Nam sinh Đắk Lắk vào Chung kết Olympia 2019: Bí quyết học tập không áp lực

Mới đây, em Đoàn Nam Thắng (lớp 12 chuyên Tin học, Trường THPT Chuyên Nguyễn Du, Đắk Lắk) đã xuất sắc chiến thắng vòng thi Quý 4, trở thành học sinh thứ tư góp mặt trong trận Chung kết chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2019 đã khiến thầy cô, học sinh tại Đắk Lắk rất vui mừng.

Nam sinh Đắk Lắk vào Chung kết Olympia 2019: Bí quyết học tập không áp lực - Hình 1

Nam Thắng phát biểu ý kiến tại lớp học

Theo chia sẻ của Thắng, em sinh ra, lớn lên tại xã Ea Tân, huyện Krông Năng, Đắk Lắk. Sau khi tốt nghiệp THCS, Thắng thi đậu vào trường THPT Chuyên Nguyễn Du, cách nhà hơn 70km.

Do nhà xa, Thắng phải ở lại ký túc xá của trường sống tự lập. Tuy vậy, em luôn ý thức, coi trọng việc học để không phụ lòng cha mẹ. Thắng cũng là học sinh xuất sắc, vượt qua các vòng loại chương trình Đường lên đỉnh Olympia cấp trường (do Trường THPT Chuyên Nguyễn Du tổ chức) để ra Hà Nội dự thi.

Sau đó, Thắng đã xuất sắc khi liên tiếp dẫn đầu ở cuộc thi tuần, tháng và chiến thắng cuộc thi quý để góp mặt vào cuộc thi Chung kết năm của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện.

Nam Thắng chia sẻ, việc có mặt ở cuộc thi Chung kết khiến em cảm thấy rất vui mừng, hạnh phúc và đó cũng là động lực để em cố gắng nhiều hơn.

Nói về bí quyết học tập, Thắng cho biết, mỗi ngày em dành khoảng 5-6 tiếng và chia đều thời gian cho các môn học. Em thường học thuộc bài trên lớp qua việc nghe giảng, trao đổi với bạn bè. Ngoài ra, em còn tự học ở internet, sách vở, tài liệu nhằm mở rộng thêm kiến thức.

Thắng cho biết thêm, ngoài việc học, em cũng chơi thể thao, thư giãn để đầu óc thoải mái, không bị áp lực, căng cứng, cơ thể có thêm năng lượng.

Chia sẻ về cuộc thi sắp tới trong cuộc thi Chung kết Olympia, Thắng cho biết, bản thân em luôn giữ tâm lý thoải mái, tự tin, không đặt nặng vấn đề thành tích nhưng sẽ cố gắng hết sức để thi đấu.

Video đang HOT

Theo thầy Nguyễn Thanh Tuấn – Giáo viên chủ nhiệm của Thắng, học sinh này giỏi toàn diện, đều tất cả các môn. Trong đó, Thắng nổi trội nhất về môn Tin học. Việc Thắng góp mặt ở vòng thi Chung kết Olympia năm nay, tập thể lớp và nhà trường cảm thấy rất vui.

Cuộc thi Chung kết “Đường lên đỉnh Olympia” điểm cầu trực tiếp tại Đắk Lắk sẽ diễn ra tại Trung tâm văn hóa tỉnh. Dự kiến, có khoảng 2.000 học sinh và thầy cô giáo sẽ đến để cỗ vũ, động viên tinh thần cho Thắng dự thi.

Theo infonet

Áp lực điểm 10

Trường có tới hơn 90% học sinh xếp loại giỏi, hoặc muốn được xét để thi vào một số trường đặc thù thì học bạ phải toàn điểm 10 mới đủ điều kiện, khiến áp lực điểm số là câu chuyện mãi chưa có hồi kết. Cả một bộ máy sẵn sàng "làm đẹp" học bạ, điểm thi... bất chấp điều đó là sai quy định và phản giáo dục.

Áp lực điểm 10 - Hình 1

Đừng vì áp lực điểm số khiến trẻ mất niềm vui học tập - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Tiêu chí tuyển chọn vào trường điểm

"Nhiệm vụ của giáo dục là để học sinh không sợ học, không sợ những người giỏi hơn mình, không ghét những người kém hơn..."

