Mỹ tìm mua 3 triệu thùng dầu cho kho dự trữ chiến lược
Bộ Năng lượng Mỹ ngày 14/3 thông báo nước này đang tìm cách mua 3 triệu thùng dầu cho Kho Dự trữ Dầu Chiến lược (SPR), trong bối cảnh một địa điểm lưu trữ tạm ngừng để bảo trì đã làm giảm tốc độ bổ sung kho dự trữ.
Bể chứa dầu tại kho dự trữ ở Carson, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ trên cho biết số lượng dầu được mua trên sẽ được giao vào tháng 8 và tháng 9/2024. Bộ Năng lượng Mỹ đã đưa ra các lời chào mời để mua 1,5 triệu thùng dầu bổ sung cho kho dự trữ Bayou Choctaw, Louisiana đã được bảo trì trong năm nay. Bộ cho biết lời chào mời khác với số lượng tương tự cho kho Bayou Choctaw sẽ được đưa ra vào ngày 21/3.
SPR có tổng cộng bốn địa điểm lưu trữ dầu trên bờ biển của hai bang, nơi máy bơm và các thiết bị bằng thép khác thường xuyên tiếp xúc với môi trường có độ ẩm và độ mặn cao. Việc bảo trì kéo dài tuổi thọ tại các địa điểm Bayou Choctaw và Bryan Mound, Texas trong năm nay đã làm chậm quá trình bổ sung SPR sau khi chính phủ của Tổng thống Joe Biden tiến hành đợt bán 180 triệu thùng lớn nhất từ trước đến nay từ SPR vào năm 2022. Đợt bán hàng đó là một nỗ lực để giá dầu giảm sau khi xung đột tại Ukraine (U-crai-na) xảy ra.
Chính phủ Mỹ muốn mua lại dầu ở mức 79 USD/thùng và nếu giá tăng cao hơn, điều này có thể gây khó khăn trong việc bổ sung dầu cho SPR. Giá dầu thô ngọt nhẹ của Mỹ (WTI) giao tháng 4/2024 đã tăng 1,54 USD, tương đương 1,9%, lên 81,26 USD/thùng, mức cao nhất kể từ đầu tháng 11/2023 trong phiên ngày 14/3.
Trong khi đó, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) mới đây công bố số liệu cho thấy sản lượng dầu và khí đốt của Mỹ đang tiếp tục tăng lên trong khi giá giảm từ các mức rất cao ghi nhận vào giữa năm 2022, sau khi xung đột tại Ukraine nổ ra, khiến lượng dầu và khí dự trữ tăng lên.
Về phía dầu, tổng sản lượng dầu thô và khí ngưng tụ đã tăng từ 376 triệu thùng tháng 12/2022 lên 413 triệu thùng vào tháng 12 năm ngoái tức 13,3 triệu thùng/ngày, tăng 1,2 triệu thùng/ngày so với cùng kỳ năm trước đó. Tính chung cả năm 2023, sản lượng tăng từ 4,347 tỷ thùng năm 2022 lên 4,721 tỷ thùng, gấp đôi năm 2012.
Trong khi đó, giá dầu thô của Mỹ trung bình ở mức 72 USD/thùng trong tháng 12/2023, giảm từ mức cao gần đây là 121 USD/thùng vào tháng 6/2022.
Số giàn khoan đang hoạt động trung bình là 501 giàn trong tháng 12/2023, giảm từ mức 623 vào tháng 12/2022, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes. Nhưng lại không có sự sụt giảm tương ứng nào trong sản lượng dầu, vì các giàn khoan đã được nâng cao hiệu suất bằng cách chỉ tập trung vào các địa điểm hứa hẹn. Trong ngắn hạn, ngành dầu của Mỹ đã có thể gia tăng sản lượng ở mức gia thấp hơn và ít giàn khoan hơn.
Video đang HOT
Còn với khí đốt, sản lượng khí khô đã tăng lên mức cao kỷ lục theo mùa là 3.300 tỷ foot khối (bcf) trong tháng 12/2023, từ mức 3.107 bcf một năm trước đó. Tính chung cả năm nay, sản lượng khí đốt đã chạm mức cao kỷ lục 37.883 bcf, tăng từ mức 36,353 bcf vào năm 2022, và đã tăng gấp đôi kể từ năm 2006.
