Nam giới độc thân bị ung thư da dễ tử vong
U hăc tô da ac tinh la dang tiên triên cua ung thư da. Đây la môt trong nhưng loai ung thư phat triên nhanh nhât ơ ngươi da trăng va la bênh hiêm ngheo ơ ngươi tre đơn thân.
Cac nha khoa hoc Thuy Điên đên tư Viên Karolinska va Đai hoc Lunkoping đã tiên hanh môt nghiên cưu chi tiêt vê môi liên quan giữa u hăc tô da ac tính trên bệnh nhân độc thân hoăc đa kêt hôn ơ Thuy Điên tư năm 1990 đên 2007.
U hắc tố da
U hăc tô da co thê chưa khoi nêu khôi u đươc căt bo toan bộ trươc khi cac tê bao ung thư di căn.Vơi khôi u hăc tô da ac tinh đươc phẫu thuât sơm thi ty lê sông la trên 90 %. Tuy nhiên,bênh nhân ơ gian đoan cuôi, tiên lương kha de dăt. Vi vây, chân đoan sơm la thưc sư cân thiêt
Video đang HOT
Trên đối tượng là 27.000 bệnh nhân u hắc tố dựa trên các yếu tố như đăc điêm khôi u, giơi tinh, vi tri khôi u trong cơ thê, ” Chung tôi nhân thây, nam giơi sông đôc thân co thơi gian sông ngăn hơn, vi hay phat hiên bênh ơ gian đoan cuôi. Nghiên cưu cua chung tôi phân tich nam giơi ơ moi lưa tuôi, ma không quan tâm tơi hoc vân va nơi ơ”. Tiến sĩ Hanna Eriksson tai khoa bênh hoc ung thư, thuôc viên Karolonska noi.
Cac nha nghiên cưu cung nhân thây phu nư lớn tuổi sông đôc thân hay đươc chân đoan bênh ơ gian đoan muôn, nhưng phu nư tre đôc thân không như vây.
Tiến sĩ cảnh báo Hanna Eriksson ” Mọi người cân quan tâm tơi viêc phat hiên bênh sơm ơ nam giơi va nhưng ngươi gia đôc thân. Vi du , bênh nhân cân tơi bac sy kham da nếu thấy bất cứ triệu chứng nghi ngờ nào.”
Theo VNE
Dễ tử vong nếu nhầm sốt rét với sốt xuất huyết
Một bệnh nhân tại Đồng Nai mới đây nhập Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới (TP HCM) trong tình trạng nguy kịch vì mắc sốt rét nặng, trong khi trước đó bị chẩn đoán nhầm là sốt xuất huyết.
Một bệnh nhân 25 tuổi quê Sóc Trăng cũng vừa tử vong do nhập viện viện trễ, bệnh đã diễn tiến qua giai đoạn nặng, hôn mê, bị tổn thương đa cơ quan, rối loạn đông máu. Trước đó, khi có biểu hiện sốt cao, bệnh nhân tự mua thuốc hạ sốt để uống và sau đó khi đi khám thì được chẩn đoán bị sốt cảm cúm thông thường, đến lúc nhập viện thì đã quá muộn.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Mạnh Hùng, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới cho biết, sốt xuất huyết dễ chẩn đoán nhầm với các bệnh có biểu hiện sốt trong đó có bệnh sốt rét và ngược lại. Do bệnh sốt xuất huyết và bệnh sốt rét có triệu chứng ban đầu thường là sốt cao, run lạnh nên khó phân biệt. Để chẩn đoán người bệnh bị sốt rét hoặc sốt xuất huyết cần dựa thêm vào yếu tố dịch tễ và làm một số xét nghiệm xác định không quá phức tạp.
Bệnh nhân nhập viện điều trị sốt xuất huyết. Ảnh: D.N
Về dịch tễ, người thăm khám cần hỏi kỹ người bệnh có đang sống ở vùng sốt rét hoặc vừa từ vùng sốt rét trở về hay không. Bên cạnh đó, bệnh nhân nếu có triệu chứng sốt cao khi sống trong vùng có dịch sốt rét hoặc từ vùng sốt rét trở về thì cần nhanh chóng nhập viện thăm khám, đồng thời cần nói rõ với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Việc chẩn đoán bệnh sốt rét chủ yếu dựa trên xét nghiệm phát hiện ký sinh trùng sốt rét trong máu, được thực hiện khá đơn giản, vấn đề quan trọng là người khám bệnh có cảnh giác, có nghĩ đến nó hay không để thực hiện sớm ngay từ đầu. Trên thực tế, bệnh sốt rét trước đây khá nhiều nên bác sĩ rất cảnh giác với căn bệnh này. Hiện nay bệnh sốt rét ít dần, trong khi đó sốt xuất huyết lại bùng phát mạnh mẽ nên khi bệnh nhân đến khám mà chỉ có biểu hiện sốt, người ta thường nghĩ đến sốt xuất huyết mà "quên đi" sốt rét. Thêm nữa, xét nghiệm cơ bản hay làm cho người bệnh là công thức máu mà kết quả thường là không có sự khác biệt giữa sốt xuất huyết và sốt rét.