PGS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học giáo dục VN

Bê bối sai phạm thi THPT quốc gia 2018 gây xôn xao dư luận suốt gần 1 năm qua cũng bắt nguồn từ điểm cao bất thường của hàng loạt học sinh(HS) ở những vùng vốn không được biết đến là có truyền thống dạy học tốt. Khi vụ việc được khởi tố, những thủ khoa, á khoa... buộc phải rời khỏi trường vì gian lận điểm thi, thậm chí được "hô biến" từ 1 - 2 điểm thành 9 - 10 điểm...

Các ông bố bà mẹ có thí sinh bị trường ĐH trả về thì một mực thanh minh con mình học giỏi từ bé, đi học toàn điểm 9, 10... Cách thức dễ dãi trong việc chấm điểm, đánh giá HS giỏi trong các trường phổ thông để đạt tỷ lệ thi đua khiến đôi khi phụ huynh nhìn vào điểm số đã tưởng con mình... giỏi thật. Để rồi khi đối diện với kỳ thi mà kết quả của nó được sử dụng vào mục đích quan trọng nhất là xét tuyển ĐH thì cả một bộ máy sẵn sàng bất chấp pháp luật để mua điểm, chạy điểm thật cao...

Nhiều năm nay, ngành GD-ĐT loay hoay, nỗ lực sửa quy định về đánh giá, cho điểm nhằm mục tiêu giảm áp lực điểm số cho HS, nhà trường và cho cả phụ huynh. Tuy nhiên, nhiều trường học vẫn đánh giá HS giỏi hoặc lấy điểm 10 làm tiêu chí tuyển chọn HS. Phụ huynh vẫn khao khát muốn biết mỗi ngày con đi học về được bao nhiêu điểm; câu đầu tiên khi đón con ở cổng trường vẫn thường là "hôm nay con được mấy điểm?" và mọi cảm xúc vui buồn phụ thuộc vào con số đó... Tất cả những điều đó làm cho nỗ lực giảm áp lực điểm số từ rất nhiều năm nay không đạt được mục tiêu, trái lại càng trở nên nặng nề hơn.

Áp lực điểm 10 - Hình 2

Theo hướng dẫn Sở GD-ĐT Hà Nội mới công bố, các HS dự tuyển vào lớp 6 Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam phải lọt qua vòng hồ sơ dự tuyển ngặt nghèo. Cụ thể, tổng điểm bài kiểm tra định kỳ cuối năm của môn toán, tiếng Việt trong 2 năm học lớp 1 và 2 phải đạt từ 39 điểm trở lên. Tính ra, trong 4 bài kiểm tra này, chỉ có 1 bài được điểm 9, còn lại là phải toàn điểm 10. Đến năm lớp 3, tổng số các bài kiểm tra định kỳ cuối năm của 2 môn toán, tiếng Việt phải đạt 20 điểm. Đến năm lớp 4 và lớp 5, từng năm phải đạt điểm 10 của tất cả 4 bài kiểm tra các môn: toán, tiếng Việt, khoa học, lịch sử và địa lý.

Hà Nội còn có mô hình trường "chất lượng cao" để phân biệt với các trường đại trà khác. Ngoài các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ... thì trường chất lượng cao còn có tiêu chí là phải có... 90% HS giỏi!

Giáo dục là làm cho học sinh học không sợ hãi

Theo PGS Chu Cẩm Thơ, Viện Khoa học giáo dục VN, bản thân bà khi là giáo viên đã thay đổi, từ một giáo viên luyện cho HS giỏi thành người giúp các em học "không sợ hãi". Bà Thơ kể về những lần dự giờ ở một trường "top". Khi thấy một HS không tham gia hoạt động nhóm, cứ lủi thủi ngồi lặng lẽ, len lén xem các bạn chơi trò chơi, bà hỏi tại sao con không tham gia cùng các bạn? HS ấy đã nói, rất hồn nhiên: "Con học dốt, các bạn không thích con!".

"HS yếu kém, HS chậm, hay HS cá tính... không ít trong một lớp học. Nhưng khi chúng ta cứ chạy đua theo kiến thức, theo chuẩn giỏi, ngoan... thì các em ấy càng bị bỏ lại về sau. Cho nên, chúng ta hãy để tầm mắt mình xuống dưới lớp học, để nhìn thấy những gương mặt đang cúi gằm xuống, lặng lẽ... Nhiệm vụ của giáo dục là để HS không sợ học, không sợ những người giỏi hơn mình, không ghét những người kém hơn...", bà Thơ cho biết.

