Nagorny-Karabakh tuyên bố ngừng bắn với Azerbaijan
Giới chức Nagorny-Karabakh đã công bố quyết định chấm dứt chiến sự với Azerbaijan, chỉ một ngày sau khi Baku khởi xướng chiến dịch chống khủng bố ở khu vực ly khai.
Tòa nhà dân cư bị hư hại do pháo kích ở Stepanakert, thủ phủ của vùng ly khai Nagorny-Karabakh. Ảnh: Sputnik
Theo đài RT (Nga), lệnh ngừng bắn trên do phái đoàn gìn giữ hòa bình của Nga đề xuất tại khu vực giao tranh.
“Với vai trò trung gian của chỉ huy phái bộ gìn giữ hòa bình Nga đóng tại Nagorny-Karabakh, một thỏa thuận đã đạt được về việc ngừng hoàn toàn các hoạt động quân sự từ 13 giờ (9 giờ sáng GMT) ngày 20/9″, kênh 24News của Armenia dẫn Cơ quan báo chí của người đứng đầu khu vực Nagorny-Karabakh đưa tin.
Bộ Quốc phòng Azerbaijan cũng đã xác nhận thỏa thuận giữa các lực lượng về việc chấm dứt các hành động thù địch tại khu vực giao tranh.
Video đang HOT
Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết các điều khoản của thỏa thuận yêu cầu cả quân đội Yerevan và “các nhóm vũ trang Armenia bất hợp pháp” phải hạ vũ khí và rời khỏi vị trí chiến đấu, đồng thời bàn giao toàn bộ vũ khí cho Baku. “Quá trình thực hiện thỏa thuận này sẽ được đảm bảo với sự phối hợp của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga”, Bộ này nhấn mạnh.
Trong một tuyên bố trên Facebook cùng ngày, Trung tâm Thông tin của Nagorny-Karabakh nói rằng bất chấp những nỗ lực lớn nhất của các lực lượng trong khu vực nhằm đẩy lùi “cuộc tấn công quy mô lớn của Azerbaijan, đối phương đã đột nhập được vào các vị trí quân sự và kiểm soát một số nút giao thông chiến lược”.
Tuyên bố cho biết khi cân nhắc điều này, Nagorny-Karabakh đã chấp thuận đề xuất của chỉ huy phái đoàn gìn giữ hòa bình Nga về lệnh ngừng bắn. Trong diễn biến liên quan, chính quyền khu vực Nagorny – Karabakh cho biết cuộc họp dự kiến diễn ra vào ngày 21/9 giữa cộng đồng địa phương và đại diện từ Baku sẽ giải quyết một loạt vấn đề toàn diện – bao gồm tái hòa nhập, nhân quyền và an ninh của người dân địa phương.
Trước đó, ngày 19/9, Azerbaijan đã triển khai chiến dịch quân sự tại khu vực Nagorny-Karabakh có đa số người Armenia sinh sống. Khu vực trên nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đông người gốc Armenia và muốn sáp nhập vào nước này. Điều này đã gây ra tranh chấp chủ quyền dai dẳng giữa hai nước láng giềng.
Những người gốc Armenia ở Nagorny-Karabakh cho biết Azerbaijan đã tấn công vùng lãnh thổ miền núi này bằng pháo kích, chiến đấu cơ và thiết bị bay không người lái. Vụ tấn công làm rung chuyển thị trấn Stepanakert vào rạng sáng cùng ngày và nhiều giờ sau đó. 25 người thiệt mạng, trong đó có ít nhất 5 dân thường, và 138 người bị thương. Trên 7.000 người tại 16 ngôi làng đã phải sơ tán.
Bộ Ngoại giao Armenia đã lên tiếng phản đối hành động quân sự của Azerbaijan. Armenia khẳng định không có lực lượng quân sự nước này trong khu vực. Nga đã kêu gọi Armenia và Azerbaijan chấm dứt hành động đổ máu ở Nagorny-Karabakh.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova nhấn mạnh Nga quan ngại về tình hình leo thang này, đồng thời khẳng định lực lượng gìn giữ hòa bình Nga trong khu vực sẽ tiếp tục sứ mệnh.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov khẳng định Moskva đang nỗ lực thúc đẩy để Azerbaijan và Armenia ngồi vào bàn đàm phán.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết lực lượng gìn giữ hòa bình của nước này được triển khai tại khu vực Nagorny-Karabakh đã sơ tán 469 người dân thường đến địa điểm an toàn. Trong số những người được sơ tán có 185 trẻ em. Nga cũng đã hỗ trợ y tế cho một số dân thường bị thương
Đụng độ bùng phát gần khu vực tranh chấp giữa Azerbaijan, Armenia
Theo phóng viên TTXVN tại Đông Âu, Armenia và Azerbaijan ngày 11/4 đã cáo buộc nhau nổ súng gần khu vực tranh chấp Nagorny-Karabakh trong một cuộc đụng độ khiến 7 binh sĩ thiệt mạng.
Binh sĩ Armenia trong cuộc giao tranh với lực lượng Azerbaijan tại khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh ngày 25/10/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho hay 3 binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong một cuộc đụng độ gần Hành lang Lachin đang tranh chấp. Đây là con đường duy nhất đi qua lãnh thổ Azerbaijan và nối từ Armenia vào Nagorno-Karabakh. Trong khi đó, Bộ Quốc phòng Armenia thông báo 4 binh sĩ của họ đã thiệt mạng và 6 người khác bị thương trong giao tranh.
Yerevan trước đó đã cáo buộc Azerbaijan nổ súng vào quân đội Armenia đang thực hiện hoạt động kỹ thuật gần làng Tegh ở tỉnh Syunik, phía Nam Armenia. Về phần mình, Baku cho biết quân đội của họ đã hứng chịu "hỏa lực dữ dội" từ phía lực lượng Armenia đóng tại tỉnh Syunik.
Quan hệ giữa Armenia và Azerbaijan căng thẳng liên quan quyền kiểm soát khu vực Nagorny-Karabakh. Khu vực này nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, song có đa số dân cư là người gốc Armenia nên muốn sáp nhập vào nước này. Căng thẳng gia tăng giữa hai nước láng giềng lên đến đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994. Bất chấp thỏa thuận ngừng bắn đạt được năm 1994 và nhiều cuộc đàm phán hòa bình sau đó, xung đột vẫn xảy ra tại đây.
Kể từ năm 2008, Azerbaijan và Armenia đã tổ chức hàng chục cuộc gặp cấp cao để giải quyết vấn đề này nhưng chưa tìm được biện pháp hòa giải phù hợp. Hồi tháng 5/2022, hai nước thông báo thành lập một ủy ban phân định biên giới, động thái được đánh giá là bước đi hướng tới việc sớm chấm dứt tranh chấp khu vực Nagorny-Karabakh.
Armenia lạc quan về triển vọng của thoả thuận hoà bình Nagorny-Karabakh Ngày 25/7, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan cho rằng việc ký kết Hiệp ước hoà bình với Azerbaijan trước cuối năm nay là khả thi nếu cuộc đối thoại được thiết lập giữa đại diện chính quyền ở Baku và đại diện thủ phủ Stepanakert của vùng lãnh thổ tranh chấp Nagorny-Karabakh. Binh sĩ giữ gìn hòa bình Nga gác tại một trạm...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