Trong khi đó, giá khí đốt đã giảm xuống 2,55 USD cho mỗi 1 triệu đơn vị nhiệt Anh vào tháng 12 năm ngoái. Giá khí đốt đã giảm xuống mức trung bình chỉ 1,8 USD trong tháng trước, mức thấp nhất kể từ ít nhất là năm 1990.
Cũng giống dầu, số lượng giàn khoan đã giảm xuống, nhưng sản lượng không giảm, khiến thị trường rơi vào tình trạng dư thừa nguồn cung kéo dài. Số lượng giàn khoan khí đốt trung bình ở mức 119 giàn trong tháng 12/2023, giảm từ mức trung bình 162 USD trong tháng 9/2022. Đây là mức cao nhất trong thời gian gần đây. Nhưng sản lượng vẫn tiếp tục đà tăng, mà lý do cũng như dầu, là chỉ tập trung vào các địa điểm hứa hẹn. Sản lượng đã tăng nhanh hơn nhiều so với nhu cầu trong và ngoài nước khiến lượng dầu khí dự trữ tăng mạnh và từ đó càng gây nhiều áp lực hơn lên giá dầu khí.
Trong khi một số ý kiến cho rằng sự suy giảm nhu cầu dầu trên toàn cầu là do sự phục hồi kinh tế yếu kém, thì nhiều người khác lại coi đó là tác động của quá trình chuyển đổi năng lượng và sự khởi đầu của một kỷ nguyên mới. Trong báo cáo tháng 2/2024, IEA đã tiến hành sửa đổi dự báo của mình. Cơ quan này ước tính rằng trong năm nay, nhu cầu dầu dự kiến là 102,9 triệu thùng/ngày, tức là chỉ tăng 1,2 triệu thùng/ngày, trong khi mức tăng này của năm 2023 là 2,3 triệu thùng/ngày. Nhu cầu tăng chủ yếu chỉ ở một số quốc gia: đầu tiên là Trung Quốc, tiếp đến Ấn Độ và Brazil (Bra-xin).
Về tổng thể, IEA cho rằng giai đoạn tăng trưởng sau đại dịch COVID-19 phần lớn đã kết thúc, quá trình chuyển đổi năng lượng đang diễn ra ở các nền kinh tế lớn sẽ nhanh chóng dẫn đến nhu cầu dầu giảm.
Còn trong báo cáo thị trường dầu mỏ hàng tháng công bố ngày 12/3, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) đã giữ nguyên các mức dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2024 và 2025, đồng thời nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế thế giới trong năm nay, nhờ đà tăng trưởng khởi sắc hơn của các nền kinh tế Mỹ và Ấn Độ.
Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) dẫn báo báo mới nhất của OPEC cho hay khối này dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu của thế giới trong năm 2024 và 2025 sẽ lần lượt ở mức 2,2 triệu thùng/ngày và 1,8 triệu thùng/ngày, không thay đổi so với các mức dự báo được đưa ra trong báo cáo tháng trước. Trong khi đó, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) trước đó dự báo nhu cầu dầu thế giới sẽ chỉ tăng 1,2 triệu thùng/ngày trong năm 2024, do mức tiêu thụ của Trung Quốc chậm lại.
Trong báo cáo tháng 3/2024, OPEC đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm nay lên 2,8%, từ mức dự báo tăng 2,7% được đưa ra trước đó, nhờ hoạt động kinh tế tăng mạnh mẽ trong nửa cuối năm nay. OPEC đánh giá: “Trong khi Mỹ, Ấn Độ và, ở một chừng mực nào đó, cả Brazil chứng kiến đà tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong nửa cuối năm 2023, với các nền kinh tế Trung Quốc và Nga đều tăng trưởng ổn định vào khoảng thời gian cuối năm ngoái, thì kinh tế của Khu vực đồng euro (Eurozone) lại ghi nhận sự suy giảm”. Tuy nhiên, OPEC đã chỉ ra một số dấu hiệu báo trước sự phục hồi tăng trưởng kinh tế tiềm năng ở Eurozone, cho thấy một xu hướng tăng trưởng khởi sắc sẽ tiếp tục diễn ra trong quý I/2024″.
Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
Mặc dù Mỹ vẫn tự tin trước một cuộc khủng hoảng nhưng lượng dự trữ giảm dần cũng đã hạn chế các lựa chọn của Tổng thống Biden để ứng phó với một cú sốc trong tương lai đối với thị trường dầu mỏ.
Bể chứa dầu tại kho dự trữ ở Carson, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuộc khủng hoảng năng lượng do cuộc chiến ở Trung Đông cách đây 50 năm gây ra đã buộc chính phủ Mỹ phải tạo ra một kho dự trữ dầu thô khổng lồ để bảo vệ đất nước khỏi mối đe dọa từ các quốc gia không thân thiện.
Tuy nhiên giờ đây, lượng dầu dự trữ chỉ còn một nửa dọc theo bờ biển vùng Vịnh đang đặt ra tình thế khó khăn về mặt chính trị cho Tổng thống Joe Biden.
Năm 2022, chính quyền Tổng thống Biden đã bán hơn 40% lượng dầu dự trữ chiến lược nhằm giúp hạn chế giá nhiên liệu tăng cao sau khi xung đột Ukraine nổ ra, khiến kho dự trữ xuống mức thấp nhất kể từ đầu những năm 1980. Điều đó đã khiến đảng Cộng hòa cáo buộc Tổng thống Biden đẩy nước Mỹ vào tình cảnh dễ bị tổn thương trước sự gián đoạn nguồn cung dầu toàn cầu, vào thời điểm các cuộc tấn công của các tay súng Hamas nhằm vào Israel đang làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến tranh khu vực rộng lớn hơn và gián đoạn các chuyến hàng nhiên liệu từ Trung Đông.
Trong khi Chủ tịch Tài nguyên Thiên nhiên Hạ viện Bruce Westerman cho rằng Tổng thống Biden có lỗi trong việc tìm cách hạ giá xăng dầu trước cuộc bầu cử thì cựu Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy lại phàn nàn lượng dầu mỏ dự trữ chiến lược của Mỹ sắp cạn kiệt.
Trên thực tế, kho dự trữ chiến lược của Mỹ vẫn đang giữ 351 triệu thùng dầu - tương đương với gần 56 ngày dầu nhập khẩu của Mỹ vào năm ngoái.
Bảo vệ quyết định bán dầu, chính quyền Tổng thống Biden nói rằng họ vẫn giữ lượng dầu thô dồi dào để bảo vệ nhu cầu chiến lược của quốc gia trong khi vẫn cung cấp một tấm đệm đỡ trước những cú sốc về giá. Phát biểu trước Ủy ban Hạ viện hồi tháng 9, Bộ trưởng Năng lượng Jennifer Granholm khẳng định: "Tôi không lo lắng về mức dự trữ dầu chút nào. Chúng ta vẫn sở hữu nguồn dự trữ dầu chiến lược lớn nhất thế giới".
Nếu như so với 5 thập kỷ trước, Mỹ không còn là "kẻ ăn xin" năng lượng như năm 1973. Thời điểm đó, cuộc chiến Yom Kippur thúc đẩy lệnh cấm vận dầu mỏ của Saudi Arabia đối với Mỹ khiến giá dầu tăng vọt và người Mỹ phải xếp hàng dài hàng giờ trước các trạm bơm xăng. Sản lượng dầu của Mỹ giảm trong khi cơn khát nhiên liệu ngày càng tăng, khiến Quốc hội phải thông qua luật vào năm 1975 để tạo ra nguồn dự trữ.
50 năm sau, Mỹ trở thành nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới. Lượng dầu thô và dầu mỏ xuất khẩu còn nhiều hơn nhập khẩu. Sản lượng của nước này đang ở mức cao kỷ lục và tiếp tục tăng lên, ngay cả khi nhu cầu đã chững lại.
Trong những năm qua, một số người theo phe bảo thủ thậm chí còn kêu gọi bỏ các kho dự trữ, cho rằng các đời tổng thống sử dụng những kho dự trữ dầu này như một công cụ chính trị.
Mặc dù Mỹ vẫn tự tin trước một cuộc khủng hoảng nhưng lượng dự trữ giảm dần cũng đã hạn chế các lựa chọn của Tổng thống Biden để ứng phó với một cú sốc trong tương lai đối với thị trường dầu mỏ, bao gồm cả những cú sốc có thể xảy ra do cuộc chiến mở rộng ở Trung Đông.
