Mỹ siết thuế khiến các ‘hổ châu Á’ tính đổ vốn vào siêu dự án khí đốt Alaska
Nhật Bản, Hàn Quốc đang cân nhắc đầu tư vào một dự án khí đốt tự nhiên khổng lồ ở Alaska nhằm đạt được thỏa thuận thương mại vừa đáp ứng yêu cầu của Tổng thống Donald Trump vừa tránh được mức thuế quan cao Mỹ áp lên hàng hóa xuất khẩu của họ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba tại cuộc gặp ở Nhà Trắng, Washington D.C., ngày 7/2. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Alaska từ lâu đã tìm cách xây dựng một đường ống vận chuyển khí đốt dài 1.287km băng qua tiểu bang với điểm cuối cùng là Cook Inlet ở phía Nam, nơi khí đốt sẽ được hóa lỏng để xuất khẩu sang châu Á.
Dự án có tên gọi Alaska LNG với mức giá ngất ngưởng lên tới 40 tỷ USD vẫn “đóng băng” trên giấy trong nhiều năm. Tuy nhiên, gần đây Alaska LNG bắt đầu có dấu hiệu của sự sống với Tổng thống Trump coi dự án này là ưu tiên quốc gia.
Vào đầu tháng 4, Bộ trưởng Tài chính Scott Bessent cho biết dự án khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) có thể đóng vai trò quan trọng trong các cuộc đàm phán thương mại với Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc). Bộ trưởng Scott Bessent còn bổ sung rằng thỏa thuận như vậy sẽ giúp hiện thực hóa mục tiêu của Tổng thống Trump là giảm thâm hụt thương mại của Mỹ.
CEO của tập đoàn Glenfarne, đơn vị phát triển chính dự án Alaska LNG, ông Brendan Duval đã đồng hành cùng Thống đốc Alaska Mike Dunleavy trong chuyến công tác tại Hàn Quốc và Nhật Bản vào tháng 3. Họ đã gặp gỡ các quan chức cấp cao chính phủ và ngành công nghiệp tại hai quốc gia châu Á. Ông Duval cho biết các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc đã đặt câu hỏi rằng liệu các ngân hàng phát triển của họ có thể giúp tài trợ cho Alaska LNG hay không.
Trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vào tháng 2, Tổng thống Trump nói rằng hai nước đang thảo luận về đường ống dẫn khí và khả năng liên doanh khai thác dầu khí Alaska. Bên cạnh đó, ông Trump cho biết đã thảo luận về việc mua LNG của Mỹ trên quy mô lớn trong cuộc điện đàm ngày 8/4 với quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-Soo cũng như sự góp mặt của Hàn Quốc trong một liên doanh xây dựng đường ống dẫn khí tại Alaska.
Dự án Alaska LNG có ba hạng mục chính: đường ống dẫn khí đốt, một nhà máy xử lý khí và một nhà máy hóa lỏng khí để xuất khẩu. Các cơ sở này ước tính có chi phí lần lượt là khoảng 12 tỷ USD, 10 tỷ USD và 20 tỷ USD.
Video đang HOT
Ông Brendan Duval tiết lộ rằng các giấy phép cho Alaska LNG đã có hiệu lực. Tập đoàn Glenfarne dự kiến sẽ đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng trong 6 đến 12 tháng tới cho giai đoạn đầu tiên của dự án, liên quan đến đường ống từ North Slope đến Anchorage cung cấp khí đốt cho nhu cầu tiêu thụ ở Alaska.
Việc xây dựng nhà máy LNG dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2026. Mục tiêu là hoàn thành toàn bộ dự án Alaska LNG trong 4,5 năm với hoạt động thương mại đầy đủ bắt đầu từ năm 2031. Alaska LNG có kế hoạch sản xuất 20 triệu tấn LNG mỗi năm, tương đương 23% trong số 87 triệu tấn LNG mà Mỹ đã xuất khẩu vào năm ngoái.
Alaska đóng vai trò trung tâm trong mục tiêu thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu dầu khí Mỹ của Tổng thống Trump, một phần trong chương trình nghị sự của Nhà Trắng về “sự thống trị năng lượng” của Mỹ. Vào ngày đầu tiên nhậm chức, Tổng thống Trump đã ban hành sắc lệnh hành pháp nhằm khai thác “tiềm năng tài nguyên phi thường” của Alaska, ưu tiên phát triển LNG tại tiểu bang này.
