Mỹ tái khởi động Hạm đội 2 đối phó Nga ở Bắc Đại Tây Dương
Trong động thái chuyển từ chống khủng bố sang đối phó với mối đe dọa đến từ Nga, hải quân Mỹ quyết định khôi phục lại hoạt động của Hạm đội 2.
Mỹ đang dần chuyển trọng tâm từ chống khủng bố sang đối phó với Nga và Trung Quốc.
Theo RT, người đứng đầu các chiến dịch của Hải quân Mỹ (CNO), Đô đốc John Richardson chính thức ra tuyên bố khôi phục Hạm đội 2 vào ngày 4.5, trong sự kiện hải quân ở Norfolk, Virginia.
Giải thích cho quyết định này, Đô đốc Richardson cho biết: “Chiến lược quốc phòng cho thấy, chúng ta đang ở giai đoạn đối đầu lớn, với một môi trường quân sự ngày càng khó khăn và phức tạp hơn”.
“Đó là lý do chúng ta khôi phục hoạt động Hạm đội 2, đặc biệt là tập trung vào khu vực Bắc Đại Tây Dương”.
Ông Richardson ám chỉ chiến lược của Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis, rằng Lầu Năm Góc cần tập trung đối phó với các nước đối thủ như Nga và Trung Quốc.
Việc khôi phục hoạt động Hạm đội 2 được cho là giúp giảm tải sức ép lớn đặt lên vai Hạm đội 7 trong những năm qua. Các sỹ quan và nhân viên hải quân Mỹ sẽ chính thức được bổ sung cho Hạm đội 2 vào ngày 1.7.
Biểu tượng Hạm đội 2 của Hải quân Mỹ.
Video đang HOT
Hạm đội 2 sẽ chỉ tập trung hoạt động ở Bắc Đại Tây Dương vì vai trò ở phía nam đã được giao cho Hạm đội 4 vào năm 2008.
“ Tàu ngầm Nga ngày càng tỏ ra nguy hiểm ở Đại Tây Dương, thách thức hệ thống phòng thủ Mỹ, đối đầu với Mỹ trên biển, và họ đang ngày càng chiếm ưu thế trong môi trường tác chiến dưới mặt nước”, Phó Đô đốc James Foggo III, tư lệnh Hạm đội 6 nói năm 2016.
Hạm đội 2 được thành lập năm 1950, vào thời điểm Chiến tranh Lạnh bắt đầu hình thành giữa Liên Xô và Mỹ. Hạm đội 2 ngừng hoạt động vào năm 2011 vì lý do kinh tế và chuyển dịch trọng tâm.
Ở thời cao trào, Hạm đội 2 từng có 126 tàu chiến, 4.500 máy bay và 90.000 nhân viên hải quân Mỹ.
Theo Danviet
Lộ diện kẻ thù lớn nhất khiến Mỹ vừa mất hai tàu chiến
Với việc tàu khu trục trang bị hệ thống Aegis thứ hai bị loại khỏi "vòng chiến đấu" chỉ trong vài tháng qua, hải quân Mỹ ngày càng để lộ điểm yếu chí mạng.
Tàu khu trục Mỹ phóng tên lửa hành trình Tomahawk.
Theo National Interest, tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Fitzgerald (DDG-62) hiện không còn có thể ra biển sau cú va chạm mạnh với tàu chở hàng ở ngoài khơi Nhật Bản vào ngày 17.6.
Hơn hai tháng sau đó, vào ngày 21.8, đến lượt chiến hạm USS John S. McCain (DDG-56) phải ngừng hoạt động vì đâm vào tàu hàng lớn hơn gấp 3 lần.
Hai vụ việc này xảy ra đúng vào lúc hải quân Mỹ phải tập trung lực lượng để đối phó với mối đe dọa tên lửa đạn đạo từ Triều Tiên ở vùng biển Thái Bình Dương.
Theo tác giả Dave Majumdar, hải quân Mỹ đang không có phương án thay thế cho hai tàu trên, trong bối cảnh hạm đội chỉ 275 tàu chiến phải hiện diện tại khắp tất cả các vùng biển trên thế giới.
"Hạm đội tàu chiến Mỹ đang phải hoạt động quá sức", Seth Cropsey, Giám đốc Viện Hudson, và là cựu quan chức cấp cao trong hải quân Mỹ nói.
Ông Cropsey nhấn mạnh, "Điều này cho thấy các tàu chiến đang phải hoạt động vượt qua giới hạn an toàn cho phép cũng như công tác đào tạo huấn luyện chưa thực sự đem lại hiệu quả".