Không phản ánh đúng thực tế giáo dục

Trao đổi với Thanh Niên, PGS Nguyễn Xuân Thành, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT), cho rằng việc Bộ sửa quy chế tuyển sinh vào THCS, THPT theo hướng cho phép kiểm tra, đánh giá năng lực thay vì xét hồ sơ, học bạ để tuyển sinh vào lớp 6 một số trường đặc thù, trường chất lượng cao cũng nhằm mục tiêu giảm áp lực điểm số, GV và phụ huynh không phải tìm mọi cách để "làm đẹp" học bạ với điểm toàn 10...

Tuy nhiên, ông Thành cho rằng, dù đánh giá theo cách nào thì việc có quá nhiều hoặc quá ít điểm giỏi, điểm 10 đều cho thấy cách đánh giá ấy có "vấn đề". Chưa nói tới việc "làm đẹp" học bạ, ông Thành cho rằng, cách ra đề kiểm tra với những câu hỏi mà nhiều HS đều đạt được điểm tối đa thì là một câu hỏi chưa đạt yêu cầu phân loại HS. Đáng lẽ, với điểm kiểm tra phải xếp loại HS trong khoảng từ 5 - 10 điểm thì điểm 10 ấy sẽ không phản ánh đúng trình độ HS. Số HS đạt được điểm 10 nhiều nhưng có thể điểm 10 của em này và của em khác lại rất khác nhau về năng lực.

Khi đánh giá chỉ nhìn vào điểm số trong học bạ, sổ điểm như vậy thì sẽ không biết và càng không phân biệt được điểm 10 của những em thực sự có năng lực tốt khác với điểm 10 của em chỉ ở mức độ khá là thế nào. Ông Thành cho rằng, mấy năm gần đây, Bộ đã chỉ đạo đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng phát triển năng lực chứ không chỉ kiểm tra tái hiện kiến thức đơn thuần, cân bằng việc đánh giá trong quá trình hoạt động dạy học và đánh giá kết quả cuối cùng.

Chỉ đạo này đã đi vào thực tế nhưng không phải là tất cả, sự chuyển biến của các cơ sở giáo dục và giáo viên còn trễ hơn so với mong muốn.

Sắp tới, khi thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông, việc thay đổi đánh giá HS sẽ thay đổi ra sao, liệu tâm lý nặng về điểm số có tồn tại nữa hay không? PGS Nguyễn Xuân Thành cho rằng, từng bước phải khách quan hóa việc đánh giá và muốn như vậy thì cách ra đề, kỹ thuật đánh giá phải đạt một chuẩn chung nhất định chứ không phải điểm 10 ở nơi này lại khác điểm 10 ở nơi kia hoặc khác nhau ngay giữa HS trong cùng một lớp, được giảng dạy bởi cùng một giáo viên... Mục tiêu của chương trình mới là hướng tới năng lực thực sự của người học nên dù vẫn cho điểm nhưng giá trị đích thực của kết quả học tập là đánh giá cả quá trình, đánh giá khả năng vận dụng được những điều học được vào cuộc sống của người học. "Đánh giá dễ dãi quá, tỷ lệ HS giỏi, điểm 10 nhiều quá theo kiểu đánh đồng thì sẽ mất động lực phấn đấu của người học, nhất là những em có năng lực nổi trội", ông Thành nói.

Áp lực lòng vòng

Bà Phan Thị Hồ Điệp, Khoa Giáo dục đặc biệt Trường ĐHSP Hà Nội, cho rằng một trong những áp lực lớn nhất với nhà giáo chính là áp lực điểm số từ phía phụ huynh. Phụ huynh luôn mong muốn con mình phải đạt điểm cao, phải có thành tích trong các cuộc thi... Chính vì chạy theo điểm số nên trong con mắt phụ huynh, đời sống học đường chỉ bao gồm việc học, học và học.

Theo bà Điệp, phụ huynh coi con là phương tiện để đạt được những kỳ vọng của mình, nhiều trường hợp kỳ vọng quá cao so với sức lực và khả năng của con. "Tôi đã chứng kiến cha mẹ giận dữ, xé sách vở của con ngay cổng trường chỉ vì con bị điểm kém", bà Điệp nói.