UAE tặng ông Trump một giọt dầu mỏ

Ukraine sẵn sàng ngừng bắn vô điều kiện

Tổng thống Trump không hài lòng với CEO Apple Tim Cook

Nga yêu cầu thay đổi cơ chế đàm phán về xung đột Ukraine

Ông Trump: Tôi muốn gặp ông Putin càng sớm càng tốt

Không chiến Ấn Độ - Pakistan: Vũ khí "con cưng" của Pháp gẫy cánh

Trung Quốc giữ lại lá bài mặc cả trong cuộc chiến thương mại với Mỹ

Điều ít biết về điệu múa của dàn thiếu nữ hất tóc chào đón Tổng thống Trump

Tổng thống Trump muốn gặp Tổng thống Putin 'sớm nhất có thể'

Các cuộc không kích vào Dải Gaza gây thương vong lớn

UAE tặng Tổng thống Trump một món quà đặc biệt

Liên bang Nga và Ukraine bắt đầu đàm phán hòa bình tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Có thể bạn quan tâm

Nam kỹ sư chinh phục nữ kế toán, được MC nhận xét như dành cho nhau
Tv show
23:01:06 16/05/2025
Mỹ nhân Trung Quốc Tống Tổ Nhi 'gây sốt' vì quá xinh đẹp trong phim mới
Sao châu á
22:58:27 16/05/2025
Tom Cruise trèo lên nóc trực thăng giao lưu với người hâm mộ
Hậu trường phim
22:48:40 16/05/2025
Mỹ nhân 'Playboy' Pamela Anderson giải thích về mái tóc gây tranh cãi
Sao âu mỹ
22:45:57 16/05/2025
Yêu nhau gần 2 năm, đến khi thấy người yêu bước lên xe Porsche, tôi mới hiểu đằng sau nụ cười ngọt ngào là một sự thật phũ phàng
Góc tâm tình
22:36:19 16/05/2025
Danh tính 9 người thương vong trong vụ sạt lở ở Lai Châu
Tin nổi bật
22:34:02 16/05/2025
Em Xinh "Say Hi" xuất hiện điều chưa từng có, ca sĩ lén lút sau lưng đồng nghiệp
Sao việt
22:32:11 16/05/2025
Công an Hà Nội thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả
Pháp luật
22:20:06 16/05/2025
Messi chúc mừng Barca
Sao thể thao
21:50:38 16/05/2025
Người phụ nữ duy nhất bị đồn hẹn hò G-Dragon mà không ai tin, chứng kiến 2 thập kỷ càn quét của "ông hoàng Kpop"
Nhạc quốc tế
21:42:31 16/05/2025