Ông Duval cho biết, Alaska LNG nhiều khả năng sẽ được cấu trúc dưới dạng một liên doanh, trong đó các đối tác châu Á sẽ ký hợp đồng mua khối lượng lớn LNG thay vì nắm giữ cổ phần trực tiếp trong dự án, dù Glenfarne vẫn để ngỏ khả năng đó. Cũng theo ông Duval, mục tiêu của Glenfarne là trở thành chủ sở hữu và đơn vị vận hành lâu dài của dự án Alaska LNG cùng với các đối tác.
Ông Bob McNally, từng là cố vấn năng lượng cho cựu Tổng thống George W. Bush, nhận định chính quyền Tổng thống Trump rõ ràng đang gây sức ép buộc Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan đầu tư vào Alaska LNG. Theo ông McNally, dù Nhật Bản muốn vừa làm hài lòng ông Trump vừa đa dạng hóa nguồn cung LNG nhưng Tokyo vẫn có thể do dự trong việc rót vốn vào dự án này bởi chi phí cao, độ phức tạp và rủi ro.
Bên cạnh đó, ông McNally nhắc đến một trở ngại khác, là khả năng đảng Dân chủ giành lại quyền lực vào năm 2028 và tìm cách ngăn cản dự án với lý do lo ngại tác động môi trường.
Theo ông Alex Munton, trưởng bộ phận nghiên cứu khí đốt và LNG toàn cầu tại công ty Rapidan (Mỹ), Alaska LNG không chỉ đối mặt với rủi ro chính trị mà còn không có logic thương mại rõ ràng. Ông lập luận: “Nếu có, dự án đã nhận được nhiều ủng hộ hơn, trong khi thực tế là nó đã nằm trên bàn kế hoạch hàng chục năm qua”. Ông Munton bổ sung rằng, hiện tại, các khách hàng châu Á có nhiều lựa chọn LNG hấp dẫn hơn ở khu vực vùng vịnh duyên hải Mỹ.
Hơn nữa ông Munton đánh giá dự án này khá đắt đỏ, ngay cả khi chiểu theo tiêu chuẩn của ngành LNG – vốn nổi tiếng là lĩnh vực xây dựng có chi phí cao nhất trong ngành năng lượng. Với tổng mức đầu tư hơn 40 tỷ USD (ước tính cách đây hai năm), con số này rất có thể cần được điều chỉnh tăng do lạm phát và biến động giá cả.
Trong khi đó, Thống đốc bang Alaska Mike Dunleavy khẳng định: “Chúng tôi có sự ủng hộ của Tổng thống Mỹ. Chúng tôi có các đồng minh châu Á đang rất cần khí đốt, liên minh địa chính trị đang thay đổi. Các vấn đề liên quan đến thuế quan đang được đặt ra. Nếu nhìn dự án trong bối cảnh đó, nó thực sự là một dự án khả thi”.
Lý do Tổng thống Mỹ Donald Trump ủng hộ dự án khí LNG tại Alaska
Kể từ khi đắc cử, Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần bày tỏ sự ủng hộ đối với một dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên (LNG) lớn ở bang Alaska.
Nhà máy lọc dầu Marathon Petroleum tại Kenai, Alaska. Ảnh: marathonpetroleum
Đây là một dự án đã gặp nhiều khó khăn trong nhiều năm bất chấp sự ủng hộ từ các lãnh đạo bang.
Tổng thống Trump đã nhắc đến dự án này trong cuộc họp báo với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba vào đầu tháng này. Theo đó, đường ống dài gần 1.300 km sẽ vận chuyển khí đốt từ vùng North Slope của Alaska đến cảng xuất khẩu, chủ yếu nhắm đến thị trường châu Á.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho rằng đây chỉ là một phiên bản sửa đổi của một kế hoạch đã tồn tại hàng chục năm nhưng chưa đạt được tiến triển đáng kể. Những trở ngại bao gồm chi phí cao, ước tính khoảng 44 tỷ USD cho đường ống và cơ sở hạ tầng liên quan, sự cạnh tranh từ các dự án khác và tính khả thi về kinh tế. Một thượng nghị sĩ bang cho biết Alaska đã chi khoảng 1 tỷ USD trong nhiều năm để cố gắng triển khai dự án đường ống này.
