Mỹ siết chặt kiểm soát xuất khẩu các công nghệ và thiết bị tiên tiến
Ngày 5/9, Mỹ công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn đối với các công nghệ quan trọng như máy tính lượng tử và thiết bị sản xuất chất bán dẫn.
Bộ Thương mại Mỹ cho biết sẽ thực hiện các biện pháp hạn chế xuất khẩu trên toàn thế giới đối với các mặt hàng cụ thể như máy tính lượng tử và máy móc cần thiết để chế tạo các thiết bị bán dẫn tiên tiến, trừ các quốc gia có các biện pháp tương tự như Nhật Bản.
Theo Bộ Thương mại Mỹ, khi các công nghệ quan trọng có ứng dụng trong lĩnh vực quốc phòng tiếp tục xuất hiện và phát triển, yêu cầu quản lý ngày càng lớn để đảm bảo các công nghệ này không được sử dụng cho các mục đích trái với an ninh quốc gia hoặc chính sách đối ngoại của Mỹ.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã công bố các hạn chế đối với việc xuất khẩu chip tiên tiến sang Trung Quốc, bao gồm cả những chip được sử dụng trong phát triển trí tuệ nhân tạo (AI). Vào tháng Tám năm ngoái, Tổng thống Joe Biden đã ban hành sắc lệnh hành pháp nhằm hạn chế đầu tư của Mỹ vào các lĩnh vực công nghệ cao nhạy cảm ở Trung Quốc như máy tính lượng tử.
Ông Alan Estevez, Thứ trưởng Thương mại phụ trách công nghiệp và an ninh của Mỹ, cho biết việc điều chỉnh các biện pháp kiểm soát đối với các công nghệ lượng tử và các công nghệ tiên tiến khác khiến những quốc gia đối thủ của Mỹ gặp khó khăn hơn đáng kể trong việc phát triển và triển khai các công nghệ này theo những cách đe dọa đến an ninh tập thể của Mỹ.
Bộ Thương mại Mỹ cũng nói thêm rằng một số quốc gia có cùng quan điểm đã công bố hoặc thực hiện các biện pháp kiểm soát quốc gia mới đối với xuất khẩu liên quan đến máy tính lượng tử và sản xuất chất bán dẫn tiên tiến, và dự kiến sẽ sớm có nhiều biện pháp hơn nữa được đưa ra.
Chính phủ Mỹ sẽ lấy ý kiến công chúng trong 60 ngày trước khi ban hành quy định cuối cùng.
Video đang HOT
Các mặt hàng khác bị ảnh hưởng bởi quy định mới nhất bao gồm công nghệ phát triển chip hiệu năng cao có thể sử dụng trong siêu máy tính.
Các công nghệ như chất bán dẫn luôn là vấn đề nóng giữa Mỹ và Trung Quốc, hai quốc gia đang vướng vào cuộc chiến giành quyền tiếp cận công nghệ và nguồn cung cho sản xuất chip.
Hà Lan và Nhật Bản trước đây đã cùng với Mỹ áp đặt một số hạn chế xuất khẩu nhất định đối với thiết bị sản xuất chip tiên tiến nhằm ngăn chặn Trung Quốc có được các đầu vào nhạy cảm có thể được sử dụng trong vũ khí và công nghệ tiên tiến như AI.
Trung Quốc ngừng xuất khẩu hai kim loại hiếm
Kim ngạch xuất khẩu gali và gecmani của Trung Quốc đã giảm xuống mức 0 trong tháng 8, một tháng sau khi Bắc Kinh thực hiện các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với hai loại kim loại quý có vai trò quan trọng trong ngành sản xuất chất bán dẫn.
Theo Liên minh Nguyên liệu thô Quan trọng, Trung Quốc sản xuất khoảng 80% gali và khoảng 60% gecmani của thế giới. Tuy nhiên, dữ liệu Hải quan Trung Quốc công bố hôm 20/9 cho thấy nước này đã không xuất khẩu hai kim loại này trên thị trường quốc tế vào tháng trước. Trong khi hồi tháng 7, Bắc Kinh đã xuất khẩu 5,15 tấn gali và 8,1 tấn sản phẩm gecmani rèn ra thị trường quốc tế.
Khi được hỏi về việc hạn chế xuất khẩu vào tháng trước, ông He Yadong, người phát ngôn của Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết bộ đã nhận được đơn đăng ký từ các công ty để xuất khẩu hai loại nguyên liệu này. Theo ông, một số đơn đăng ký đã được phê duyệt mà không nêu chi tiết.
Các nhà quan sát nhận định rằng Trung Quốc có thể đang trả đũa các biện pháp kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ, bất chấp những lo ngại về tăng trưởng kinh tế khi cuộc chiến công nghệ leo thang.
Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang phải vật lộn với nhu cầu nội địa thấp và khủng hoảng nhà ở nghiêm trọng. Tháng trước, xuất khẩu của Trung Quốc đã chứng kiến mức giảm lớn nhất trong hơn 3 năm, giáng đòn mới vào quá trình phục hồi đang chững lại của nước này.
Theo giới chuyên gia, biện pháp hạn chế xuất khẩu là "con dao hai lưỡi", có thể gây tổn hại cho nền kinh tế Trung Quốc và đẩy nhanh quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng ra khỏi nước này.
Nhà nghiên cứu tại Trung tâm Đổi mới và Khoa học Quốc tế Hàng Châu thuộc Đại học Chiết Giang của Trung Quốc xem xét các tấm oxit gali. Ảnh: Getty Images
Trong một báo cáo nghiên cứu vào tháng 7, các nhà phân tích của Eurasia Group cho biết Trung Quốc có thể là quốc gia dẫn đầu ngành trong sản xuất gali và gecmani. Tuy nhiên, vẫn có những nhà sản xuất cũng như các sản phẩm thay thế sẵn có cho cả hai nguyên liệu này.
Trong khi đó, các biện pháp siết chặt xuất khẩu của Trung Quốc đã tác động ngay lập tức đến thị trường trong nước. Cụ thể, giá gali đã giảm do các biện pháp kiểm soát xuất khẩu khiến hàng tồn kho tăng cao.
Theo thông tin từ Thị trường kim loại Thượng Hải, hôm 21/9, giá gali giao ngay ở mức 1.900 nhân dân tệ/tấn, giảm gần 20% so với đầu tháng 7. Trong khi đó, giá giao ngay của gecmani đã tăng nhẹ do nguồn cung khan hiếm, đạt 10.050 nhân dân tệ/tấn.
Trước đó, Bắc Kinh cho hay hai nguyên tố đất hiếm đặc biệt này - được sử dụng trong nhiều loại sản phẩm bao gồm chip máy tính và pin Mặt Trời - sẽ phải chịu kiểm soát xuất khẩu để bảo vệ an ninh và lợi ích quốc gia.
Bắt đầu từ ngày 1/8, các nhà xuất khẩu sẽ phải xin giấy phép đặc biệt để vận chuyển hai sản phẩm này ra khỏi Trung Quốc.
Động thái trên được đưa ra trong bối cảnh cuộc chiến công nghệ với Hoa kỳ, đặc biệt là công nghệ sản xuất chip tiên tiến, đang ngày càng nóng lên. Công nghệ sản xuất chip vốn rất quan trọng, được ứng dụng trong mọi lĩnh vực từ sản xuất điện thoại thông minh, ô tô tự lái đến vũ khí.
Tháng 10 năm ngoái, Chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã công bố loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu, cấm các công ty Trung Quốc mua chip tiên tiến và thiết bị sản xuất chip mà không có giấy phép.
Để chiến dịch này thành công, Washington đã phải kêu gọi các quốc gia khác cùng tham gia. Đầu năm nay, Nhật Bản và Hà Lan đã tham gia vào nỗ lực này nhằm thúc đẩy cấm xuất khẩu chip sang Trung Quốc.
Đến tháng 4, Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách tiến hành cuộc điều tra an ninh mạng đối với nhà sản xuất chip Micron của Hoa Kỳ, cấm sử dụng chip của hãng này trong các dự án cơ sở hạ tầng trọng điểm.
Các nhà quan sát dự đoán Washington có thể áp đặt nhiều hạn chế về chip hơn sau khi Huawei ra mắt điện thoại thông minh Mate 60 Pro vào tháng trước. Mẫu điện thoại này này được trang bị một con chip tiên tiến, được tạo ra bất chấp các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ nhằm ngăn chặn gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc tiếp cận công nghệ này.
Trong một báo cáo nghiên cứu hôm 20/9, các nhà phân tích của Jefferies viết rằng việc phát hành Mate 60 Pro đã tạo ra áp lực chính trị để Hoa Kỳ leo thang các lệnh trừng phạt đối với Huawei và Tập đoàn sản xuất chất bán dẫn quốc tế (SMIC).
"Chúng tôi cho rằng Chính quyền của Tổng thống Biden sẽ tập trung vào việc thắt chặt lệnh cấm chip đối với Trung Quốc trong quý 4", các nhà phân tích nói.
Mục tiêu của Trung Quốc khi bơm thêm 47,5 tỷ USD vào ngành công nghiệp chip Quỹ chip mới không chỉ là động thái phòng thủ nhằm chống lại các lệnh trừng phạt của phương Tây mà còn là một phần trong tham vọng lâu nay của Bắc Kinh nhằm đưa Trung Quốc trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về công nghệ. Trung Quốc tiếp tục đầu tư mạnh vào ngành công nghệ chip. Ảnh: THX Theo...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Apple đang tạo ra chipset mạnh gấp 6 lần M3 Ultra

