Mỹ sẽ không công nhận nếu Trung Quốc lập ADIZ ở Biển Đông
Mỹ hôm qua khẳng định nước này sẽ không công nhận những vùng kiểm soát mà Trung Quốc đơn phương thiết lập trên Biển Đông, đồng thời coi hành động đó là một bước đi nhằm “gây bất ổn”.
Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work . Ảnh: AP
Giới chức Mỹ từng bày tỏ quan ngại trước việc một phán quyết của tòa án quốc tế về vụ kiện của Philippines với Trung Quốc liên quan đến các tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, dự kiến được đưa ra trong vài tuần tới, có thể khiến Bắc Kinh thiết lập một vùng nhận dạng phòng không ( ADIZ) ở Biển Đông như đã làm ở biển Hoa Đông hồi năm 2013.
Xuất hiện tại một sự kiện do tờ Washington Post tổ chức, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Work nhấn mạnh Mỹ sẽ không công nhận một vùng cấm như vậy trên Biển Đông như từng không công nhận vùng cấm trên Hoa Đông, theo Reuters.
“Tôi không tin họ có cơ sở luật pháp quốc tế. Chúng tôi cũng nhắc đi nhắc lại rằng chúng tôi sẽ bay và đi tại bất cứ đâu mà luật pháp quốc tế cho phép”, ông Work nói. “Chúng tôi đã truyền đạt rõ ràng tới các đối tác Trung Quốc và chúng tôi cho rằng lập ADIZ là một hành động gây bất ổn. Chúng tôi mong muốn các bất đồng liên quan đến vấn đề chủ quyền trên Biển Đông phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa giải, không ép buộc hay cưỡng chế”.
Video đang HOT
Bình luận của ông Work được đưa ra trong bối cảnh Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chuẩn bị đến Washington trong tuần này để tham dự một hội nghị thượng đỉnh về an ninh hạt nhân.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích Biển Đông, chồng lấn lên vùng biển các nước láng giềng như Việt Nam, Philippines. Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp lãnh thổ nhưng cũng phản đối mạnh mẽ cả việc Trung Quốc xây dựng phi pháp các đảo nhân tạo trên Biển Đông. Washington cho rằng các đảo nhân tạo sẽ được sử dụng cho mục đích quân sự dù Bắc Kinh phủ nhận điều này.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Chuyên gia quốc tế: Trung Quốc sẽ sớm áp đặt ADIZ ở Biển Đông
Sau khi triển khai tên lửa đến Hoàng Sa, Trung Quốc sẽ làm tương tự với Trường Sa để thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông đúng như kế hoạch của Bắc Kinh đã làm ở biển Hoa Đông.
Trung Quốc ngang ngược bố trí tên lửa phòng không ở đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị nước này chiếm đóng - Ảnh minh họa: GoogleEarth/FoxtrotAlpha
Giới chức ngoại giao và các chuyên gia an ninh quốc tế đã nhận định như thế về tham vọng của Trung Quốc sau khi triển khai hệ thống tên lửa phòng không trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đang bị Trung Quốc chiếm đóng.
Theo họ, Bắc Kinh sẽ thực hiện kế hoạch tương tự, tức triển khai hệ thống tên lửa phòng không trên các đảo nhân tạo xây dựng phi pháp ở các bãi đá ngầm thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, theo Reuters hôm 21.2.
Trung Quốc sẽ sử dụng các cơ sở phi pháp ở hai quần đảo này như những căn cứ để thực hiện các hoạt động quân sự, đồng thời tăng cường đưa dân đến sinh sống để khẳng định đòi hỏi chủ quyền phi lý của mình.
Trung Quốc làm tất cả những điều đó để tiến tới việc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông như đã làm hồi năm 2013 với biển Hoa Đông, nơi họ từng tạo ra tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản, Reuters nhận định.
Ông Ian Storey, chuyên gia về Biển Đông ở Học viện ISEAS Yusof Ishak của Singapore, cho biết ông tin chắc rằng loại vũ khí tương tự sẽ được Trung Quốc triển khai ở Trường Sa trong vòng 1 đến 2 năm tới. "Trung Quốc đang muốn khẳng định những cảnh báo của mình (đưa ra trước đây) bằng những khả năng thực tế", ông Storey nhận xét.
Còn bà Bonnie Glaser, nhà phân tích quân sự ở trung tâm CSIS của Mỹ cũng có nhận định tương tự như ông Storey, và nói thêm rằng chính quyền Bắc Kinh lấy sự hiện diện quân sự của Mỹ như một cái cớ để thúc đẩy và hợp thức hóa kế hoạch của mình. "Kế hoạch đã được sắp đặt, chỉ chờ thực hiện", bà Glaser phát biểu.
Hệ thống tên lửa phòng không HQ-9 là vũ khí phòng vệ có ý nghĩa nhất của Trung Quốc được triển khai ở Hoàng Sa, sẽ gây rắc rối cho những cuộc tuần tra của máy bay Mỹ và Nhật, kể cả máy bay ném bom B-52 của Mỹ, các chuyên gia quân sự trong khu vực nhận định. Nó cũng thách thức luôn cả kế hoạch tăng cường phòng thủ quân sự của Việt Nam với đội tiêm kích Su-30 do Nga chế tạo.
Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc xâm chiếm từ năm 1974 và biến nơi đây thành căn cứ quân sự. Hệ thống phòng thủ trên các đảo ở đây còn bảo vệ cho đội tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc ở đảo Hải Nam. Trong khi đó, các bãi đá mà Trung Quốc chiếm đóng ở Trường Sa được Bắc Kinh xem như căn cứ quân sự để kiểm soát toàn bộ vùng biển trung tâm của Đông Nam Á.
Wu Shicun, người đứng đầu Học viện quốc gia nghiên cứu Biển Đông của Trung Quốc, nói rằng các bài học kinh nghiệm từ việc mở rộng Hoàng Sa sẽ được triển khai ở Trường Sa. Ông ta còn ngang ngược nói rằng "Không có tranh chấp ở Hoàng Sa (?), vì vậy việc triển khai kế hoạch phát triển trên Hoàng Sa diễn ra nhanh hơn và gần như đã hoàn tất", theo Reuters.
Còn Yanmei Xie, nhà phân tích an ninh ở Bắc Kinh nhận định, với Trường Sa, Trung Quốc thận trọng hơn vì phản ứng của nhiều nước tranh chấp. Tuy nhiên trên thực tế, Bắc Kinh đã triển khai nhiều hệ thống radar và xây đường băng, bất chấp phản đối của các nước.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Đài Loan nói Trung Quốc sẽ lập ADIZ ở Biển Đông Đài Loan cho rằng Trung Quốc sẽ tăng cường quân sự hóa và tuyên bố lập Vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông. Hoạt động cải tạo, bồi đắp đá trái phép của Trung Quốc ở Biển Đông. Ảnh: Reuters Theo báo cáo Cơ quan Phòng vệ Đài Loan gửi lên Viện Lập pháp, Trung Quốc hồi tháng 9/2013 bắt đầu đổ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe bán tải đâm vào cột điện, 3 người trong một gia đình tử vong thương tâm

