Năm lĩnh vực định hình ảnh hưởng toàn cầu của Thổ Nhĩ Kỳ
Từ vai trò trung gian trong xung đột Nga – Ukraine đến tầm quan trọng trong khu vực Trung Đông và Trung Á, Thổ Nhĩ Kỳ đang vươn lên trở thành một nhân tố không thể thiếu trên bản đồ chính trị thế giới.
Tàu chở ngũ cốc di chuyển qua Eo biển Bosphorus ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo Đài phát thanh châu Âu tự do (RFE/RL) mới đây, trong bối cảnh chính trị toàn cầu phức tạp, Thổ Nhĩ Kỳ đang khẳng định vai trò của mình ở 5 lĩnh vực then chốt, từ ngoại giao đến kinh tế, cho thấy tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của quốc gia này.
Thứ nhất, trong xung đột Nga – Ukraine: Thổ Nhĩ Kỳ đã thể hiện năng lực ngoại giao gây chú ý. Đáng ghi nhận là thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen ở giai đoạn đầu cuộc xung đột, giúp đảm bảo nguồn cung quan trọng cho các quốc gia Nam toàn cầu (các quốc gia đang phát triển và mới nổi ngoài phương Tây). Tầm quan trọng của nó được nhấn mạnh bởi thực tế là Mỹ đã đưa việc khôi phục nó trở thành ưu tiên chính trong các cuộc đàm phán với Nga và Ukraine.
Mặc dù là thành viên NATO, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn duy trì mối quan hệ riêng với Nga. Điều thú vị là Thổ Nhĩ Kỳ vẫn hỗ trợ Ukraine thông qua việc cung cấp thiết bị bay không người lái Bayraktar, đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu cuộc chiến.
Thứ hai, quan hệ với phương Tây: Nói về kinh doanh, đối tác thương mại lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ là Liên minh châu Âu (Eu) – chiếm khoảng một phần ba thương mại của nước này, theo số liệu thống kê của EU. Tuy nhiên, mối quan hệ với EU đang ở ngã rẽ quan trọng, đặc biệt sau khi quá trình gia nhập bị trì hoãn năm 2018.
Nhưng quan hệ giữa Brussels và Ankara có thể ấm lên. Khi châu Âu tìm cách giảm sự phụ thuộc vào Washington về quốc phòng và thành lập một phái bộ quân sự tại Ukraine, lực lượng vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ có thể trở thành một bên tham gia chủ chốt.
Thứ ba, tình hình Trung Đông và Iran: Trong khu vực Trung Đông, Thổ Nhĩ Kỳ đang chứng tỏ là một nhân tố không thể bỏ qua. Ankara thường xuyên có những động thái can dự vào các vấn đề khu vực, từ cuộc xung đột ở Syria đến mối quan hệ phức tạp với Iran.
Các chuyên gia nhận định, Thổ Nhĩ Kỳ luôn thực hiện chính sách đối ngoại dựa trên các lợi ích kinh tế. Ihor Semyvolos, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Trung Đông tại Kiev (Ukraine), cho biết động lực thúc đẩy chính sách đối ngoại của Thổ Nhĩ Kỳ là kinh tế. “Về các vấn đề khu vực, Nga, Ukraine, Trung Đông, vai trò chính của Thổ Nhĩ Kỳ bị chi phối bởi các lợi ích kinh doanh”, ông Semyvolos nói.
Video đang HOT
Thứ tư, tại Trung Á: Ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ vượt ra ngoài Trung Đông và tiến vào Trung Á, nơi đại đa số người dân ở bốn quốc gia – Kazakhstan, Kyrgyzstan, Turkmenistan và Uzbekistan – nói tiếng Thổ. Ankara đại diện cho một trung tâm quyền lực thay thế, đặc biệt trong bối cảnh lo ngại về Nga.
Các chuyên gia như Assel Tutumlu từ Đại học Cận Đông chỉ ra rằng Thổ Nhĩ Kỳ đang tiến hành các cuộc tập trận quân sự chung trong khu vực và thiết lập các hoạt động mua sắm, sản xuất vũ khí ngoài Nga.
Thứ năm, khu vực Balkan: Thổ Nhĩ Kỳ đang khẳng định vị thế là một trung tâm năng lượng quan trọng. Nước này là nhà cung cấp khí đốt chính cho Hungary, Romania và Serbia thông qua đường ống Turkstream.
“Ankara đang có nỗ lực mới để đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành trung tâm năng lượng hàng đầu của khu vực”, Karim Elgendy của Viện nghiên cứu Chatham House tại London nhận xét.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ còn là nhà đầu tư lớn tại khu vực Balkan, với các dự án như tuyến đường cao tốc Belgrade-Sarajevo và kế hoạch sản xuất thiết bị bay không người lái tại Serbia.
Tóm lại, dù đang trải qua những biến động chính trị trong nước, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn giữ vai trò then chốt trên nhiều đấu trường quốc tế. Với chiến lược ngoại giao linh hoạt và định hướng kinh tế rõ ràng, quốc gia này đang từng bước mở rộng ảnh hưởng toàn cầu.
Vũ Thanh/Báo Tin tức
Bí quyết vươn mình của ngành công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ
Thổ Nhĩ Kỳ ban đầu chủ yếu mua vũ khí, sau đó dần dần phát triển các sản phẩm quân sự của riêng mình.
Quốc gia với lực lượng quân đội thường trực lớn thứ hai ở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nổi lên với vai trò nhà xuất khẩu vũ khí đáng chú ý, sỡ hữu một số sản phẩm mang tính biểu tượng trên thị trường quốc tế.
Tên lửa hành trình đất đối đất tầm xa Kara Atmaca được phóng thử nghiệm tại địa điểm không xác định ở Thổ Nhĩ Kỳ năm 2024. Ảnh: DHA/TTXVN
Xuất khẩu vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ tăng theo từng năm và đạt 7,1 tỷ USD vào năm 2024 với khách hàng trên khắp châu Âu và Trung Đông, trong khi một thập niên trước, con số này là 1,9 tỷ USD.
