Năm chủ đề chính dự kiến được đặt lên bàn nghị sự của Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Anh
Vào ngày 27/2, Thủ tướng Anh Keir Starmer sẽ bước vào một hoạt động ngoại giao đầy thách thức khi đến thăm Nhà Trắng , bao gồm việc tránh những bất đồng lớn về một số vấn đề nhạy cảm với Tổng thống Mỹ Donald Trump .
Thủ tướng Anh Keir Starmer (bên trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX, AFP/TTXVN
Chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Anh Keir Starmer diễn ra ngay sau chuyến công du của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, người đã gặp ông Trump tại Washington, D.C., vào hôm 24/2 và tuyên bố rằng ông tin rằng “vẫn có một con đường phía trước”.
Dưới đây là những chủ đề dự kiến sẽ nằm trong chương trình nghị sự khi lãnh đạo Công đảng Anh Keir Starmer và Tổng thống đảng Cộng hòa Donald Trump có cuộc gặp gỡ song phương đầu tiên kể từ khi ông Trump trở lại Nhà Trắng vào tháng 1/2025
Việc Washington mở các cuộc đàm phán với Moskva (Moscow) nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine, đồng thời gạt châu Âu ra bên lề, dự kiến sẽ là vấn đề trọng tâm trong các cuộc thảo luận tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng.
Ông Starmer muốn đóng vai trò cầu nối giữa châu Âu và Mỹ, đảm bảo rằng bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào cũng phải mang tới bảo đảm về lãnh thổ và an ninh cho Ukraine. Điều này đặt Thủ tướng đương nhiệm của Vương quốc Anh vào thế phải cân bằng giữa ủng hộ Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và không làm chủ nhân thứ 47 của Nhà Trắng phật lòng, khi ông Trump từng nhiều lần chỉ trích ông Zelensky.
Ông Starmer dự kiến sẽ nhấn mạnh rằng bất kỳ lực lượng châu Âu nào được triển khai để giám sát lệnh ngừng bắn ở Ukraine cũng sẽ cần đến một “hậu thuẫn” từ Mỹ dưới hình thức yểm trợ trên không. Ông Starmer hy vọng đề xuất điều quân đội Anh đến Ukraine sẽ giúp xoa dịu ông Trump.
2. Vấn đề quần đảo Chagos
Ông Starmer sẽ cố gắng thuyết phục Trump ủng hộ quyết định của chính phủ Anh về việc trả lại quần đảo Chagos cho Mauritius, đồng thời trả tiền để tiếp tục duy trì căn cứ quân sự chung Anh – Mỹ tại đây.
Ông Starmer khẳng định rằng các phán quyết pháp lý quốc tế đã đặt ra nghi vấn về quyền sở hữu của Anh đối với quần đảo này và chỉ có một thỏa thuận với Mauritius mới có thể đảm bảo Mỹ tiếp tục sử dụng căn cứ Diego Garcia.
Tuy nhiên, trước khi nhậm chức, Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio đã cảnh báo rằng thỏa thuận này là “một mối đe dọa nghiêm trọng”, cho rằng việc trao quần đảo này cho Mauritius đồng nghĩa với trao nó cho một đồng minh của Trung Quốc.
Căn cứ Diego Garcia là một trong những cơ sở quân sự quan trọng nhất của Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, đóng vai trò trung tâm cho các máy bay ném bom tầm xa và tàu chiến của Mỹ.
Anh và Mauritius đã đồng ý rằng chính quyền Trump sẽ có tiếng nói quyết định về các điều khoản cuối cùng của thỏa thuận.
Nếu ông Trump đồng ý, ông Starmer có thể khép lại một vấn đề gây tranh cãi trong nước và tập trung vào các ưu tiên khác.
Video đang HOT
Thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu tại London. Ảnh: THX/TTXVN
3. Vấn đề thuế quan
Ông Starmer sẽ cố gắng thuyết phục ông Trump rằng kế hoạch áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu vào tháng tới sẽ gây tổn hại không chỉ cho Anh mà cả cho Mỹ.
Anh xuất khẩu khoảng 10% lượng thép của mình sang Mỹ, với tổng giá trị gần 400 triệu bảng Anh (495 triệu USD) trong năm 2023.
Bộ trưởng Kinh doanh Anh Jonathan Reynolds cho biết rằng các sản phẩm thép mà Anh xuất khẩu sang Mỹ có tính chuyên biệt cao và đáp ứng nhu cầu của Mỹ.
Bộ trưởng Reynolds nhấn mạnh rằng việc áp thuế sẽ gây tác động tiêu cực không chỉ cho Anh mà còn cho cả Mỹ.
4. Vấn đề thỏa thuận thương mại
Ông Starmer đang tìm cách tái khởi động các cuộc đàm phán về thỏa thuận thương mại tự do Anh – Mỹ, vốn đã bị đình trệ trong nhiều năm qua.
Mỹ là đối tác thương mại song phương lớn nhất của Anh, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn nhất ngoài Liên minh châu Âu (EU).