"Các bác sĩ khi thăm khám bệnh nhân có sốt nên lưu ý đến 2 bệnh trên và sớm cho làm xét nghiệm để xác định chẩn đoán hoặc loại trừ. Có trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết, sốt rét khi nhập viện không có biểu hiện sốt do ngoài cơn sốt hoặc đã uống thuốc hạ sốt trước đó hoặc do bệnh đã diễn tiến nặng, có biểu hiện sốc", bác sĩ Hùng cảnh báo.
Bác sĩ Hùng cho biết, bệnh sốt rét nếu được chẩn đoán và điều trị kịp thời bằng thuốc đặc trị sẽ khỏi bệnh, nếu để chậm trễ bệnh có thể chuyển nặng, ác tính gây biến chứng não, gan, suy thận và xuất huyết..., dễ dẫn đến tử vong. Trong khi đó, sốt xuất huyết hiện nay chưa có thuốc đặc trị, việc chữa trị chủ yếu là hỗ trợ, giảm nhẹ các triệu chứng và hồi sức cấp cứu khi bệnh diễn tiến nặng. Như vậy nếu chẩn đoán nhầm sốt rét là sốt xuất huyết sẽ dẫn đến trường hợp bệnh có thể điều trị bằng thuốc đặc trị thì lại không được dùng, dẫn đến hậu quả xấu.
"Tuy nhiên, trong điều trị bệnh sốt xuất huyết, do chưa có thuốc đặc trị nên khó có thể lường trước diễn biến bệnh, không thể tránh khỏi trường hợp bệnh nhân được nhập viện sớm nhưng bệnh vẫn diễn tiến nặng, tử vong. Trên thực tế, việc nhập viện sớm không giúp cho bệnh sốt xuất huyết không bị trở nặng (sốc, xuất huyết, suy gan, suy thận...) mà giúp cho bệnh nhân nhận được sự hỗ trợ đúng, kịp thời, không chậm trễ khi diễn tiến bệnh bất thường, đột ngột do đó giảm thiểu nguy cơ tử vong cho người bệnh", bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Sai lầm phổ biến là nhiều người khi sốt thường tự ý cho dùng thuốc hạ sốt hơn 4-5 lần mỗi ngày, dẫn đến lạm dụng thuốc. Việc sử dụng thuốc hạ sốt liên tục có thể làm tổn thương gan nặng nề, che giấu triệu chứng bệnh. Bên cạnh đó, nhiều người khi hết sốt thì chủ quan, không tiếp tục theo dõi. Bệnh nhân sốt xuất huyết khi chuyển nặng, bị sốc sẽ không sốt. Nếu người bệnh đột ngột hết sốt từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 của bệnh nhưng có những biểu hiện bất thường: tay chân lạnh, đau bụng, nôn ói, đờ đẫn thì cần được nhập viện ngay.
Hiện chưa có văcxin phòng ngừa sốt xuất huyết. Để phòng bệnh cần tích cực chủ động diệt muỗi, lăng quăng. Không để các vật dụng chứa nước có thể sinh muỗi trong nhà. Cần dọn dẹp nhà cửa thoáng đãng, không ẩm thấp, phát quang bụi rậm, không để nước tù đọng quanh nhà. Các chum vại chứa nước cần được cọ rửa, vệ sinh kỹ, đậy kín nắp. Chú ý treo mùng khi ngủ, kể cả ngủ vào ban ngày.
Theo VNE
Nâng ngực, hút mỡ là 2 phương pháp PTTM nhiều rủi ro dễ tử vong nhất Nâng ngực và hút mỡ luôn là 2 ca phẫu thuật thẩm mỹ được liệt vào danh sách "đen" với số rủi ro chiếm tỉ lệ cao trong ngành công nghiệp "dao kéo" này. Mặt trái của phẫu thuật thẩm mỹ từ lâu đã chẳng còn quá xa lạ đối với phái đẹp. Nhẹ thì "tiền mất tật mang", nặng thì khiến bệnh...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Những người không nên uống nước ép rau diếp cá