Vậy động lực chính của sự tăng trưởng ấn tượng này là gì? Kênh Aljazeera vào ngày 17/3 đã đăng bài phân tích chuyên sau về vấn đề này.
Thời điểm Thổ Nhĩ Kỳ chuyển hướng sang sản xuất nội địa
Từ lâu, Thổ Nhĩ Kỳ đã chủ trương về tự cung tự cấp trong quốc phòng. Đáng chú ý, vào năm 1985, quốc gia này thành lập Văn phòng Quản lý Phát triển và Hỗ trợ Công nghiệp Quốc phòng (SAGEB).
Trong nhiều năm sau đó, SAGEB tập trung vào hợp tác quốc tế trong nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, khi Thổ Nhĩ Kỳ vấp phải những hạn chế về loại vũ khí mà họ có thể mua và cách họ có thể sử dụng chúng, Ankara đã chuyển sang sản xuất trong nước.
Trong những năm 2010, Thổ Nhĩ Kỳ chuyển trọng tâm vào thiết kế trong nước, dẫn đến gia tăng đáng kể trong sản xuất quốc phòng nội địa. Ngày nay, hàng nghìn nhà sản xuất quốc phòng của Thổ Nhĩ Kỳ có năng lực sản xuất vũ khí trên bộ, trên không và trên biển. Điều này đã được cộng đồng quốc tế công nhận. Hiện có khoảng 3.000 công ty sản xuất vũ khí tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Thiết bị bay không người lái Bayraktar TB2 ra mắt năm 2014 là một trong những sản phẩm quốc phòng "made in Thổ Nhĩ Kỳ" bán chạy nhất. Bên cạnh đó, còn có một số sản phẩm khác, bao gồm thiết bị bay không người lái Anka-S có tải trọng 200kg và thiết bị bay không người lái chiến thuật Vestel Karayel. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang nghiên cứu Vòm Thép (Steel Dome), được tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI), có thể xác định và đánh chặn mọi mối đe dọa trên không.
Ngoài ra, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang bắt tay vào tự sản xuất chiến đấu cơ thế hệ thứ năm KAAN, nhằm mục tiêu thay thế tiêm kích F-16 cũ từ Mỹ trong Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.
Trên bộ, hoạt động sản xuất xe bọc thép của Thổ Nhĩ Kỳ ghi dấu ấn với "lá cờ đầu" xe tăng chiến đấu chủ lực Altay. Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết kế Altay để cạnh tranh với các mẫu xe tăng phương Tây như Leopard của Đức hoặc Abrams của Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ còn sở hữu xe chống mìn Kirpi (Hedgehog), được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động chống nổi loạn, cũng như các loại xe chiến đấu bộ binh hiện đại như Kaplan và Pars của FNSS Defence Systems.
Về phần Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, lực lượng này cũng có dấu ấn riêng với MILGEM (Dự án tàu quốc gia), được hình thành vào năm 2004 để sản xuất thế hệ chiến hạm tiếp theo. MILGEM đã sản xuất các tàu hộ tống lớp Ada và tàu hộ vệ lớp Istanbul hiện đại, với kế hoạch sản xuất chiến hạm và tàu ngầm tiên tiến hơn. Đáng chú ý nhất là tàu tấn công đổ bộ chở thiết bị bay không người lái TCG Anadolu, con tàu lớn nhất của Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ, được triển khai vào năm 2023.
Hơn thế nữa, Thổ Nhĩ Kỳ còn sở hữu một danh sách dài các loại đạn dược thông minh, hệ thống phòng không và tên lửa, chẳng hạn như tên lửa đạn đạo tầm ngắn Bora và tên lửa tầm xa Atmaca.
Động lực phát triển
Tên lửa đẩy mang theo vệ tinh do Thổ Nhĩ Kỳ chế tạo rời bệ phóng năm 2024. Ảnh: AA/TTXVN
Theo Aljazeera, nỗ lực phát triển trang thiết bị quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ có thể được coi là kết quả của cả các tác động bên ngoài kết hợp với động lực nội tại.
Vào giữa những năm 1970, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm vận vũ khí đối với Thổ Nhĩ Kỳ bởi Ankara can thiệp quân sự vào Cyprus. Đến đầu những năm 1990, Đức ban hành lệnh cấm xuất khẩu vũ khí sang Thổ Nhĩ Kỳ với lập luận rằng rằng những chiếc xe bọc thép mà nước này bán cho Thổ Nhĩ Kỳ đã được sử dụng nội địa trong khi hợp đồng nêu rõ rằng chúng chỉ có thể được triển khai để chống lại cuộc tấn công từ quốc gia không thuộc NATO. Năm 2020, Mỹ trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ vì mua hệ thống phòng không S-400 của Nga.
Xuất khẩu vũ khí của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng, hiện chiếm 1,7% xuất khẩu vũ khí toàn cầu, đưa quốc gia này lên vị trí thứ 11 trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2024 trong bảng xếp hạng các nước xuất khẩu quốc phòng thế giới của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI).
Theo các giám sát viên, trong năm 2024, Thổ Nhĩ Kỳ đã xuất khẩu thiết bị quân sự tới 178 quốc gia, đánh dấu mức tăng 103% so với giai đoạn 2015-2019. Theo SIPRI, những khách hàng chính của Thổ Nhĩ Kỳ trong giai đoạn 2020-2024 là Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Pakistan và Qatar.
Thổ Nhĩ Kỳ xác nhận đường ống khí đốt TurkStream bị tấn công Bộ trưởng Năng lượng và Tài nguyên thiên nhiên Thổ Nhĩ Kỳ, ông Alparslan Bayraktar, xác nhận rằng đã xảy ra một vụ tấn công vào đường ống dẫn khí đốt tự nhiên TurkStream. Ảnh minh họa. TTXVN phát Bộ Quốc phòng Nga trước đó cho biết, Ukraine đã nhắm mục tiêu vào trạm nén khí ở vùng Krasnodar của Nga, nơi cung...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Trung Quốc: Dự trữ dầu chạm mức cao nhất gần ba năm

