Năn nỉ học sinh vào… trường điểm
Chuyện lạ đó đang xảy ra ở Huế. Trong khi nhiều phụ huynh trái tuyến chật vật mới xin được cho con mình vào Trường MN Hoa Mai và MN I, nhiều phụ huynh ngay cạnh các trường này vẫn một mực không đưa con đến trường, dù các cô giáo nhiều lần đến tận nhà “năn nỉ”.
Hoa Mai và Mầm non 1 là hai trường mầm non đầu bảng của tỉnh Thừa Thiên – Huế, có cơ sở vật chất khang trang, cả tỉnh chỉ hai trường này đạt chuẩn quốc gia mức độ 2.
Cả hai trường mầm non này đều nằm trên địa bàn P.Phú Nhuận – một phường trung tâm của TP Huế. Hiện phường này có 165 trẻ 5 tuổi, nhưng chỉ có 157 trẻ đã đi học và vẫn còn tám trẻ chưa ra lớp. Theo quy định của Bộ GD-ĐT, một địa phương muốn công nhận phổ cập mầm non thì phải có số lượng trẻ 5 tuổi ra lớp đạt trên 98%. Như vậy, nếu P.Phú Nhuận muốn được công nhận phổ cập mầm non thì phải đưa đến trường tối thiểu 7/8 trẻ còn lại chưa chịu ra lớp.
Không còn cách nào khác, phường phải vận động để đưa tám trẻ còn lại ra lớp. Chuyện tưởng quá dễ dàng lại không hề dễ chút nào. Bà Đặng Thị Phương Tâm, hiệu trưởng Trường Mầm non 1, cho biết trường phải cử giáo viên đến tận nhà vận động phụ huynh đưa cháu đến trường, sẽ miễn giảm các loại phí nếu như các cháu không có nhu cầu học bán trú. Thế nhưng, phụ huynh vẫn chưa chấp thuận. Có phụ huynh ra “yêu sách” không đóng bất cứ khoản nào ngoài khoản tiền ăn trưa. Do các gia đình này không thuộc diện miễn giảm, và lo ngại tạo ra sự không công bằng với các trẻ khác, vì vậy trường không thể thực hiện. Nhưng không chấp nhận thì phụ huynh không cho con đi học. Vậy là, theo bà Phương Tâm, cũng đành phải gật đầu chấp nhận mọi điều kiện.
Cùng “cảnh ngộ” đó, Trường mầm non Hoa Mai, ngôi trường mầm non “đỉnh” của thành phố Huế, cũng phải đêm hôm đi công tác vận động trẻ đến trường. Thậm chí, có một trường hợp nhà trường phải thay phiên cử giáo viên đến tận nhà để đưa đón cháu tới trường, vì… phụ huynh bận việc (!).
Theo tìm hiểu của chúng tôi, lý do phụ huynh không cho con mình ra lớp, một số vì công việc bận rộn không có thời gian đưa con đi học, số khác vì muốn cho con học chữ trước khi vào lớp 1, mà ở hai trường này không có dạy. Nhưng nguyên nhân chính vẫn là do phụ huynh nhận ra các trường quá xem trọng việc huy động con mình ra lớp, nên tranh thủ để đòi thêm “yêu sách”.
Video đang HOT
Nghịch cảnh đó mới bắt đầu xảy ra từ đầu năm học này, khi thành phố Huế bắt tay vào thực hiện chương trình phổ cập mầm non. Bà hiệu trưởng Trường Mầm non 1 đang lo lắng năm học tới cũng phải tiếp tục đi cầu cạnh phụ huynh.
Theo Quang Phong
Tuổi Trẻ
Phụ huynh tố trường thu 20 khoản vô lý
Với hơn 20 khoản thu vô lí, phụ huynh có con đang học lớp mẫu giáo lớn ở Trường MN Cát Bi (Hải Phòng) đã thắc mắc nhưng không được giải thích thỏa đáng. Nhiều người tính chuyển trường cho con.
Nhiều khoản thu vô lí
Trao đổi với PV, nhiều phụ huynh có con lên lớp mẫu giáo lớn đang học tại Trường MN Cát Bi - trường công lập duy nhất của quận An Hải (Hải Phòng) bức xúc: "Ngày 17/8, tôi đi họp phụ huynh cho con nghe cô giáo thông báo nhiều khoản thu đầu năm hết sức vô lí".
