quốc hội Nga sẽ ngay lập tức phê chuẩn hiệp ước này. Tổng thống Putin đã ký...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga - Ukraine lần đầu đàm phán sau 3 năm: Bế tắc chưa thể khơi thông

Đàm phán Nga - Ukraine thất bại, ông Trump nói Kiev không có lá bài nào

Con gái Bill Gates bị chỉ trích vì khởi nghiệp kiểu "con nhà giàu"

Mỹ lên dây cót cho cuộc duyệt binh lớn tại thủ đô Washington

Mỹ "rục rịch" rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO

Mỹ có thể tốn hơn 1.500 tỷ USD lập lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Ấn Độ và Pakistan 'cầu viện' EU để giải quyết xung đột theo những cách khác nhau

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol rời khỏi đảng Quyền lực Nhân dân

Chương mới cho mối quan hệ lợi ích gắn kết

WADA tước giấy phép của phòng xét nghiệm doping duy nhất ở châu Phi

Thủ tướng Hungary: Ảo tưởng khi nhìn nhận đàm phán Nga - Ukraine có thể giải quyết xung đột

Giảm phụ thuộc Trung Quốc: Mỹ cần đồng minh, không chỉ thuế quan
Có thể bạn quan tâm

Đời cơ cực của 3 tài tử lừng lẫy đóng phim 'Ván bài lật ngửa'
Sao việt
23:29:39 17/05/2025
Tìm cô gái tên Diệu trong vụ mua bán người, ép vào cơ sở massage ở Long An
Pháp luật
23:13:16 17/05/2025
Xuất hiện bom tấn đánh bại toàn bộ phim Việt chiếm top 1 phòng vé, hot đến mức ai nghe tên cũng muốn đi xem
Phim châu á
23:09:30 17/05/2025
Biết bố mẹ cho riêng vợ mảnh đất, chồng tôi kiên quyết đòi ly hôn
Góc tâm tình
23:03:08 17/05/2025
Chàng rể Tây trúng 'tiếng sét ái tình', chinh phục 2 năm mới lấy được vợ Việt
Tv show
22:18:47 17/05/2025
Tổng thống Donald Trump chê Taylor Swift
Sao âu mỹ
22:13:54 17/05/2025
Mỹ nhân sở hữu visual siêu thực bị chê rẻ tiền, nhận loạt chỉ trích vì hình ảnh quấy rối tình dục
Nhạc quốc tế
22:01:40 17/05/2025
Con gái huyền thoại Lý Tiểu Long nỗ lực hoàn thành giấc mơ của cha
Netizen
21:51:55 17/05/2025
Lamine Yamal đối đầu Messi trước World Cup 2026
Sao thể thao
21:49:52 17/05/2025
Trịnh Sảng nữ hoàng thị phi bị 'phong sát', sinh con cho đại gia được thưởng lớn
Sao châu á
21:43:47 17/05/2025