Các nước Bắc Âu và Anh ủng hộ lệnh ngừng bắn 30 ngày giữa Nga và Ukraine

Hội nghị hòa bình nhân dân kêu gọi giải pháp hai nhà nước cho xung đột Israel - Palestine

Mỹ vạch 'lằn ranh đỏ' trong chính sách đáp trả Houthi

Ấn Độ tăng cường an ninh tại các cảng biển

Xuất khẩu của Trung Quốc tăng vượt dự báo giữa 'bão' thuế quan

Thỏa thuận thương mại Anh - Mỹ gây sóng gió cho ngành ô tô

Theo dõi động vật di cư: Thách thức bảo tồn xuyên quốc gia

Lịch trình bận rộn của Giáo hoàng Leo XIV

Vatican thông báo ngày tổ chức lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV

'Lá chắn thép' S-400 của Ấn Độ phô diễn sức mạnh phòng không trong thực chiến

Màn pháo hoa mãn nhãn và loạt đại bác vang rền tại thủ đô Moskva, Nga kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng
Có thể bạn quan tâm

Công nhận Ga Hải Phòng là Điểm du lịch
Du lịch
10:42:18 10/05/2025
Lăng vua Lê bị 2 người Trung Quốc đào trộm cổ vật, bí ẩn quanh Bảo vật quốc gia
Tin nổi bật
10:41:56 10/05/2025
Thống nhất đầu mối duy nhất quản lý kinh phí nhiệm vụ khoa học và công nghệ quốc gia
Thế giới số
10:35:06 10/05/2025
Smartphone độ bền quân đội, RAM 8 GB, pin 6.000mAh, giá chỉ hơn 4 triệu đồng
Đồ 2-tek
10:12:57 10/05/2025
Phương Linh bất ngờ tiết lộ cuộc sống ẩn dật tuổi 41: Không ồn ào, không cô đơn!
Sao việt
10:08:07 10/05/2025
Bị CSGT khống chế, người đàn ông được 3 người hết mình "giải cứu"
Pháp luật
10:05:20 10/05/2025
5 tuyệt phẩm lãng mạn đỉnh cao của "Hoàng tử phim Hàn" đang viral vì làm "rể Việt": Không thể không xem!
Phim châu á
10:01:26 10/05/2025
Nhận miễn phí hai tựa game chỉ với vài click, tổng giá trị gần 400k
Mọt game
09:59:00 10/05/2025
Nữ cosplayer hóa thân chuẩn chỉnh nhất là đây, không phân biệt được đâu là bản gốc
Cosplay
09:41:40 10/05/2025
Xem Sex Education, tôi đau lòng phát hiện ra cảnh nóng kinh hoàng trong phim được lấy cảm hứng từ đời thật
Hậu trường phim
09:13:46 10/05/2025