Năm 2015: EU đang phải đối mặt với những nguy cơ gì?
Năm 2015, châu Âu phải đối mặt với rất nhiều mối nguy, cũ có, mới có. Đó là thách thức về chủ quyền, về an ninh và kinh tế.
“Liên minh châu Âu đã có một khởi đầu tệ hại trong năm 2015 – lại tiếp tục có các tin đồn rộ lên liên quan đến việc Hy Lạp đang chuẩn bị rời bỏ khu vực đồng tiền chung Euro, đồn Euro đang tiếp tục mất giá; các bài phát biểu của quan chức và các chính trị gia liên quan đến các biện pháp trừng phạt chống Nga vẫn hoàn toàn không rõ ràng, các cuộc biểu tình ở Dresden chống Hồi giáo tiếp tục mãnh mẽ trong khi nước Pháp lại bị rung chuyển bởi các làn sóng khủng bố’, tác giả Denis Antonovich viết trong bài phân tích của mình.
Các sự kiên được ông Antonovich miêu tả đã tóm tắt sự phát triển các sự việc sẽ dẫn đến những thách thức đáng kể đối với Liên minh châu Âu trong năm nay.
Cờ Liên minh châu Âu và Quốc kỳ Đức
Thách thức đầu tiên -Chính sách liên quan đến chủ quyền
Năm nay sẽ là một năm quan trọng đối với EU- các nhà lập pháp của khối EU hoặc là sẽ đứng lên đấu tranh cho quyền lợi của khối EU hoặc là sẽ chấp nhận đầu hàng sự thống trị của Mỹ, do đó về cơ bản sẽ từ bỏ chủ quyền và có khả năng sẽ phải chịu thiệt hại kinh tế và mất rất nhiều uy tín. Việc áp đặt trừng phạt kinh tế đối với Nga của khu vực Liên minh Châu Âu dưới áp lực của Mỹ là một bằng chứng rõ ràng rằng khối EU thiếu độc lập và chủ quyền của mình – đặc biệt là sau những phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ, Joe Biden. Sự thiếu chủ quyền của khối EU được sẽ dẫn tới sự tan rã của khu vực này, lưu ý rằng việc bảo tồn mức tiêu thụ cao của tổ chức và duy trì hình ảnh của mình với toàn thế giới chỉ có thể thành hiện thực với một chủ quyền rõ ràng.
Video đang HOT
Thách thức thứ hai – Nền kinh tế.
Nền kinh tế của khu vực Liên minh châu Âu đã và đang trải qua một cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống từ năm 2008 với việc các nước như Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Tây Ban Nha bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các khoản nợ quốc gia khổng lồ, xu hướng giảm công nghiệp hóa, ngân sách thắt lưng buộc bụng, cắt giảm các chương trình xã hội, tỉ lệ thất nghiệp – những điều này đã trở thành các diễn biến chính trong các cuộc nói chuyện về nền kinh tế của khối EU. Mặc dù theo học thuyết tự do châu Âu, nền kinh tế vẫn tiếp tục “nổi,” thì các chính sách của khối EU không có khả năng để giải quyết các vấn đề nghiêm trọng và cấp bách. Thực ra, không có một công cụ hữu hiệu nào có thể được đưa ra bây giờ nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế mang tính hệ thống mà không thể không gây bất mãn xã hội. Sự trì trệ trong nền kinh tế của EU sẽ tiếp tục trong năm nay, và được thúc đẩy bằng việc thu hẹp thị trường nhập khẩu của Nga.
Quay trở lại với vấn đề chủ quyền và các biện pháp trừng phạt, chúng ta cần lưu ý rằng các tổn thất của EU từ việc áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế là một trò chơi không có ích gì cho Mỹ. Tuy nhiên, những tổn thất đó mang lại cho Mỹ cơ hội để áp đặt ký kết một hiệp ước thương mại tự do với khối EU.
Một hiệp ước như vậy có thể dẫn đến việc cạnh tranh với khối EU, đặc biệt là các nhà sản xuất kỹ thuật và nông nghiệp châu Âu, điều mà sẽ làm tổn hại đến lợi ích của EU. Những lợi ích thực sự mà EU có được trong khu thương mại tự do là từ khu vực Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương. Con đường cuối cùng mà Liên minh châu Âu chọn sẽ tiết lộ ý định của họ trong việc duy trì chủ quyền đầy đủ của mình.
Thách thức thứ 3 – An ninh.
Các cuộc tấn công khủng bố ở Pháp cho thấy rằng chủ nghĩa Hồi giáo đang bắt đầu lớn dần ở châu Âu. Các chính sách của EU nuôi dưỡng chủ nghĩ tự do hóa và đa văn hóa đã thất bại. Liên minh châu Âu cần khẩn trương xem xét lại chính sách nhập cư của mình và đẩy mạnh các hoạt động đặc biệt. Nếu không thì những người ủng hộ cực đoan sẽ không bị ngăn cản một cách hiệu quả. Cần nhớ rằng hàng nghìn công dân EU hiện đang chiến đấu ở Iraq và Syria, với những nhóm người liên kết với ISIS, Jabhat al-Nursa và những nhóm khác, và những người dân đó chắc chắn sẽ quay lại và áp đặt tư tưởng cực đoan lên châu Âu. Đây sẽ là một năm thử thách dành cho khối EU – một năm tốt đẹp hoặc đổ vỡ. An ninh toàn cầu và cân bằng quyền lực trên bàn cờ thế giới, cuối cùng sẽ phụ thuộc vào quyết định của các nhà lãnh đạo của Liên minh châu Âu.
Nguyễn Trung
Theo Kiến thức
5 nước eurozone bị hạ bậc tín nhiệm
Hãng xếp hạng tín dụng Fitch vừa đã hạ bậc tín nhiệm 5 nước trong khu vực sử dụng đồng tiền chung euro (Eurozone), sau khi cảnh báo về một cuộc khủng hoảng thanh khoản quy mô lớn sắp xảy ra.
Người lao động chầu chực bên ngoài một Trung tâm việc làm ở Malaga,miền Nam Tây Ban Nha
Năm nước bị hạ bậc tín nhiệm gồm có Italia, Tây Ban Nha, Bỉ, Slovenia và Cộng hòa Síp.
Theo đó, Italia bị hạ từ bậc A xuống còn A-; Bỉ từ AA xuống AA; Slovenia và Tây Ban Nha cùng bị hạ từ AA- xuống A và CH Síp từ BBB xuống còn BBB-.
Fitch cho rằng cả 5 nước này đều "dễ bị tổn thương trong ngắn hạn trước các cú sốc về tiền tệ và tài chính' và "không đáp ứng những quy định về dự trữ đồng euro". Trong đó, lý do đánh tụt 2 bậc xếp hạng của Italia là vì "quốc gia hình chiếc ủng" đang đối mặt với sự tăng trưởng quá chậm chạp trong khi núi nợ ngày càng cao. Còn tại "xứ sở bò tót" Tây Ban Nha, chính phủ đang đứng trước "triển vọng mờ mịt cả về kinh tế lẫn tài chính".
Ngoài ra, Fitch cũng hạ thấp triển vọng đối với Ireland, nước hiện đang được xếp cùng hạng BBB- với CH Síp. Fitch lý giải Ireland có nguồn tài chính eo hẹp và dễ bị tổn thương trước những chuyển biến đột ngột trong tâm lý thị trường.
BBB- là mức xếp hạng thấp nhất trong thang bậc đánh giá tín nhiệm, chỉ đứng trên mức tuyên bố phá sản.
Fitch cho biết họ đưa ra những sửa đổi này sau khi cân nhắc đến "sự suy giảm rõ rệt triển vọng kinh tế" ở châu Âu cũng như việc "không có một bức tường lửa tài chính đáng tin cậy có thể ngăn chặn sự lây lan của cuộc khủng hoảng thanh khoản tất yếu xảy ra trong thời gian tới".
Cũng theo Fitch, có tới 50% nguy cơ các nước này sẽ bị cắt giảm hơn nữa mức xếp hạng tín dụng trong hai năm tới, cho dù nhiều chính phủ trong khu vực vẫn đang nỗ lực thực hiện các chính sách thắt lưng buộc bụng nhằm cắt giảm các khoản nợ công khổng lồ.
Hai tuần trước, hãng xếp hạng tín dụng Standard & Poor cũng đã hạ cấp xếp hạng tín dụng của 9 nước khu vực đồng euro, tước đi của Pháp và Áo mức xếp hạng lý tưởng AAA, đồng thời đẩy Bồ Đào Nha xuống mức ngấp nghé phá sản.
Theo Dân Trí