Bà Nguyễn Thị Thu Anh, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), cũng cho rằng, các tiêu chí đánh giá nhà trường phổ thông của ngành giáo dục đều có chỉ tiêu về tỷ lệ HS giỏi, hạnh kiểm tốt, tỷ lệ lên lớp, đỗ tốt nghiệp 100%... Cha mẹ HS đánh giá chất lượng dạy học của nhà trường chỉ thông qua điểm số. Đó là những áp lực lớn đối với các nhà trường phổ thông muốn đánh giá điểm số thực chất, năng lực học tập thực chất của HS.

Bà Dương Thị Phương Thảo, Trường THCS Mạc Đĩnh Chi (Q.Ba Đình, Hà Nội), nói: "Rất nhiều giáo viên thực sự chán nản, mất niềm tin với nghề khi phải chấp nhận hỗ trợ điểm số cho một số HS không xứng đáng".

Nhà giáo Nguyễn Văn Hòa, Trường THCS - THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (Hà Nội) đúc kết: Tâm lý coi nặng về điểm số, chạy theo thi cử, thành tích, chỉ tiêu thi đua tạo ra áp lực khi cấp trên gây áp lực cho nhà trường, nhà trường áp lực cho giáo viên, giáo viên áp lực cho HS, cha mẹ cũng áp lực cho thầy cô và chính thầy cô cũng áp lực cho mình.

Theo Thanh niên

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?Ảnh đế xuất thân cảnh sát bị bỏ thuốc, ép "yêu" đồng giới, phải lọc thận cả đời?
09:33:38 16/05/2025
Khai trừ đảng, buộc thôi việc giáo viên đưa người nhà vào trường đánh giáo viên khácKhai trừ đảng, buộc thôi việc giáo viên đưa người nhà vào trường đánh giáo viên khác
13:39:18 16/05/2025
Chủ tịch Công ty dược Sơn Lâm hối lộ hơn 71 tỷ đồng để trót lọt đưa thuốc vào bệnh việnChủ tịch Công ty dược Sơn Lâm hối lộ hơn 71 tỷ đồng để trót lọt đưa thuốc vào bệnh viện
11:24:33 16/05/2025
Căng: Điều tra khẩn Trần Kiều Ân và hơn 20 sao hạng A Trung Quốc, "công chúa Cello" bị liệt vào tội đặc biệtCăng: Điều tra khẩn Trần Kiều Ân và hơn 20 sao hạng A Trung Quốc, "công chúa Cello" bị liệt vào tội đặc biệt
13:15:29 16/05/2025
Cường Phạm đột ngột qua đời khi mới 31 tuổi, nguyên nhân khiến ai cũng đau lòng!Cường Phạm đột ngột qua đời khi mới 31 tuổi, nguyên nhân khiến ai cũng đau lòng!
10:20:21 16/05/2025
Hiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèoHiền Hồ ẩn ý về chuyện bệnh tật hậu CEO nương tựa qua đời vì bệnh hiểm nghèo
13:36:20 16/05/2025
Quế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờQuế Trân tuổi 44 'buông xuôi' trong căn hộ biệt phủ Quận 9, sắc vóc gây bất ngờ
13:44:13 16/05/2025
2 người Việt vừa lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 Asia 2025 là ai?2 người Việt vừa lọt vào danh sách Forbes 30 Under 30 Asia 2025 là ai?
10:06:51 16/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tổng thống Putin miễn nhiệm tư lệnh lục quân Nga

Tổng thống Putin miễn nhiệm tư lệnh lục quân Nga

Thế giới

15:27:54 16/05/2025
Tư lệnh Lục quân Nga Oleg Salyukov rời chức và chuyển sang làm Phó thư ký Hội đồng An ninh Nga, theo sắc lệnh của Điện Kremlin.
Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đánh bại cả Lý Hải và Victor Vũ, chiếm top 1 phòng vé khiến ai cũng choáng

Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đánh bại cả Lý Hải và Victor Vũ, chiếm top 1 phòng vé khiến ai cũng choáng

Hậu trường phim

15:21:32 16/05/2025
Mưa Lửa - Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai bất ngờ dẫn đầu phòng vé ngày 16/5, vượt mặt cả hai bom tấn Việt đang cạnh tranh gay gắt.
Until Dawn - Vòng lặp chết chóc được nâng lên một tầm cao mới

Until Dawn - Vòng lặp chết chóc được nâng lên một tầm cao mới

Phim âu mỹ

15:09:48 16/05/2025
Bộ phim kinh dị chuyển thể từ tựa game cùng tên đã nâng cấp thể loại vòng lặp thời gian chết chóc lên một tầm cao mới.
MV Anh Tài "ghê" hơn Pickleball, fan 'cắn răng' thẩm nhạc, 'ăn theo' Anh trai?