Tuy nhiên, các cuộc thảo luận về một thỏa thuận thương mại tự do – từng được những người ủng hộ Brexit ca ngợi là lợi ích lớn khi rời EU – đã bị đình trệ vào năm 2021.
Chính phủ Bảo thủ trước đây đã theo đuổi nhiều thỏa thuận nhỏ hơn với từng bang của Mỹ, nhưng chưa đạt được thỏa thuận toàn diện.
Nếu đạt được một thỏa thuận thương mại lớn, ông Starmer có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Anh, một trong những ưu tiên hàng đầu của ông.
5. Vấn đề Gaza
Quan điểm của ông Starmer về Dải Gaza có sự khác biệt đáng kể so với ông Trump.
Tổng thống Mỹ đã từng đề xuất rằng Mỹ có thể tiếp quản Gaza và biến khu vực này thành “Riviera của Trung Đông”, với kế hoạch tái định cư người Palestine sang các nước khác.
Tuy nhiên, ông Starmer kiên quyết phản đối điều này. Ông Starmer khẳng định rằng người Palestine “phải được trở về quê hương” và cộng đồng quốc tế cần hỗ trợ họ tái thiết Gaza trên con đường tiến tới giải pháp hai nhà nước.
Nói tóm lại, cuộc gặp giữa ông Trump và ông Starmer sẽ là một bài kiểm tra quan trọng đối với tân Thủ tướng Anh. Ông Starmer sẽ phải cân bằng giữa lợi ích của Anh và mối quan hệ với Mỹ, đặc biệt khi ông Trump đang theo đuổi các chính sách đối ngoại gây tranh cãi. Kết quả cuộc gặp sẽ có ảnh hưởng lớn đến vai trò của Anh trên trường quốc tế, cũng như quan hệ song phương với Mỹ trong những năm tới.
Chuyên gia Trung Quốc nhận định về khả năng Chủ tịch Tập Cận Bình thăm Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thúc đẩy một chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và điều này có thể mang lại lợi ích cho Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (bên phải) và Tổng thống Donald Trump tại cuộc gặp ở Bắc Kinh, Trung Quốc năm 2017. Ảnh: AFP/TTXVN
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản cần được tháo gỡ trước khi chuyến thăm có thể diễn ra.
Hôm 19/2, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông kỳ vọng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ đến thăm Washington, đồng thời ca ngợi mối quan hệ "tuyệt vời" giữa hai bên trong bối cảnh Bắc Kinh và Washington đang nỗ lực ổn định quan hệ song phương.
Theo các chuyên gia chính trị Trung Quốc, khả năng ông Tập nhận lời mời là khá cao vì Bắc Kinh có lợi ích trong việc xây dựng quan hệ cá nhân với ông Trump. Chỉ trong hơn một tháng, ông Trump đã hai lần nhắc đến lời mời này.
Ngay khi nhậm chức, ông Trump đã áp thuế 10% lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, khi được hỏi về khả năng đạt được một thỏa thuận thương mại mới, ông trả lời: "Điều đó có thể xảy ra, có thể xảy ra". Đồng thời, ông chủ Nhà Trắng nhấn mạnh mối quan hệ cá nhân với ông Tập: "Hãy nhớ rằng, ông ấy yêu Trung Quốc, còn tôi yêu nước Mỹ. Vì vậy, giữa chúng tôi có một chút cạnh tranh. Nhưng mối quan hệ giữa tôi và Chủ tịch Tập, tôi có thể nói, là một mối quan hệ tuyệt vời".
Tổng thống Trump cũng khẳng định rằng trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông đã đạt được một thỏa thuận thương mại tuyệt vời với Trung Quốc.
Ngoài ra, ông cũng tiết lộ kế hoạch đón tiếp Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer tại Washington trong thời gian tới, trước khi nói: "Cuối cùng, chúng ta sẽ đón tiếp Chủ tịch Tập".
Tuy nhiên, ông Trump không đưa ra thời gian cụ thể hoặc xác nhận liệu hai nhà lãnh đạo có liên lạc trực tiếp hay không.
Một ngày sau tuyên bố của Tổng thống Mỹ, Bắc Kinh không đề cập trực tiếp đến lời mời nhưng kêu gọi Washington tôn trọng các cam kết mà hai bên đã đạt được trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo ngay trước khi Trump nhậm chức.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Quách Gia Khôn cho biết: "Chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Mỹ để thúc đẩy quan hệ Trung-Mỹ phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững. Trung Quốc hy vọng Mỹ thực sự thực hiện những nhận thức chung quan trọng đã đạt được trong cuộc điện đàm giữa hai nhà lãnh đạo và hợp tác cùng Trung Quốc để hướng tới mục tiêu này".
Những rào cản đối với chuyến thăm của Chủ tịch Tập Cận Bình
