Mỹ “rục rịch” rút bớt quân tại châu Âu, trấn an đồng minh NATO
Mỹ xác nhận sẽ sớm thảo luận với các đồng minh về việc rút bớt lực lượng ở châu Âu.
Một cuộc tập trận của NATO (Ảnh: AFP).
Mỹ dự kiến sẽ bắt đầu thảo luận với các đồng minh châu Âu vào cuối năm nay về việc giảm sự hiện diện quân sự trên lục địa này, Đại sứ Mỹ tại NATO Matthew Whitaker cho biết vào ngày 16/5.
Phát biểu tại một hội nghị an ninh ở Estonia, ông Whitaker xác nhận rằng mặc dù chưa có quyết định cuối cùng, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chuẩn bị tiến hành các kế hoạch đã được xem xét từ lâu.
“Chưa có gì được quyết định”, ông Whitaker trả lời khi được hỏi về những thông tin rằng Washington đang cân nhắc rút quân.
“Nhưng ngay khi có quyết định, chúng tôi sẽ tiến hành các cuộc trao đổi trong khuôn khổ NATO, ông nói, cho biết các cuộc thảo luận sẽ diễn ra sau hội nghị thượng đỉnh NATO tại Hà Lan vào tháng 6.
“Chắc chắn sẽ là sau hội nghị, vào một thời điểm nào đó trong năm nay, chúng tôi sẽ bắt đầu các cuộc trao đổi đó. Tất cả các đồng minh của chúng tôi đều sẵn sàng thực hiện”, ông cho hay.
Ông Whitaker nhấn mạnh rằng Mỹ sẽ phối hợp chặt chẽ với các đồng minh để tránh tạo ra các lỗ hổng an ninh.
“Đã hơn 30 năm Mỹ mong muốn (giảm quân ở châu Âu), Tổng thống Trump vừa nói, đủ rồi, điều này sẽ xảy ra và sẽ xảy ra ngay bây giờ. Việc này sẽ được tiến hành một cách có trật tự, nhưng chúng tôi sẽ không còn kiên nhẫn với việc trì hoãn nữa… Chúng ta chỉ cần làm việc để giải quyết các hậu quả thực tế”, ông nói.
Vào tháng 2, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã nói với các đồng minh NATO rằng “thực tế chiến lược khắc nghiệt khiến Mỹ không thể chỉ tập trung chủ yếu vào an ninh châu Âu”.
Mặc dù khả năng giảm quân Mỹ đã gây lo ngại cho các đồng minh châu Âu, ông Whitaker trấn an các đối tác NATO rằng Washington vẫn cam kết với liên minh.
“Mỹ sẽ tiếp tục ở trong liên minh này, và chúng tôi sẽ là một người bạn tốt và đồng minh vững chắc”, ông nói.
Ông Whitaker cũng cảnh báo Liên minh châu Âu về việc loại bỏ các công ty không thuộc EU khỏi các hợp đồng quốc phòng trong tương lai, lập luận rằng những động thái như vậy sẽ làm suy yếu khả năng tương tác của NATO, làm chậm quá trình tái trang bị của châu Âu, tăng chi phí và kìm hãm đổi mới sáng tạo.
Rộ tin Mỹ lên kịch bản rời khỏi ghế chỉ huy NATO
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump được cho là đang xem xét kế hoạch cải tổ sâu rộng trong cấu trúc chỉ huy quân sự Mỹ, bao gồm việc nước này từ bỏ vai trò là Tổng tư lệnh tối cao đồng minh NATO tại châu Âu (SACEUR).
Mỹ đã nắm giữ vai trò SACEUR trong suốt hơn 70 năm kể từ khi ông Dwight D. Eisenhower, vị tướng trong Thế chiến 2 và là Tổng thống Mỹ thứ 34, đặt nền móng năm 1951. Tuy nhiên, trong một động thái chưa từng có, chính quyền Tổng thống Trump đang cân nhắc thay đổi điều đó, NBC News dẫn lời hai quan chức quốc phòng nắm rõ kế hoạch này tiết lộ.
Quân đội của các quốc gia thành viên NATO tập trận tại Romania ngày 19.2.2025. ẢNH: AFP
Việc từ bỏ SACEUR ít nhất cũng sẽ là một sự thay đổi mang tính biểu tượng lớn trong cán cân quyền lực của NATO - tổ chức ra đời vào năm 1949 và đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc an ninh châu Âu kể từ sau Thế chiến 2. Nếu Mỹ từ bỏ SACEUR, các thành viên NATO buộc phải tự lựa chọn quốc gia khác để lấp đầy khoảng trống này.
Vị trí SACEUR đã được một số tên tuổ.i nổi tiếng nhất trong lịch sử Mỹ nắm giữ, trong đó có thể kể đến ông Alexander Haig - người từng làm Ngoại trưởng Mỹ và Chánh văn phòng Nhà Trắng, ông John Shalikashvili - Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ hay ông Wesley Clark, ứng viên tổng thống Mỹ năm 2004.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa bình luận về thông tin tiết lộ kế hoạch nêu trên. Chưa có thông tin về phản ứng của giới chức NATO.
Ông Trump nhờ NATO giúp Mỹ sáp nhập Greenland, Đan Mạch cảnh báo chiến tranh
Nỗ lực cắt giảm ngân sách
Tổng thống Trump và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth nhiều lần nhấn mạnh rằng các đồng minh châu Âu phải chịu trách nhiệm nhiều hơn cho quốc phòng của chính châu lục này. Ông Trump thường xuyên ch.ỉ tríc.h các thành viên NATO không đáp ứng mức chi tiêu quốc phòng.
