Mỹ tìm căn cứ dự bị đề phòng Iran
Quân đội Mỹ tìm những địa điểm để binh sĩ trú chân, tránh tập trung tại căn cứ lớn dễ bị tập kích khi nổ ra xung đột với Iran.
“Chúng tôi không định xây căn cứ mới, cần phải làm rõ điều đó. Chúng tôi muốn có khả năng triển khai đến những nơi khác để làm nhiệm vụ khi căng thẳng leo thang. Đây là điều mà bất kỳ chiến lược gia quân sự nào cũng muốn thực hiện để tăng độ linh hoạt, khiến đối phương khó tấn công hơn”, tướng Kenneth McKenzie, chỉ huy Bộ tư lệnh Trung tâm quân đội Mỹ, nói hôm 18/2 trong chuyến thăm Trung Đông.
Truyền thông Mỹ trước đó cho biết quân đội Mỹ đang lên kế hoạch phát triển nhiều cảng biển và sân bay quân sự ở khu vực sa mạc miền tây Arab Saudi, biến chúng thành căn cứ dã chiến nếu nổ ra chiến tranh với Iran.
Một góc căn cứ của Mỹ tại sân bay quân sự Prince Sultan ở Arab Saudi hồi năm 2020. Ảnh: USAF .
Căng thẳng trong quan hệ Mỹ – Iran leo thang đến mức nghiêm trọng sau khi cựu tổng thống Donald Trump tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với quốc gia Trung Đông năm 2018. Mỹ sau đó tái áp đặt các lệnh trừng phạt gây ra ảnh hưởng nặng nề đối với nền kinh tế Iran, khiến Tehran đáp trả bằng cách phá vỡ các cam kết hạn chế chương trình hạt nhân theo thỏa thuận năm 2015.
Video đang HOT
Những khoản đầu tư khổng lồ cho chương trình tên lửa và hệ thống hầm ngầm giúp Iran duy trì khả năng răn đe, đủ sức buộc Mỹ và đồng minh trả giá đắt nếu nổ ra chiến tranh ở Trung Đông. Tehran dường như đang sở hữu hàng nghìn tên lửa các loại với tầm bắn tối đa 2.500 km, đủ sức đe dọa mọi căn cứ của Washington trong khu vực.
Quân đội Mỹ trong hai tháng qua đã nhiều lần triển khai oanh tạc cơ B-52H tuần tra khu vực và điều tàu ngầm hạt nhân USS Georgia đến vịnh Ba Tư, trong khi Tehran cũng tiến hành nhiều cuộc tập trận quy mô lớn với sự tham gia của nhiều đơn vị hải lục không quân và tên lửa đạn đạo.
Tình hình có dấu hiệu hạ nhiệt khi chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden rút nhóm tác chiến tàu sân bay USS Nimitz khỏi Trung Đông sau hơn hai tháng hiện diện thường trực. Washington cũng tỏ ý sẵn sàng nối lại quan hệ ngoại giao với Tehran nếu nước này tuân thủ thỏa thuận hạt nhân năm 2015.
Mỹ xem lại bố trí lực lượng trên toàn cầu để tập trung hơn vào Trung Quốc
Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang đối mặt với bài toán hoạch định lại vị trí lực lượng quân đội nước này trên thế giới để tập trung nhiều hơn vào Nga, Trung Quốc mà vẫn không lơ là mối đe dọa từ Trung Đông.
Tổng thống Joe Biden cùng Phó Tổng thống Kamala Harris và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tại Lầu Năm Góc ở Washington. Ảnh: AP
Hãng thông tấn AP (Mỹ) đưa tin rằng chỉ vài ngày sau khi nhận chiếc ghế mới , Bộ trưởng Quốc phòngLloyd Austin đã ra lệnh tổ chức quá trình kéo dài nhiều tháng đánh giá "cách bố trí lực lượng trên toàn cầu". Quá trình này sẽ ước định lựa chọn tối ưu để Mỹ sắp xếp mạng lưới binh sĩ, vũ khí, căn cứ... hỗ trợ chính sách đối ngoại của Tổng thống Biden.
AP cho biết đây là nỗ lực của chính quyền Tổng thống Biden nhằm gỡ nút thắt bế tắc trong xung đột Trung Đông nhiều thập niên qua, ngân sách giảm và các vấn đề nội địa như cực đoan và phân biệt chủng tộc.
Kết quả của quá trình đánh giá lại này có thể ảnh hưởng lâu dài tới ưu tiên hàng đầu của quân đội Mỹ là đảm bảo sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranh trong thời kỳ bất định về kiểm soát vũ khí. Ngoài ra là tình hình quan hệ với đồng minh đi xuống do phương pháp ngoại giao "nước Mỹ trên hết" của Tổng thống Trump.
Việc Bộ trưởng Austin muốn xem xét lại cách bố trí lực lượng cũng liên quan đến cân nhắc hiện nay của chính quyền Tổng thống Biden về đề xuất rút toàn bộ binh sĩ khỏi Afghanistan trong mùa Xuân này.
Giống như chính quyền cựu Tổng thống Donald Trump, đội ngũ an ninh quốc gia của Tổng thống Biden coi Trung Quốc là thách thức an ninh số 1. Từ thời cựu Tổng thống Barack Obama, Mỹ đã để mắt nhiều vào Trung Quốc. Chính quyền cựu Tổng thống Trump đi xa hơn bằng việc tuyên bố Trung Quốc và Nga là đe dọa hàng đầu với an ninh quốc gia Mỹ, không phải khủng bố toàn cầu.
Nhưng không giống như người tiền nhiệm, Tổng thống Biden lại đánh giá cao cam kết của Mỹ với các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).
Yếu tố này sẽ tạo bước chuyển mình đáng kể trong "dấu chân" của quân đội Mỹ tại Trung Đông, châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương.
Xem xét lại cách bố trí lực lượng đồng nghĩa với việc chính quyền Tổng thống Biden bảo hộ cho nỗ lực của các chỉ huy quân đội tìm đường hướng cải tiến triển khai lực lượng, ngưng kết nối với các căn cứ quân sự vốn mang gánh nặng chi phí tài chính, an ninh, chính trị.
Trong tháng 12/2020, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ bày tỏ quan điểm cá nhân về thay đổi công nghệ và địa chính trị đồng thời cho rằng cần xem xét lại phương pháp tổ chức và bổ trí lực lượng.
Tướng Milley nhấn mạnh sự tồn tại của lực lượng Mỹ phụ thuộc vào việc thích ứng với đà phát triển của Trung Quốc, sự lớn mạnh của công nghệ như trí thông minh nhân tạo, robot và các mối đe dọa như biến đổi khí hậu, dịch bệnh... Theo Tướng Milley, nhỏ hơn đồng nghĩa với tốt hơn trong tương lai và "lực lượng nhỏ thì gần như vô hình, không thể phát hiện".
Bộ trưởng Austin cũng có quan điểm tương tự trong tháng 1 về vị trí của lực lượng Mỹ tại châu Á và Thái Bình Dương. Trước buổi điều trần Thượng viện, Bộ trưởng Austin đánh giá: "Chúng ta cần phân bổ lực lượng một cách đàn hồi hơn tại Ấn Độ-Thái Bình Dương để đối trọng với Trung Quốc".
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Austin cũng nhấn mạnh lo ngại về cạnh tranh với Nga tại Bắc Cực: "Khu vực này đang nhanh chóng trở thành nơi cạnh tranh địa chính trị và tôi lo ngại về hành vi quân đội Nga tại Bắc Cực. Tôi cũng quan ngại về mục đích của Trung Quốc trong khu vực này".
Lục quân Mỹ đã phát triển "lữ đoàn năng lực Bắc Cực". Trong khi đó, Không quân Mỹ lần đầu tiên đã cử máy bay ném bom tầm xa B-1 đến Na Uy, một láng giềng của Nga.
Luật sư Trump rút yêu cầu dừng luận tội vào cuối tuần Luật sư của Trump rút yêu cầu Thượng viện dừng phiên tòa luận tội từ tối thứ sáu đến chủ nhật, vì không muốn quá trình pháp lý gián đoạn. David Schoen, một trong những luật sư của cựu tổng thống Donald Trump, cuối tuần trước gửi cho lãnh đạo Thượng viện yêu cầu phiên tòa luận tội nên được hoãn lại từ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bot AI thao túng thị trường: Mối đe dọa mới với tài chính toàn cầu