Hành động của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sau sự cố rò rỉ dữ liệu của SK Telecom

Nhiều khu vực tại châu Âu nếm trải mùa hè nóng nhất 2.000 năm qua

Ấn Độ đóng cửa gần 50 điểm du lịch ở Kashmir

Cấp điện hạt nhân trên Mặt Trăng: Cuộc đua quyền lực mới giữa Mỹ - Trung Quốc

'Dao động khí quyển cảm ứng' có thể là nguyên nhân gây mất điện diện rộng tại châu Âu

EU chúc mừng chiến thắng của ông Mark Carney trong cuộc bầu cử tại Canada

Tiết lộ cách doanh nghiệp Hàn Quốc thiết lập kênh liên lạc với chính quyền Trump

Sau trận chiến ở Kursk, liên minh Nga - Triều Tiên sẽ hợp tác trong những lĩnh vực nào?

Đảng Cộng hòa đề xuất thu phí hơn 1.000 USD mỗi đơn xin tị nạn

ESA kêu gọi châu Âu đầu tư công nghệ vũ trụ để tăng quyền tự chủ

Tổng thống Ukraine đánh giá dự thảo mới thỏa thuận khoáng sản với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Nữ minh tinh 40 năm vẫn được cả nước nhớ đến, hot tới độ thành tên gọi của cả "thế hệ con gái Việt"
Hậu trường phim
23:56:59 29/04/2025
Bộ phim gây ám ảnh nhưng lấy nước mắt nhất hiện tại, 4 người đi nhưng chỉ có 1 trở về!
Phim việt
23:53:54 29/04/2025
Diva Mỹ Linh: "Dù bận đến đâu, tôi luôn dành thời gian cho các con"
Nhạc việt
23:46:32 29/04/2025
Chồng cũ của Từ Hy Viên: Tổ chức sinh nhật cho con gái, chuẩn bị hôn lễ
Sao châu á
23:41:24 29/04/2025
Mỹ Tâm cầm cờ Tổ quốc ở sân bay, Phương Oanh xinh đẹp với áo dài đỏ
Sao việt
23:35:07 29/04/2025
'Thiên thần' Rosie Huntington-Whiteley kể cuộc sống hạnh phúc bên 'người vận chuyển' Jason Statham
Sao âu mỹ
23:14:25 29/04/2025
Bạn thân tiết lộ 2 đội bóng mà Jurgen Klopp muốn dẫn dắt
Sao thể thao
23:07:12 29/04/2025
70 giây chứng minh giọng live giật mình của nhóm "trai đẹp nhưng không bình thường"
Nhạc quốc tế
23:01:15 29/04/2025
Lập Hạ: Làm 3 việc này cả năm Lộc Khí Vào Nhà, kinh doanh đắc tài, cuối năm tậu nhà sắm xe
Trắc nghiệm
22:22:10 29/04/2025
Người đàn ông tử vong dưới giếng sâu 30m
Tin nổi bật
21:52:34 29/04/2025