Dự án Alaska đề xuất xây dựng một đường ống từ các mỏ khí đốt tại North Slope đến miền Nam trung tâm Alaska. Một cơ sở hóa lỏng khí tại Nikiski, phía Tây Nam Anchorage, sẽ xử lý và xuất khẩu LNG.
Sau khi đắc cử, Tổng thống Trump tuyên bố chính quyền của ông sẽ đảm bảo dự án được triển khai để cung cấp năng lượng giá rẻ cho Alaska và các đồng minh trên toàn cầu. Ông cũng nhấn mạnh đây là ưu tiên trong một sắc lệnh hành pháp tập trung vào phát triển tài nguyên tại Alaska mà ông ký ngay trong ngày đầu tiên nhậm chức.
Trong cuộc họp báo với Thủ tướng Nhật Bản, ông Trump nhấn mạnh lợi thế về vị trí địa lý của dự án Alaska đối với Nhật Bản và đề cập đến khả năng hợp tác "dưới hình thức một liên doanh nào đó", nhưng không đưa ra chi tiết cụ thể.
Bộ Ngoại giao Nhật Bản ra tuyên bố cho biết cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo diễn ra theo hướng có lợi cho cả hai bên và xác nhận hai nước sẽ hợp tác nhằm tăng cường an ninh năng lượng, bao gồm tăng xuất khẩu LNG sang Nhật Bản, nhưng không đề cập cụ thể đến dự án Alaska.
Ông Trump đã từng ủng hộ dự án này trong nhiệm kỳ đầu tiên. Năm 2017, ông tham dự lễ ký kết thỏa thuận tại Bắc Kinh giữa cựu Thống đốc Alaska Bill Walker và đại diện các công ty Trung Quốc để cùng hợp tác triển khai dự án. Tuy nhiên, thỏa thuận này sau đó bị đình trệ khi ông Walker rời nhiệm sở năm 2018 và Thống đốc Dunleavy theo đuổi một hướng đi khác. Dự án này từng nhiều lần thay đổi định hướng mỗi khi có thống đốc mới.
Hiện tại, không có cách nào để đưa trữ lượng khí đốt khổng lồ của Alaska ra thị trường. Trong nhiều thập kỷ, các công ty dầu khí lớn tập trung khai thác dầu mỏ sinh lời cao hơn tại North Slope. Đường ống dẫn dầu xuyên Alaska dài 1.280 km, đi vào hoạt động từ năm 1977, vẫn là huyết mạch kinh tế của bang.
Lãnh đạo bang đang đối mặt với viễn cảnh phải nhập khẩu khí đốt để đáp ứng nhu cầu của khu vực đông dân nhất bang do sản lượng suy giảm tại lưu vực Cook Inlet, cách North Slope hàng trăm km về phía Nam. Cook Inlet là khu vực sản xuất dầu khí lâu đời nhất của Alaska, hoạt động từ những năm 1950.
Ngay cả một năm trước, ý tưởng nhập khẩu khí đốt vẫn bị nhiều nhà lập pháp xem là một điều đáng xấu hổ. Nhưng hiện tại, điều này đang dần được chấp nhận, với hy vọng rằng đây có thể chỉ là giải pháp tạm thời cho đến khi đường ống khí được xây dựng.
Lãnh đạo phe đa số tại Hạ viện Alaska, Chuck Kopp, kêu gọi người dân giữ vững niềm tin và tránh tư duy tiêu cực. "Chúng ta cần thận trọng với cách nói của mình vì điều đó có thể trở thành lời tiên tri tự ứng nghiệm. Một dự án năng lượng quy mô như thế này, nếu thành công, sẽ là bước ngoặt đối với an ninh kinh tế của bang", ông nói.
Tuy nhiên, chuyên gia kinh tế dầu khí Roger Marks tại Alaska lại hoài nghi về khả năng dự án thành hiện thực và cho rằng cần tập trung nhiều hơn vào việc chuẩn bị cho khả năng nhập khẩu khí đốt. "Duy trì những kỳ vọng không thực tế chỉ khiến chúng ta mất tập trung khỏi những gì thực sự cần làm," ông nhận định.
Mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Mỹ Sau 3 tháng hoạt động, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bộc lộ mâu thuẫn nội bộ về nhiều vấn đề như nhân sự, điều hành, tinh giản bộ máy và thuế quan. Tờ The New York Times ngày 19.4 dẫn thông tin từ Bộ Tài chính Mỹ xác nhận ông Michael Faulkender sẽ thay ông Gary Shapley làm quyền...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đánh giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025