Chi tiết các khoản thu vào năm học mới được trường thu trên đầu mỗi cháu được phụ huynh liệt kê: Tiền vi tính-TV: 100.000 đồng điện thoại: 50.000 đồng đầu đĩa: 50.000 đồng máy photocopy: 100.000 đồng bình nóng lạnh: 100.000 đồng camera: 100.000 đồng đàn: 50.000 đồng tủ đồ dùng trẻ em: 150.000 đồng giá đồ chơi 200.000 đồng tủ ca, cốc, bình nước: 200.000 đồng.
Trường MN Cát Bi (An Hải -Hải Phòng). (Nguồn ảnh: sangomuare)
Danh sách các khoản thu còn có: bạt che nắng: 50.000 đồng chăn ga gối: 100.000 đồng thảm đệm: 100.000 đồng gương múa: 100.000 đồng đồ dùng, đĩa chia : 100.000 đồng Đồ chơi ngoài sân: 200.000 đồng bảng: 50.000 đồng sàn gỗ: 300.000 đồng tu sửa vườn: 100.000 đồng phun muỗi: 30.000 đồng.
"Trước khi nghỉ hè tháng 5/2012, nhà trường có vận động phụ huynh nộp trước 600.000 đồng để tu sửa nhà cửa và được khấu trừ vào khoản thu năm sau. Nhưng khi tính toán khoản chi năm học mới, cô hiệu trưởng không những quên lời hứa khi nghỉ hè mà còn giải thích: "Khoản đó đã được quyết toán vào tháng 5/2012 rồi". Với tổng số 500 cháu học sinh, tổng số tiền trường thu về đã là 300 triệu đồng, không hề nhỏ chút nào".
Cộng thêm 300.000 đồng quỹ hội phụ huynh, tổng số tiền mỗi phụ huynh trường này phải đóng là 3,53 triệu đồng x 500 cháu là trên 1,7 tỷ đồng.
Nhà trường xài sang thế?
"Hiện nay, mỗi phòng các cháu được trang bị 1 màn hình tivi tinh thể lỏng 32inch và 1 cây vi tính hẳn hoi. Thiết bị này đã được sắm từ rất lâu, ít hỏng hóc. Vậy thu khoản này để làm gì? Tiền điện thoại là để phụ vụ thông tin thiết yếu của trường, sao lại bắt phụ huynh chi trả? Tiền thu đầu đĩa đang dùng rồi, góp tiền mua thêm làm gì nữa" - một phụ huynh bức xúc.
Phụ huynh khác phân tích: "Tiền máy photocopy: 100.000 đồng. Cả nhà trường có một máy đang dùng bình thường, sao lại cần mua nữa?. Trường có 500 cháu. Vậy khoản thu để mua máy photo là: 500 x 100.000 đồng = 50 triệu đồng. Nhà trường xài sang thế? Rồi tiền đóng bình nóng lạnh, camera,...khoản nào cũng vô lý".
"Thực sự phụ huynh rất muốn chung tay cùng nhà trường nuôi dạy các con. Những khoản thu trên nếu được giải trình và sử dụng hợp lý sẽ không có ai phàn nàn. Trong buổi họp phụ huynh ngày 17/8, rất nhiều phụ huynh đã lên tiếng thắc mắc về những khoản thu này nhưng từ giáo viên tới hiệu trưởng nhà trường đã không giải thích thấu đáo cho phụ huynh khiến chúng tôi rất bức xúc" - một phụ huynh khác lên tiếng.
Cho tới ngày 6/9 tức sau ngày khai giảng của trường được 1 tuần, nhiều phụ huynh vẫn chờ động thái tiếp theo của nhà trường mới cân nhắc có nên đóng tiền cho con.
Một phụ huynh thông tin thêm: "Những văn bản về chi tiết các khoản thu năm 2012 chi có 1 bộ, được các lớp đọc cho phụ huynh nghe tại buổi họp phụ huynh và sau đó mang về lưu trữ luôn, phụ huynh không được nhận thông báo bằng văn bản. Đã có 1 số phụ huynh nộp học phí 2012, nhưng chỉ nhận được 1 phiếu thu ghi tổng các khoản phải đóng và được đóng dấu "Đã thu tiền".