Ô tô nhập khẩu được vận chuyển tại cảng Long Beach, California, Mỹ. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Giới quan sát Trung Quốc cho rằng một cuộc gặp sẽ giúp cải thiện quan hệ song phương và giảm nguy cơ chiến tranh lạnh mới, nhưng vẫn còn những trở ngại đáng kể cần giải quyết.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump, ông Tập đã có chuyến thăm không chính thức đến khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, Florida vào năm 2017. Lần gần đây nhất ông đến Mỹ là vào năm 2023, khi gặp Tổng thống Joe Biden tại California. Tuy nhiên, theo giáo sư Chu Phong tại Đại học Nam Kinh, Bắc Kinh sẽ muốn một chuyến thăm cấp nhà nước chính thức hơn là một cuộc gặp không chính thức.
Từ khi quay trở lại Nhà Trắng vào tháng 1, ông Trump đã tiếp đón Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.
Giáo sư Chu nhận định: "Việc Chủ tịch Trung Quốc thực hiện chuyến thăm cũng rất quan trọng. Đối với ông Trump, các chuyến thăm của lãnh đạo các cường quốc châu Á sẽ giúp ông củng cố hình ảnh lãnh đạo mạnh mẽ trong nhiệm kỳ thứ hai".
Tuy nhiên, ông cũng cho rằng chính sách đối với Trung Quốc của ông Trump sẽ không có thay đổi mang tính quyết định, nhưng hai bên có thể tìm được điểm chung về một số vấn đề như chiến tranh thương mại.
Theo giáo sư Đào Đại Minh tại Đại học Nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ chỉ chấp nhận chuyến thăm nếu điều kiện phù hợp. Ông nhấn mạnh: "Quan hệ song phương cần duy trì ổn định, và một số cá nhân tại Mỹ phải ngừng các nỗ lực kiềm chế Trung Quốc".
Đề cập đến Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Marco Rubio, một trong những chính trị gia có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, ông Đào lưu ý rằng các cuộc gặp cấp cao cần được chuẩn bị kỹ lưỡng thông qua các kênh ngoại giao. Đáng chú ý, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Marco Rubio vẫn chưa có cuộc gặp trực tiếp nào.
Khả năng diễn ra cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nhà lãnh đạo
Mặc dù thông thường, một hội nghị thượng đỉnh cần có sự chuẩn bị từ các cấp ngoại giao thấp hơn, nhưng theo giáo sư Chu Phong, vẫn có ngoại lệ.
Ông nhận định xét đến đặc thù quan hệ Mỹ-Trung, vốn nhấn mạnh vai trò của nguyên thủ quốc gia, một chuyến thăm mà không cần có các cuộc gặp cấp cao trước đó sẽ thể hiện sự đồng thuận cấp cao giữa hai bên, đây là một tín hiệu tích cực.
"Cả Tổng thống Trump và Chủ tịch Tập đều là những nhà lãnh đạo có cá tính mạnh mẽ. Cuộc gặp trực tiếp sớm và việc nối lại các chuyến thăm song phương sẽ giúp thúc đẩy đối thoại Mỹ-Trung lên một tầm cao mới", ông nói.
Tuy nhiên, Bắc Kinh có thể sẽ nhấn mạnh yếu tố ngoại giao chính thức, cũng như đặt ra danh sách các thỏa thuận tiềm năng trước khi thực hiện chuyến thăm, theo nhận định của Pang Zhongying, chuyên gia tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) tại Singapore.
Dù vậy, Moskva có thể là điểm gặp gỡ khả dĩ hơn Washington. Nga vừa xác nhận rằng ông Tập sẽ thăm Moskva vào ngày 9/5 để dự lễ kỷ niệm kết thúc Thế chiến II tại châu Âu - sự kiện mà ông Trump cũng đã được mời.
Nhà phân tích quan hệ quốc tế Thẩm Định Lập tại Thượng Hải nhận định: "Chuyến thăm có thể không giải quyết được tất cả các vấn đề, nhưng mục tiêu của nó là tạo điều kiện để giải quyết chúng".
Ông cũng cho rằng Bắc Kinh sẽ muốn có cam kết rõ ràng từ chính quyền Tổng thống Trump trước khi chấp nhận lời mời, đặc biệt là về vấn đề Đài Loan, chiến tranh thương mại và thuế quan, hạn chế xuất khẩu công nghệ cao
"Có hàng trăm lý do để ông Tập đến Mỹ và không có lý do nào để từ chối", ông kết luận.
Việt Dũng/Báo Tin tức (Theo Scmp)
Mỹ tuyên bố sẽ không điều quân tới Ukraine Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth vừa nói với hãng tin Fox News rằng Washington đã nói rõ sẽ không điều quân tới Ukraine. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth phát biểu trong cuộc họp báo tại Vácsava, Ba Lan ngày 14/2/2025. Ảnh: PAP/TTXVN. Khi được hỏi liệu lực lượng Mỹ có thể được triển khai tới Ukraine hay không, ông...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nổ lớn tại trạm xăng ở Rome, Giáo hoàng Leo XIV lên tiếng