Các nhà phân tích dầu mỏ cho biết ngay cả kho dự trữ đầy cũng không thể bảo vệ Mỹ khỏi cú sốc giá sẽ nổ ra nếu một cuộc xung đột lớn làm gián đoạn dòng chảy 20 triệu thùng dầu mỗi ngày qua eo biển Hormuz. Theo ông Bob Ryan - nhà phân tích tại viện nghiên cứu BCA Research, việc dự trữ dầu đầy đủ sẽ giúp Nhà Trắng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc thực thi các lệnh trừng phạt ngăn chặn xuất khẩu dầu của Iran.
Ông Ryan chỉ ra mức dầu dự trữ thấp khiến Mỹ rơi vào tình thế phải dựa vào Saudi Arabia và những nước khác có năng lực dự phòng để tăng cường nguồn cung trong trường hợp nguồn cung dầu của Iran bị cắt giảm.
Về phần mình, chính quyền Tổng thống Biden khẳng định họ sẽ tiếp tục thực thi các lệnh trừng phạt kinh tế mà cựu Tổng thống Donald Trump đã áp đặt đối với Iran vào năm 2018. Nhưng các nhà phân tích theo dõi các chuyến hàng dầu cho biết xuất khẩu của Iran tăng mạnh dưới thời của Tổng thống Biden.
Năm ngoái, thông tin chính phủ Mỹ đã bán 200 triệu thùng ra khỏi kho dự trữ xăng dầu trong 10 tháng sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine đã khiến giá dầu quốc tế tăng vọt vào năm ngoái, với giá xăng trung bình của Mỹ tăng lên mức cao kỷ lục trên 5 USD/gallon vào tháng 6/2022. Thị trường dầu mỏ tiếp tục rơi vào hỗn loạn khi các nước OPEC tuyên bố cắt giảm lượng dầu xuất khẩu.
Cùng năm ngoái, chính quyền Tổng thống Biden cho biết họ có kế hoạch bổ sung nguồn dự trữ bằng cách mua dầu từ các công ty tư nhân, nhưng họ đã tạm dừng các giao dịch mua đó do giá dầu vẫn cao hơn mục tiêu đã đề ra là 67 đến 72 USD/thùng.
Người phát ngôn Nhà Trắng Angelo Fernández Hernández cho biết Bộ Năng lượng vẫn cam kết thực hiện chiến lược bổ sung cho kho dự trữ dầu chiến lược thông qua mua bán, trao đổi dầu thô.
Tình trạng lượng dầu dự trữ thấp của Mỹ có trở thành rủi ro an ninh hay không phụ thuộc rất nhiều vào những gì xảy ra với cuộc chiến giữa Israel và Hamas. Cho đến nay, cuộc chiến vẫn chưa lan rộng sang các quốc gia sản xuất dầu.
Khi thông tin giao tranh ban đầu nổ ra, giá dầu của Mỹ vốn đã giảm xuống gần 80 USD một thùng vào tuần trước đã tăng lên 87 USD một thùng một ngày sau vụ tấn công. Đến tối 13/10, dầu Mỹ vẫn loanh quanh dưới 88 USD.
Anne Slattery, đối tác tại công ty tư vấn rủi ro RSM, lý giải: "Vì dầu không được sản xuất ở Israel hoặc Dải Gaza nên xung đột bùng phát và tác động của nó đối với thị trường năng lượng và dầu mỏ toàn cầu bị hạn chế về phạm vi. Miễn là xung đột vẫn được kiềm chế và không liên quan trực tiếp đến Iran, giá dầu sẽ giảm trở lại mức trước xung đột".
Kho dự trữ dầu của Mỹ thấp kỷ lục trong 40 năm Tổng thống Joe Biden đã phải xả kho dự trữ khẩn cấp quốc gia của Mỹ để hạ giá khí đốt trong nước. Một người đàn ông đổ xăng cho xe hơi tại Houston, Texas. Ảnh: AFP Theo số liệu công bố gần đây của Bộ Năng lượng Mỹ, dự trữ dầu chiến lược của quốc gia này đang ở mức thấp nhất...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Iran bác bỏ yêu cầu của Mỹ về urani, cảnh báo đàm phán hạt nhân có thể đổ vỡ