Trước tình hình trên, ông Trump đang cân nhắc một sự thay đổi chính sách lớn, theo NBC News. Theo đó, Mỹ thậm chí có thể không bảo vệ một quốc gia NATO nếu nước đó bị tấ.n côn.g - điều vốn là nguyên tắc cốt lõi của liên minh, trong trường hợp nước này không đáp ứng yêu cầu chi tiêu quốc phòng.
Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Trump cũng đang cân nhắc một số thay đổi tiềm năng khác, bao gồm sáp nhập Bộ Tư lệnh châu Âu (EUCOM) và Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) thành một bộ chỉ huy duy nhất có trụ sở tại Stuttgart (Đức), cũng như hợp nhất Bộ Tư lệnh miền nam (SOUTHCOM) với Bộ Tư lệnh miền bắc (NORTHCOM).
Chính quyền Tổng thống Trump cân nhắc việc rút khỏi vị trí chỉ huy NATO. ẢNH: AFP
Các đề xuất tái cấu trúc diễn ra trong bối cảnh Tổng thống Trump đang cắt giảm chi tiêu và nhân sự trên toàn chính quyền liên bang. Theo các quan chức nắm rõ kế hoạch, việc sáp nhập các bộ chỉ huy có thể giúp quân đội cắt giảm biên chế có chức năng chồng chéo, qua đó tiết kiệm chi phí vận hành.
Nếu tất cả các kế hoạch được thực hiện, Mỹ có thể tiết kiệm tới 270 triệu USD trong năm đầu tiên, theo NBC News dẫn tài liệu nội bộ của Lầu Năm Góc. Khoản tiết kiệm đó tuy lớn, nhưng cũng chỉ chiếm khoảng 0,03% trong ngân sách hằng năm 850 tỉ USD của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Thêm vào đó, Lầu Năm Góc còn dự kiến chuyển hàng trăm nhân viên từ trụ sở chính sang Suffolk thuộc tiểu bang Virginia (Mỹ), cắt giảm 375 nhân sự dân sự trong các lĩnh vực lập kế hoạch, không gian mạng và phát triển lực lượng, với tổng tiết kiệm dự kiến 470 triệu USD trong 5 năm.
Bộ phận phòng thủ tên lửa của Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ cũng có khả năng bị loại bỏ trong quá trình tái cấu trúc. Nhiệm vụ phòng thủ tên lửa đã được các dịch vụ và các đơn vị chỉ huy chiến đấu khác hoàn thành và do đó có thể bị loại bỏ mà không ảnh hưởng đến hoạt động chung của quân đội, NBC News dẫn lập luận từ Bộ Quốc phòng Mỹ.
Các chuyên gia nói gì?
Một số chuyên gia nhận định cái giá phải trả của kế hoạch tái cấu trúc và cải tổ của chính quyền Tổng thống Trump có nhiều rủi ro hơn lợi ích.
Cựu Đô đốc James Stavridis, người từng giữ chức SACEUR và là người đứng đầu Bộ Tư lệnh châu Âu (2009 - 2013), viết trong một email rằng: "Việc Mỹ từ bỏ vai trò Tổng tư lệnh tối cao đồng minh NATO sẽ bị châu Âu coi là một tín hiệu quan trọng cho thấy Mỹ đang rời xa liên minh".
"Đó sẽ là một sai lầm chính trị có quy mô lớn, và một khi chúng ta từ bỏ, Mỹ sẽ không có cơ hội quay lại. Chúng ta sẽ mất đi sức ảnh hưởng lớn trong NATO, và điều này có thể được coi là bước đầu tiên để rời khỏi liên minh hoàn toàn", theo ông Stavridis. Vị đô đốc Mỹ cũng nhận định việc sáp nhập EUCOM và AFRICOM có thể tiềm ẩn rủi ro lớn vì các khu vực này quá rộng lớn để bất kỳ cá nhân nào có thể quản lý.
Tướng nghỉ hưu Ben Hodges, cựu chỉ huy cấp cao quân đội Mỹ tại châu Âu, cho rằng việc Tổng thống Trump có kế hoạch tái cấu trúc chỉ huy quân đội chỉ sau 2 tháng nhậm chức dường như được thúc đẩy bởi mục đích cắt giảm chi phí và không phải một chiến lược quân sự mới toàn diện.
Ông Hodges cảnh báo động thái của chính quyền Tổng thống Trump có thể làm suy giảm ảnh hưởng của Mỹ tại châu Âu. Mỹ cũng có thể mất một số quyền tiếp cận các căn cứ hải quân và không quân quan trọng tại Ý, Đức, Ba Lan và Tây Ban Nha - những vị trí chiến lược giúp Mỹ duy trì ảnh hưởng và phản ứng nhanh với các cuộc khủng hoảng.
Ngoài ra, việc cắt giảm bộ phận phòng thủ tên lửa của Bộ Tư lệnh Không gian Mỹ càng làm dấy lên lo ngại về thiếu chuyên môn dài hạn.
Mỹ cũng có khả năng sẽ dừng kế hoạch mở rộng lực lượng tại Nhật Bản, giúp tiết kiệm khoảng 1,18 tỉ USD. Tài liệu Lầu Năm Góc thừa nhận điều này có thể làm suy yếu khả năng kiểm soát phía tây đường kinh tuyến gốc, đồng thời gây căng thẳng với đồng minh quan trọng ở châu Á.
Tỉ phú Musk kêu gọi Mỹ rời NATO lẫn Liên Hiệp Quốc Tỉ phú Elon Musk đã lên tiếng kêu gọi Mỹ rời khỏi Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và cho rằng chuyện Mỹ phải tự chi trả cho công tác bảo vệ châu Âu là 'không hợp lý'. Tỉ phú Musk, đồng sáng lập Hãng Tesla và SpaceX và hiện là cố vấn cấp cao của Tổng thống Mỹ Donald...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Indonesia ban hành cảnh báo hàng không mức cao nhất do núi lửa phun trào