Xu hướng của một số đồng tiền châu Á chủ chốt sau đợt tăng giá so với USD

Hamas đề nghị trao trả một nửa số con tin còn sống

ASEAN lên kế hoạch thành lập quỹ tiền tệ riêng

Syria sáp nhập các nhóm vũ trang vào Bộ Quốc phòng

Ngoại trưởng Mỹ: Washington phản đối "đàm phán vô tận" về Ukraine

ASEAN tìm cách mở rộng tư cách thành viên trong RCEP và CPTPP

Tổng thống Mỹ yêu cầu Walmart 'gánh chịu thuế quan' thay vì tăng giá

Syria đặt thời hạn cho các nhóm vũ trang gia nhập lực lượng quốc phòng quốc gia

Tổng thống Ukraine xác nhận sẽ dự lễ nhậm chức của Giáo hoàng Leo XIV tại Vatican

Mỹ: FBI xác định vụ đánh bom phòng khám ở California là khủng bố

Công ty Australia khiến Trung Quốc không còn độc quyền trong sản xuất đất hiếm nặng
Có thể bạn quan tâm

Tôi bầu 7 tháng vẫn cố đi làm lấy lương, trưa nắng chóng mặt không được nghỉ ngơi còn bị mẹ chồng bắt dậy nấu nướng
Góc tâm tình
21:06:56 18/05/2025
Bạn trai mới của Mỹ Anh: Visual "bad boy" lãng tử càng nhìn càng cuốn, là "chiến thần" nhạc cụ hệ Gen Z
Nhạc việt
20:46:55 18/05/2025
TikTok tích hợp tính năng AI mới đầy 'ma thuật'
Thế giới số
20:41:41 18/05/2025
Trương Bá Chi tốt thế nào mà Tạ Đình Phong khen hết lời, bố chồng để lại cho 90% tài sản?
Sao châu á
20:38:38 18/05/2025
Nam rapper qua đời đột ngột ở tuổi 31
Sao âu mỹ
20:30:58 18/05/2025
Con trai riêng của Lê Phương gây chú ý với ngoại hình điển trai ở tuổi 13, cao gần 1m8
Sao việt
20:25:14 18/05/2025
Bắt nhóm đối tượng dàn cảnh trộm cắp khi người dân chiêm bái xá lợi Phật
Pháp luật
20:13:04 18/05/2025
Đại sứ quán Mỹ lên tiếng về thông tin di dời người Palestine tại Gaza đến Libya

Guardiola tức giận với Henderson
Sao thể thao
19:17:52 18/05/2025
Doraemon vừa tái xuất, 2 phim Việt trăm tỷ đã ngậm ngùi nhường sân, có gì hot?
Phim châu á
19:15:57 18/05/2025