Chủng virus SARS-CoV-2 lưu hành chủ yếu tại Trung Quốc có độc tính tương đối thấp

Tiếp bước Mỹ, EU dỡ bỏ lệnh trừng phạt kinh tế với Syria

Người Tây Âu có quan điểm thế nào về vũ khí hạt nhân?

Nhà bán lẻ lớn nhất thế giới phản ứng trước phát ngôn 'tự chịu thuế' của Tổng thống Trump

Mỹ công bố siêu bom hạt nhân B61-13 với sức công phá bằng 360.000 tấn thuốc nổ TNT

Ông Trump công bố dự án lá chắn tên lửa Vòm Vàng 175 tỷ USD

Tỷ phú Musk tuyên bố giảm chi tiền vào chính trị

Mỹ thảo luận với đồng minh để cấp thêm lá chắn thép cho Ukraine

Châu Âu cân nhắc phương án điều 120 chiến đấu cơ bảo vệ Ukraine

Nga mời Mỹ và các nước "không thân thiện" dự diễn đàn an ninh quốc tế

Hé lộ quy mô cuộc duyệt binh của Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Hà Diễm Quyên: Á hậu thay bồ như thay áo, thành phú bà nhờ ly dị chồng đại gia
Sao châu á
20:26:58 21/05/2025
Khởi tố các đối tượng kinh doanh đa cấp xuyên biên giới trái phép
Pháp luật
20:26:50 21/05/2025
Tạm dừng bán vé mega concert có G-Dragon tại Việt Nam, đơn vị phân phối vé gửi lời xin lỗi sâu sắc đến khán giả
Nhạc quốc tế
19:31:12 21/05/2025
Vụ "xẻ thịt" bờ biển ở Thanh Hóa: Người dân tháo dỡ lều quán trái phép
Tin nổi bật
19:29:22 21/05/2025
Một nam ca sĩ nói thẳng việc người nổi tiếng kêu gọi từ thiện
Tv show
19:26:13 21/05/2025
Elle Fanning đóng phim tiền truyện của "Hunger Games"
Hậu trường phim
19:22:53 21/05/2025
Chọn túi xách đi biển 'chuẩn gu' khoe cá tính
Thời trang
19:13:24 21/05/2025
Trước khi cùng bị khởi tố, đôi "tiên đồng ngọc nữ" Thuỳ Tiên và Quang Linh từng được "đẩy thuyền" như thế nào?
Sao việt
18:58:52 21/05/2025
Cả chung cư phát hoảng vì thứ mùi kinh khủng, khi tìm ra nguyên nhân ai cũng phải lắc đầu ngao ngán!
Netizen
18:14:39 21/05/2025
Đêm tân hôn, bí mật dưới lớp váy cưới của vợ khiến tôi day dứt mãi
Góc tâm tình
18:07:28 21/05/2025