Nga tiến hành đợt oanh tạc lớn nhất vào Ukraine, ông Trump thất vọng

Một người Trung Quốc vừa được giải cứu khỏi bẫy 'việc nhẹ lương cao' ở nước ngoài

Giáo hoàng Leo nỗ lực đoàn kết Vatican với 'liệu pháp cái ôm'

Quân đội Hàn Quốc thông báo bắt giữ một người Triều Tiên vượt biên

Hôm nay chính quyền Tổng thống Trump bắt đầu thông báo mức thuế cho các đối tác

Nhật Bản tính khai thác đất hiếm sâu kỷ lục dưới đáy đại dương

Nga trở thành nước đầu tiên chính thức công nhận chính quyền Taliban

Siêu dự luật 'to đẹp' được Hạ viện Mỹ thông qua

Châu Âu thiếu máy điều hòa giữa nắng nóng khắc nghiệt

Microsoft cắt giảm hơn 9.000 nhân viên

Hạ viện Mỹ chạy nước rút bỏ phiếu siêu dự luật
Có thể bạn quan tâm

Nữ diễn viên Việt duy nhất lọt top 100 gương mặt đẹp nhất thế giới, nhan sắc kinh diễm đến hung thần Getty cũng không dìm nổi
Hậu trường phim
00:00:17 05/07/2025
Nguy kịch vì dùng thuốc giảm cân, collagen 'xách tay'
Sức khỏe
23:59:34 04/07/2025
Hạt sạn ngớ ngẩn ở phim Việt giờ vàng, ai học ngành Y thấy sẽ "tự ái" vô cùng
Phim việt
23:57:10 04/07/2025
Thông tin chính thức về "số phận" của Miss Grand Vietnam 2025 sau bê bối của Thuỳ Tiên
Sao việt
23:47:44 04/07/2025
Người mẫu 25 tuổi bị lừa bán sang Myanmar, công an vào cuộc điều tra
Sao châu á
23:38:51 04/07/2025
Phim Hàn gây sốt toàn cầu vì ý tưởng tình dục táo bạo
Phim châu á
23:14:15 04/07/2025
'Wolfoo và cuộc đua tam giới': Đường đua kịch tính, thông điệp ý nghĩa chính thức của phim ra rạp tháng 7
Phim âu mỹ
23:00:54 04/07/2025
Truyền hình thực tế, nhìn từ hiện tượng Gia đình Haha
Tv show
22:45:58 04/07/2025
Lái xe vào đường cấm còn chống người thi hành công vụ
Pháp luật
22:40:47 04/07/2025
Thời hoàng kim của nhóm nhạc nữ Kpop đang kết thúc?
Nhạc quốc tế
22:40:14 04/07/2025