Hà Nội: Ghi nhận trường hợp mắc Rubella đầu tiên trong năm

Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh

Gia tăng bệnh lý do ô nhiễm không khí

6 loại hạt giàu chất xơ tốt cho tiêu hóa và sức khỏe tim mạch

Giun rồng 'đục khoét' cơ thể người đàn ông

Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'

Việt Nam phát triển internet vệ tinh: Khó khăn ở khâu nào?

Nghiên cứu chỉ ra rằng, tắt internet trên điện thoại, não bạn có thể trẻ lại 10 năm

Đừng chỉ ăn ruột, vỏ loại quả này rất tốt cho sức khỏe, nhiều người tiếc hùi hụi vì chưa biết

Vì sao tẩy nhiều lần vẫn không hết giun kim?

Bệnh trầm cảm: Nhận biết sớm để can thiệp sớm
Có thể bạn quan tâm

Lăng mộ vua Lê ở Thanh hóa bị 2 người Trung Quốc dò cổ vật trong đêm
Pháp luật
12:28:53 07/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 36: Mẹ và Thảo cùng nổi giận chỉ trích Nguyên - An
Phim việt
12:27:59 07/05/2025
Xe ba gác chuyển làn đột ngột bị xe ben tông văng, tài xế tử vong
Tin nổi bật
12:26:35 07/05/2025
Cực căng: Kim Soo Hyun bị tố có quan hệ với Kim Sae Ron lúc nữ diễn viên mới lớp 8, Gold Medalist phản hồi nóng!
Sao châu á
12:22:55 07/05/2025
Vợ thủ môn Bùi Tiến Dũng 'đẹp như thiên thần trên sàn diễn'
Phong cách sao
12:13:32 07/05/2025
5 kiểu tóc trẻ trung, dễ làm, hợp diện cùng váy vóc mùa hè
Làm đẹp
12:10:08 07/05/2025
Bầu Hiển có hành động chưa từng thấy với Xuân Son trên sân hàng Đẫy: Ông nội quyền lực, chiều cháu tới bến
Sao thể thao
12:09:08 07/05/2025
iPhone 16 có thể dùng được trong bao lâu?
Thế giới số
11:47:08 07/05/2025
Lý do Mỹ khó ngăn được dầu Iran chuyển sang Trung Quốc
Thế giới
11:45:46 07/05/2025
"Em xinh say hi" tranh cãi vì thí sinh quá lứa, Miu Lê - Phương Mỹ Chi tạo drama
Sao việt
11:42:03 07/05/2025