Mỹ quyết không bỏ tiền cho IS để chuộc con tin
Quan chức Mỹ tối 22-8 cho biết tuy nước Mỹ rất đau lòng về vụ các chiến binh thánh chiến Syria chặt đầu con tin – nhà báo James Foley nhưng Washington sẽ không cung cấp tiền chuộc cho các lực lượng này để giải thoát con tin.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes cho rằng hành động giết chết nhà báo Mỹ dã man của nhóm Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) được xem như hành động khủng bố vào chính nước Mỹ.
“Khi bạn nhìn thấy ai đó bị giết chết một cách dã man như vậy, đó là cuộc tấn công khủng bố, mà đây là cuộc khủng bố chống lại đất nước và con người Mỹ”, ông Ben Rhodes nói.
Tuy nhiên, phó cố vấn an ninh quốc gia cho biết Mỹ sẽ không trả tiền cho IS để chuộc con tin vì điều này “không phải là chính sách đúng đắn”.
Phó cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Ben Rhodes
“Washington sẽ không cung cấp tài chính cho những tổ chức khủng bố. Chúng tôi nhận thức rất rõ ràng rằng đây không phải là chính sách đúng đắn, khi chính phủ trả tiền chuộc cho các nhóm khủng bố. Về lâu dài, nó cung cấp thêm kinh phí cho các nhóm khủng bố đó, giúp chúng mở rộng hoạt động hơn”, ông Rhodes tuyên bố.
Washington tin rằng việc trả tiền chuộc “chỉ tạo động lực tàn ác giúp các nhóm khủng bố ngày càng tiến về phía trước và cung cấp nguồn kinh phí khổng lồ cho bọn chúng. Chúng tôi muốn cắt đứt và bóp nghẹt nguồn kinh phí này”.
Video đang HOT
Cùng ngày, Ngoại trưởng Anh Philip Hammond cho biết nước này sẽ không hợp tác với chính quyền Syria của Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc chiến chống IS. “Mặc dù cả Anh và Syria đều có chung kẻ thù là IS nhưng điều đó không giúp chúng tôi trở thành bạn bè hay đồng minh”, ông Philip Hammond tuyên bố.
Trước đó, nhiều ý kiến đề xuất Anh nên hợp tác với chính quyền Syria để cùng chống lại lực lượng khủng bố IS.
Theo NLĐ
Iran lên án, Anh-Đức-Trung Quốc phản đối cấm vận Nga
Con bài cấm vận Nga do Tổng thống Mỹ Obama khởi xướng xem ra sẽ khó đạt được hiệu quả khi không chỉ các nước thân Nga mà cả đồng minh EU cũng không nhất trí.
Tiếp theo tuyên bố phản đối cấm vận Nga của Trung Quốc, Iran đã lên án việc áp dụng các biện pháp trừng phạt của EU và Mỹ chống lại nước Nga liên quan đến tình hình ở Ukraine.
Phát ngôn viên của Ngoại trưởng Iran Marzieh Afham đã tuyên bố, những hành động này là "bước đi không hiệu quả". EU và Hoa Kỳ không nên đối xử với các quốc gia khác theo kiểu bề trên. Theo nhà ngoại giao này, cuộc khủng hoảng phải được giải quyết thông qua thương lượng.
Tạp chí chính thức của Liên minh châu Âu hôm 29-4 công bố tên của 15 nhân vật bị áp dụng các biện pháp trừng phạt của EU. Trong danh sách có 9 quan chức Liên bang Nga, cũng như 6 lãnh đạo biểu tình và thủ lĩnh lực lượng tự vệ "Cộng hòa nhân dân Donetsk" và một số người khác.
Ngoài ra, lệnh cấm vận này cũng áp dụng đối với một số quan chức Nga bằng hình thức đóng băng tài khoản ngân hàng ở châu Âu và cấm nhập cảnh các nước EU.
Tuy nhiên, lệnh cấm vận này cũng vấp phải sự phản đối của Anh và Đức - 2 quốc gia có tiếng nói rất quan trọng trong Liên minh châu Âu. Vì thế, nó được đưa ra bàn bạc suốt từ ngày 14-4 nhưng đến 29-4 mới được công bố chính thức.
Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond (phải) và Tổng tham mưu trưởng quân đội Anh, Tướng Peter Wall
Ngày 28/4, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier khẳng định không có dấu hiệu cho thấy các lực lượng Nga sắp tiến hành đưa quân vào Ukraine cho dù có hoạt động triển khai binh lính ồ ạt dọc biên giới 2 nước trong các cuộc tập trận mà Moscow tuyên bố công khai.
Ngoại trưởng Đức cũng kêu gọi các bên kiềm chế, giải quyết vấn đề bằng thương lượng. Ông cũng đề nghị Nga hỗ trợ lập lại trật tự tại miền Đông Ukraine, đồng thời yêu cầu trả dự do cho các quan sát viên quân sự của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).
Phát biểu tại cuộc họp báo hôm 28-4, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương cũng vừa đưa ra tuyên bố phản đối các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga liên quan đến cuộc khủng hoảng diễn ra tại Ukraine, sau khi nhóm các nước công nghiệp G7 nhất trí thông qua gói trừng phạt mới hôm 26-4.
Ông khẳng định, Trung Quốc phản đối việc đe dọa hay áp đặt trừng phạt trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cho cuộc khủng hoảng Ukraine. Các biện pháp cấm vận không có khả năng góp phần giải quyết khủng hoảng tại Ukraine, cũng không đem lại lợi ích cho bên nào mà chỉ làm gia tăng thêm căng thẳng.
Xe bọc thép quân đội Ukraine trong chiến dịch trấn áp biểu tình ở miền đông
Ngày 28-4, Bộ trưởng Quốc phòng Anh Philip Hammond đã bày tỏ quan điểm là "chẳng lợi lộc gì" để dính vào "vũng lầy" Ukraine. Đồng thời, ông cũng cho biết, quân đội nước này sẽ không chiến đấu chống lại Nga ngay cả khi Moscow đưa quân sang Ukraine.
Theo tờ "Mirror" của Anh, Bộ trưởng Philip Hammond đã bí mật thông tin như trên với các tư lệnh của quân đội Anh, trong đó bao gồm Chủ tịch Hội đồng tham mưu Quốc phòng Anh -Tướng Nick Houghton, trong một cuộc họp gần đây.
Lập trường này được củng cố thêm khi một phát ngôn viên của chính phủ Anh cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi tin rằng, khủng hoảng Ukraine nên được giải quyết thông qua các biện pháp ngoại giao và hòa giải thông qua các tổ chức quốc tế liên quan như Liên Hiệp Quốc.
Tiếp theo, vào ngày 29-4, Thủ tướng Anh David Cameron cam kết sẽ từ chức trong trường hợp tái đắc cử, nếu ông không thể tổ chức được một cuộc trưng cầu dân ý về việc... rút khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Trong hội nghị truyền hình với những người ủng hộ Đảng Bảo thủ của mình, ông nói rằng, cuộc trưng cầu dân ý về việc Vương quốc Anh rút khỏi Liên minh châu Âu sẽ diễn ra vào năm 2017, trong trường hợp Đảng Bảo thủ chiến thắng tại cuộc bầu cử quốc hội vào năm 2015 sắp tới.
Theo VNE
Cuộc sống của nhà báo Mỹ trước khi đến Syria James Foley, nhà báo Mỹ bị phiến quân Hồi giáo hành quyết mới đây, là con cả trong một gia đình có 5 anh em và từng là một giáo viên lịch sử. Jame Foley (ngoài cùng bên trái), là con đầu của ông bà John và Diane Foley. Anh sinh vào ngày 18/10/1973 tại New Hampshire. James Foley tinh nghịch cùng em...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Thổ Nhĩ Kỳ : 'Con át chủ bài' cản bước EU loại bỏ khí đốt Nga?

Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh phát cảnh báo sau nhiều vụ mất tích

Ông Trump nói gì với Tim Cook khi đạt được thỏa thuận thuế với Trung Quốc?

LHQ kêu gọi ngăn chặn hậu quả nhân đạo nghiêm trọng tại Dải Gaza

Kịch bản khiến cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump đột ngột ngừng lại vào tháng 6

Nga thành lập trung đoàn thiết bị không người lái để đối phó chiến thuật mới của Ukraine

Tổng thống Trump công du Vùng Vịnh: Mục tiêu kinh tế, rủi ro ngoại giao?

Saudi Arabia đạt cột mốc quan trọng trong nỗ lực nội địa hóa sản xuất quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ sẽ dự cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine

Nhà lãnh đạo Triều Tiên truyền đạt nhiệm vụ 'then chốt' khi thị sát lực lượng đặc nhiệm tập trận

Ukraine hoàn tất thủ tục cho thỏa thuận khoáng sản với Mỹ

Mỹ, Saudi Arabia ký kết các thỏa thuận hợp tác trị giá hơn 300 tỷ USD
Có thể bạn quan tâm

Nguyên Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nhận bao nhiêu tiền "cảm ơn"?
Pháp luật
16:12:26 14/05/2025
Ngọc Kem 'trả thù' ViruSs một cách 'ngọt ngào', 'mở bài' khoe dáng gây bão mạng
Netizen
16:10:28 14/05/2025
Lưu Diệc Phi công khai tình trẻ lộ loạt khoảnh khắc ngọt ngào không phải tin đồn
Sao châu á
15:52:11 14/05/2025
Ý Nhi được Ấn Độ ưu ái, phát tín hiệu 'Thùy Tiên', vẫn bị anti quốc tế gạch tên
Sao việt
15:35:21 14/05/2025
Cập nhật bảng giá xe Honda Wave RSX FI 110 mới nhất tháng 5/2025
Xe máy
15:30:42 14/05/2025
Ngắm bản dựng concept Toyota Corolla Sedan 2027 với nhiều công nghệ mới
Ôtô
15:28:56 14/05/2025
Kay Trần, Thanh Duy được mời đóng phim điện ảnh nhờ sức hút từ show 'Anh trai'?
Hậu trường phim
15:27:37 14/05/2025
Chồng bị nhân tình "lột sạch" tiền, quay về quỳ gối xin tôi một điều
Góc tâm tình
15:23:37 14/05/2025
Đơn vị xây cầu Hòa Bình là nhà thầu "quen mặt" tại Tây Ninh
Tin nổi bật
15:11:36 14/05/2025
Nguyễn Quang Anh: Từ "Về nhà đi con" đến nghiêm túc với sân chơi âm nhạc
Tv show
15:06:53 14/05/2025