Nga phóng số lượng UAV nhiều kỷ lục vào Ukraine

Cháy nhà tại Ấn Độ làm ít nhất 17 người t.ử von.g

Chính sách nhập cư của Tổng thống Trump đ.e dọ.a nguồn thu lớn của Đại học Columbia

Bot AI thao túng thị trường: Mối đ.e dọ.a mới với tài chính toàn cầu

Xu hướng của một số đồng tiề.n châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Hamas đề nghị trao trả một nửa số con tin còn sống

ASEAN lên kế hoạch thành lập quỹ tiề.n tệ riêng

Syria sáp nhập các nhóm vũ trang vào Bộ Quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ: Washington phản đối "đàm phán vô tận" về Ukraine

ASEAN tìm cách mở rộng tư cách thành viên trong RCEP và CPTPP

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart 'gánh chịu thuế quan' thay vì tăng giá
Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên từng là mỹ nhân cổ trang, bị chó cắn hủy dung
Hậu trường phim
23:51:50 18/05/2025
Phim 18+ ngập cản.h nón.g nhận tràng pháo tay 9 phút ở Cannes 2025, nữ chính diễn hay đến mức netizen đòi trao ngay Oscar
Phim âu mỹ
23:48:29 18/05/2025
Thanh Hằng khoe chân dài miên man, vợ NSND Công Lý chán nản
Sao việt
23:25:35 18/05/2025
NSND Quang Thọ hát live với dàn nhạc ở tuổ.i 75 khiến khán giả nể phục
Nhạc việt
23:22:43 18/05/2025
Công an TP.HCM bắt 2 nghi phạm cho sinh viên vay nặng lãi lên đến 360%/năm
Pháp luật
23:13:21 18/05/2025
Nó.i xấ.u nhau trên Facebook, 2 n.ữ sin.h gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến
Tin nổi bật
23:13:19 18/05/2025
Cẩm Ly bật khóc khi nhìn ảnh một ca sĩ qua đời năm 41 tuổ.i vì đột quỵ
Tv show
22:45:36 18/05/2025
Justin Bieber bị nghi gia nhập giáo phái gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:41:12 18/05/2025
Lộ thông tin gây tranh cãi về cuộc "hẹn hò" bí mật của IU và nam thần V (BTS)
Sao châu á
22:26:34 18/05/2025
Chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Honda Click 125 2025: Siêu tiết kiệm xăng, giá từ 37,5 triệu đồng
Xe máy
21:45:03 18/05/2025