Chiều 6/9, một phụ huynh có con học lớp 4 tuổi cho hay: "Vừa rồi thì trường cũng đã xuống nước với phụ huynh lớp 5 tuổi khi bị nhiều phụ huynh phản ứng rất gay gắt. Tổng các khoản được thu là 2,9 triệu đồng (nếu ai đồng ý với chủ trương của trường). Ai không đồng ý thì đóng 2 triệu đồng. Với phụ huynh các lớp dưới tổng số tiền trường thu vẫn không đổi (phải đóng 2,9 triệu đồng), không đồng ý không được".
Một phụ huynh tâm sự: "Đã cho con học mấy năm ở trường, giờ còn 1 năm nữa con ra trường mà giờ chuyển thì khổ mẹ, khổ cả con vì các cháu đã quen bạn và các cô. Nếu nhà trường vẫn không thay đổi các khoản thu mình đành bấm bụng, đóng tiền thôi vì sợ ảnh hưởng đến việc học của con"
Quá chán nản, một phụ huynh khác cho biết: "Bản thân tôi, cũng đang chờ quyết định mới của trường. Nếu bắt buộc phải đóng, có thể tôi sẽ chuyển trường cho con..." nhiều phụ huynh cũng cùng dự định như vậy nếu nhà trường không có giải thích thuyết phục.
Trường lên chuẩn, phải thu nhiềuTrước hàng loạt các khoản thu mà phụ huynh phản ánh, Hiệu trưởng Bùi Thị Kim Hương thông tin: "Hiện tại trường mới xin ý kiến chứ chưa thu tiền của phụ huynh. Chi hội các lớp họp với phụ huynh nếu nhất trí mới được thu"."Về khoản thu 600.000 đồng, sau khi lên chuẩn quốc gia trường đã tiến hành sửa chữa các mảng tường bong tróc và đã quyết toán (?!)" -bà Hương nói. Năm 2012, Trường MN Cát Bi lên chuẩn quốc gia mức độ 2. Các khoản thu được đưa ra dựa trên trang thiết bị cần có cho mỗi học sinh theo chuẩn này.Hơn nữa, theo bà Hương: "Trẻ học mầm non khác chế độ ở tiểu học. Từ cái gối, khăn mặt,...các cháu phải mua. Nhà nước không thể đầu tư hết. Các con cần cái đẹp, chuẩn thì đóng góp để mua".
Theo VNN
Chấn chỉnh tiêu cực trong giáo dục Ngày 5-8, tại hôi nghị tông kêt năm học 2011-2012 và triên khai nhiêm vụ năm học mới 2012-2013, Thứ trưởng Bô GD&ĐT Nguyên Vinh Hiên nhìn nhân: Bênh thành tích trong giáo dục vân còn tôn tại. Phóng viên: Bô GD&ĐT từng thực hiên chủ trương "Nói không với bênh thành tích và tiêu cực trong thi cử" nhưng thực tê tiêu...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor
Thế giới
13:14:15 14/05/2025
Diệp Bảo Ngọc: 'ma nữ' đẹp nhất màn ảnh Việt, có cuộc sống độc thân chuẩn phú bà
Sao việt
13:05:41 14/05/2025
Dành tiền triệu cho skincare nhưng bỏ qua 3 bước này, da vẫn lão hóa nhanh chóng
Làm đẹp
13:03:19 14/05/2025
Lý Yên trở về Trung Quốc cùng bạn bè đi mua sắm, cô bé hở hàm ếch năm nào giờ đã là thiếu nữ 19
Sao châu á
13:01:06 14/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 39: Thảo thất tình, tình bạn với An rạn nứt
Phim việt
12:53:36 14/05/2025
Sáng mai, xét xử phúc thẩm 2 bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
Pháp luật
12:35:46 14/05/2025
Mặt Trời bùng phát mạnh mẽ đe dọa Trái Đất với chu kỳ mới
Lạ vui
12:33:41 14/05/2025
Toàn Trí Độc Giả: Jisoo vừa "hiện hình" đã bị mắng, Lee Min Ho thảm hơn, vì sao?
Phim châu á
11:48:42 14/05/2025
Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì
Tin nổi bật
11:43:33 14/05/2025
Loại rau mọc dại đầy Việt Nam, nhưng lại là "thần dược" cho sức khỏe
Sức khỏe
11:27:24 14/05/2025