Tổng thống Trump dự kiến bãi bỏ quy định kiểm soát chip AI từ thời Biden

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt thỏa thuận thuế quan với Mỹ

Tổng thống Ukraine tuyên bố sẵn sàng ngừng bắn hoàn toàn không cần điều kiện tiên quyết

Mỹ Latinh hân hoan chào đón tân Giáo hoàng

Hàm ý địa chính trị từ chuyến thăm Nga của Chủ tịch Trung Quốc

EU ra cảnh báo cứng rắn nếu đàm phán với Mỹ thất bại

Lò lửa Trung Đông bùng cháy trở lại và những hệ lụy tiềm tàng

Căng thẳng Ấn Độ - Pakistan và cơ hội hòa giải từ Mỹ, Nga?

Tỷ phú Bill Gates cam kết tặng phần lớn tài sản cá nhân trong 20 năm tới

Israel âm thầm thay đổi cục diện Bờ Tây, người Palestine lo bị sáp nhập lãnh thổ

Lý do Ukraine từ chối tiếp nhận người nhập cư bị trục xuất khỏi Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Tay đua "sát gái" Met Gala: lộ thái độ sốc khi bị ghép đôi với Rosé, chê ổng eo?
Sao âu mỹ
11:54:15 09/05/2025
Đại học Văn Lang đưa ra quyết định cuối cùng với nam sinh vô lễ với Cựu chiến binh
Netizen
11:47:22 09/05/2025
Thuỳ Tiên lộ tin nhắn nói vỏn vẹn 7 chữ, chờ đợi 1 điều trước khi tái xuất?
Sao việt
11:47:17 09/05/2025
Lee Byung-hun bị tung ảnh quá khứ 'sốc' ở Baeksang, 'hướng nội' hết đời còn lại
Sao châu á
11:45:16 09/05/2025
Antony chói sáng ở Conference League: MU bỏ rơi thành viên ngọc Betis
Sao thể thao
11:42:12 09/05/2025
Top 3 chòm sao may mắn, tài vận hanh thông ngày 10/5: Lộc đến bất ngờ, tiền vào như nước
Trắc nghiệm
11:41:00 09/05/2025
Triệt phá đường dây ma tuý liên tỉnh, thu giữ 38 bánh heroin
Pháp luật
11:34:05 09/05/2025
Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức
Tin nổi bật
11:31:15 09/05/2025
Áo sơ mi 'lên ngôi' trong tủ đồ hiện đại
Thời trang
11:03:56 09/05/2025
Sony ra mắt Xperia 1 VII lúc 9 giờ sáng 13/5, liệu ai còn quan tâm?
Đồ 2-tek
10:47:25 09/05/2025