Lỗ hổng lớn xuất hiện sau khi tàu khu trục USS John S. McCain đâm phải tàu chở hàng.
Bryan McGrath, một chuyên gia hàng hải cũng đồng ý với nhận định của ông Cropsey. "Vậy là chúng ta đã mất 2 tàu khu trục DDG, cả hai đều có khả năng tạo lá chắn chống tên lửa đạn đạo. Hạm đội Mỹ vốn chỉ có quy mô nhỏ lại càng phải gồng mình trước lỗ hổng lớn ở mặt trận tây Thái Bình Dương".
"Tôi đã nghĩ đến khả năng hải quân Mỹ sẽ phải huy động các tàu chiến chưa từng rời Bắc Mỹ để đến hỗ trợ cho lực lượng ở Thái Bình Dương", ông McCrath nói.
Thật không dễ để khỏa lấp khoảng trống của hai tàu khu trục, Chuyên gia Bryan Clark tại Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Tài chính có trụ sở tại Washington nhận định.
"10 tàu tuần dương và tàu khu trục còn lại là lực lượng quá mỏng ở tây Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ sẽ phải điều tàu chiến từ lục địa Mỹ đến thay thế", ông Clark nói.
Theo National Interest, đây là những dấu hiệu cho thấy hải quân Mỹ đang buộc các hạm đội với ít tàu chiến hơn thời Thế chiến 2, phải thực hiện hết nhiệm vụ toàn cầu này đến nhiệm vụ khác. Điều này có thể là nguyên nhân dẫn đến tai nạn và chính là kẻ thù lớn nhất của Hải quân Mỹ hiện nay.
"Việc thay thế các tàu chiến cũng không hề đơn giản. Theo kế hoạch, 2 tàu chiến bị loại khỏi "vòng chiến đấu" sẽ phải thay thế bằng 5 tàu khác vì các thủy thủ trên tàu này còn thiếu kinh nghiệm và không thể ra khơi dài ngày".
Tàu khu trục USS Fitzgerald cũng đã bị loại khỏi "vòng chiến đấu" sau cú va chạm hồi tháng 6.
Chuyên gia hải quân Mỹ Jerry Hendrix nhận định, không loại trừ khả năng hải quân Mỹ đang buộc các tàu chiến phải tận dụng thời gian huấn luyện trên biển ngay trong các nhiệm vụ thực chiến.
"Chúng ta có thể đang buộc các thủy thủ phải huấn luyện ngay trong các sứ mệnh thực sự, bởi vì không có thời gian từ khi tàu trở về cảng bảo dưỡng cho đến lúc trở lại ra khơi", ông Hendrix nói.
Rõ ràng, hải quân Mỹ với 275 tàu chiến, bao gồm 100 tàu trực chiến 24/24 giờ ở bất kỳ vùng biển nào trên thế giới là một lực lượng quá mỏng.
Từ đó, các chuyên gia kêu gọi hải quân Mỹ đóng mới thêm các tàu chiến đa năng, cỡ nhỏ với chi phí sản xuất rẻ để bù đắp thiếu hụt về mặt số lượng. Sự xuất hiện của khinh hạm trong hạm đội Mỹ cũng giúp các tàu khu trục giảm bớt gánh nặng tác chiến hơn.
"Chúng ta cần 50-75 khinh hạm, đó là chưa kể đến nhiều tàu ngầm tấn công nhanh hơn nữa để bù đắp thiếu hụt", ông Hendrix đề xuất.
Nhưng việc chế tạo các tàu chiến mới cần thời gian. Việc hải quân Mỹ có thể làm ngay là khả năng đưa các khinh hạm đã loại biên thuộc lớp Oliver Hazard Perry trở lại biển.
"Gắn thêm tên lửa lên các khinh hạm này, hải quân Mỹ lại có thể tăng số lượng tàu chiến mà không tốn quá nhiều chi phí", ông Hendrix nói.
Theo Danviet
Hai quốc gia láng giềng tăng chi tiêu quốc phòng kỷ lục đối phó TQ Nhật Bản và Ấn Độ tăng mạnh chi tiêu cho an ninh quốc phòng trong năm 2017, trước những lo ngại về quốc gia láng giềng Trung Quốc. Ấn Độ vượt lên trở thành quốc gia chi tiêu cho an ninh quốc phòng lớn thứ 5 thế giới. Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Ấn Độ vượt lên trở thành...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Sinh viên phản ứng giáo sư dùng ChatGPT soạn bài giảng