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nga bác bỏ phán quyết trong vụ rơi máy bay MH17 năm 2014

Ông Trump dỡ bỏ mọi lệnh cấm vận Syria

Đài Loan giữa áp lực quân sự mới

Trung Quốc đẩy mạnh robot tích hợp AI cho hoạt động sản xuất

Lãnh đạo Mỹ - Trung có thể điện đàm tuần này ?

Tranh cãi về 'cung điện bay' do Qatar tặng Tổng thống Mỹ

Liệu Đức có thể trở thành 'vị cứu tinh' của châu Âu?

Chủ tịch Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng hợp tác với các quốc gia Mỹ Latinh và Caribe

Nhiều bất ngờ với kết quả bầu cử Philippines

Mỹ và Ả Rập Xê Út ký thỏa thuận vũ khí 'khủng'

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí quốc gia Trung Quốc lãnh án vì nhận hối lộ

Nổ lớn khi quân đội tiêu hủy đạn, 13 người thiệt mạng tại Indonesia
Có thể bạn quan tâm

Mỹ nhân gen Z bị cả xứ tỷ dân bêu tên, phẫn nộ đòi phong sát vì nghi lộ file nói xấu chấn động
Sao châu á
10:28:17 14/05/2025
Ngay từ 3h sáng, hàng nghìn người Hà Nội đã xếp hàng dọc cả con phố chờ vào chùa Quán Sứ
Netizen
10:27:19 14/05/2025
Lê Phương 'nũng nịu' với mẹ ruột trước mặt mẹ chồng, thái độ lộ quan hệ sui gia
Sao việt
10:23:57 14/05/2025
Mỹ nhân khóc đỉnh đến mức nhan sắc cũng thăng hạng, chỉ một giọt lệ mà viral khắp cõi mạng
Phim châu á
10:22:25 14/05/2025
Giới nhà giàu thích ăn gì, chơi gì, ở đâu?
Du lịch
10:03:18 14/05/2025
Yamaha tung xe tay ga cao cấp 562cc, công nghệ hiện đại, giá niêm yết hơn 458 triệu đồng
Xe máy
09:41:30 14/05/2025
Robot hình người của Trung Quốc 'bắt chước' vươn vai như con người
Thế giới số
09:39:39 14/05/2025
Samsung chính thức chốt lịch ra mắt Galaxy S25 Edge, ưu đãi cho người đặt trước
Đồ 2-tek
09:36:50 14/05/2025
6 loại quả nhiều vitamin C hơn cam
Sức khỏe
09:23:56 14/05/2025
Con trai và con dâu của Beckham không đếm xỉa đến nỗi đau gia đình, quẩy tưng bừng cùng nhà vợ và dàn sao Hollywood
Sao thể thao
09:23:47 14/05/2025