MV Anh Tài "ghê" hơn Pickleball, fan 'cắn răng' thẩm nhạc, 'ăn theo' Anh trai?

Sao việt

15:09:04 16/05/2025
Nhóm nhạc B.O.F gồm 5 thành viên là Jun Phạm, BB Trần, S.T Sơn Thạch, Bùi Công Nam và Kay Trần chính thức trình làng MV debut No Fair. B.O.F là tập hợp 5 Anh Tài nổi bật của chương trình Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai.
Mỹ nữ Cbiz "xé luật" mặc hở đến mức bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes 2025 là ai?

Mỹ nữ Cbiz "xé luật" mặc hở đến mức bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes 2025 là ai?

Sao châu á

14:58:56 16/05/2025
Xuất hiện trên thảm đỏ ngày 1, mỹ nhân Cbiz mặc đầm xuyên thấu hở bạo, đi ngược hoàn toàn với yêu cầu thanh lịch, trang trọng của BTC Cannes năm nay.
Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun

Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun

Phim châu á

14:54:37 16/05/2025
Sự trở lại của phần 2 cùng với phần 3 sắp lên sóng, càng giúp thương hiệu Squid Game trở nên hot hơn bao giờ hết. Theo thống kê, đây vẫn là series phim được yêu thích nhất toàn cầu.
Sao nữ muốn làm Quán quân Em Xinh Say Hi: Giảm cân lột xác như búp bê, tất tay từ ca hát tới diễn xuất

Sao nữ muốn làm Quán quân Em Xinh Say Hi: Giảm cân lột xác như búp bê, tất tay từ ca hát tới diễn xuất

Nhạc việt

14:54:30 16/05/2025
Tại buổi lễ ra mắt 30 Em Xinh Miu Lê đã không ngần ngại mà tự tin khẳng định mục tiêu tối thượng tại chương trình là ngôi vị Quán quân.
Chiếc lightstick của G-Dragon có gì mà fan Việt sẵn sàng chi 10 triệu để sở hữu?

Chiếc lightstick của G-Dragon có gì mà fan Việt sẵn sàng chi 10 triệu để sở hữu?

Nhạc quốc tế

14:44:46 16/05/2025
Chiếc lightstick có hình dáng bông hoa cúc trắng của G-Dragon đang được fan Việt săn lùng trước thông tin ông hoàng K-pop sẽ về Việt Nam biểu diễn.
Nóng: Cuối cùng Justin Bieber đã chính thức lên tiếng về nghi vấn bị ông trùm Diddy lạm dụng tình dục!

Nóng: Cuối cùng Justin Bieber đã chính thức lên tiếng về nghi vấn bị ông trùm Diddy lạm dụng tình dục!

Sao âu mỹ

14:41:25 16/05/2025
Ngày 16/5, tờ Page Six đưa tin Justin Bieber đã thông qua người đại diện chính thức đưa ra phản hồi trước loạt tin đồn về mối quan hệ giữa nam ca sĩ và ông trùm Diddy.
Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm 1 năm tù, ông Lê Thanh Vân giữ nguyên mức án

Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm 1 năm tù, ông Lê Thanh Vân giữ nguyên mức án

Pháp luật

14:40:26 16/05/2025
Bị cáo Lưu Bình Nhưỡng chỉ xin giảm nhẹ hình phạt, không kêu oan kháng cáo. Bị cáo Lê Thanh Vân và Nguyễn Văn Vương có đơn kháng cáo kêu oan.
Miss World 2025: Ý Nhi 'lạc trôi' giữa "rừng mỹ nhân", dư luận "chia phe"

Miss World 2025: Ý Nhi 'lạc trôi' giữa "rừng mỹ nhân", dư luận "chia phe"

Người đẹp

14:40:05 16/05/2025
Miss World 2025 đang bước vào giai đoạn cao trào, với sự đổ bộ của loạt nhan sắc đình đám đến từ các quốc gia trên thế giới. Đại diện Việt Nam Hoa hậu Ý Nhi đã và đang là chủ đề được cư dân mạng bàn luận rôm rả.