Nga sẵn sàng đàm phán không cần điều kiện tiên quyết với Ukraine

Ba nước NATO ra "tối hậu thư" với Israel

Ukraine tung robot phun lửa 2.500C ra chiến trường

Nhật Bản kiên định yêu cầu Mỹ xóa thuế quan

Bác sĩ Lữ đoàn 3 Ukraine đối phó với hậu quả đáng sợ của UAV Nga

Trung Quốc tính toán gì khi đề xuất bán máy bay J-10CE cho Colombia?

Ngoại trưởng Mỹ: Ông Trump hướng tới hòa bình, khác một số nước châu Âu

Lo ngại kho tên lửa của Nga - Trung Quốc, Mỹ thúc đẩy lá chắn "Vòm Vàng"

CEO Nvidia Jensen Huang: "Nếu là sinh viên, tôi sẽ dùng AI để học tốt"

Ông Biden có thể đã mắc ung thư từ đầu nhiệm kỳ

Giải mã gen chống HIV: Dấu vết di truyền 9.000 năm từ vùng Biển Đen
Có thể bạn quan tâm

Bãi biển 'vô cực' đẹp như tranh vẽ ở miền Trung, nổi rần rần trên mạng xã hội
Du lịch
08:26:06 21/05/2025
Nửa cuối năm, 4 con giáp được Thần tài ưu ái, thoát khỏi khó khăn, tài lộc chảy về như nước
Trắc nghiệm
08:23:31 21/05/2025
Thấy chị hàng xóm bán đồng nát kiếm mỗi tháng trăm triệu, mẹ chồng chì chiết tôi vì chỉ ở nhà bế con
Góc tâm tình
08:19:42 21/05/2025
Xuất hiện tựa game mới, nội dung gây bất ngờ với người chơi, khi hẹn hò trở thành cách để sinh tồn
Mọt game
08:13:50 21/05/2025
IU lộ ảnh hẹn hò V (BTS), liệu có còn yêu Lee Jong Suk?
Sao châu á
08:08:27 21/05/2025
Hoàng tử George được chuẩn bị làm vua từ bây giờ nhưng cha mẹ lại dè dặt vì một lý do đặc biệt
Netizen
08:06:16 21/05/2025
HLV Kim Sang-sik tiếp tục loại Nguyễn Công Phượng
Sao thể thao
07:59:37 21/05/2025
Sao Việt 21/5: Chí Trung khoe cháu nội, Trấn Thành khóc khi xem show Lady Gaga
Sao việt
07:57:36 21/05/2025
Có gì ở đêm nhạc quy tụ dàn 'Anh trai', 'Em xinh' đình đám?
Nhạc việt
07:54:58 21/05/2025
Galaxy S25 Edge sẽ là tiêu chuẩn thiết kế cho tương lai?
Thế giới số
07:26:41 21/05/2025