Nâng cao chất lượng các trường tư thục
Sau hơn 20 năm thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, các trường tư thục tại Quảng Ninh đã có bước phát triển mạnh mẽ, theo hướng hiện đại hóa, nâng cao về chất lượng, được đông đảo nhân dân tin tưởng, cho con theo học.
Tiết thực hành Toán của học sinh khối 9, Trường TH-THCS-THPT Văn Lang ( TP Hạ Long).
Nằm ở trung tâm TP Hạ Long, Trường TH-THCS-THPT Văn Lang có cơ sở vật chất rộng rãi, hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy và học. Khuôn viên nhà trường rộng trên 9.900m2, gồm 4 khu nhà học 4 tầng, 1 khu hiệu bộ, 1 khu đa năng. Trong đó: 49 phòng lớp học; 7 phòng học bộ môn. Tất cả các phòng dành cho lớp học và phòng bộ môn đều được trang bị ti vi hoặc máy chiếu và điều hòa. Khoảng 5 năm trở lại đây, chất lượng giáo dục của Trường TH-THCS-THPT Văn Lang, TP Hạ Long được nâng lên rất nhiều.
Năm học gần đây nhất 2020-2021, với kết quả thi tốt nghiệp THPT, nhà trường đứng vị trí thứ 4 trong toàn tỉnh. Năm học 2021-2022, do lượng học sinh có nguyện vọng theo học tại trường tăng cao nên Trường đã đề nghị và được tỉnh đồng ý cho tuyển sinh tăng thêm 1 lớp 10 so với kế hoạch đăng ký ban đầu, để đáp ứng mong muốn học tập của con em nhân dân.
Giáo viên Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Hạ Long) tập huấn chương trình GDPT 2018.
Được biết, những năm qua, hệ thống trường tư thục phát triển mạnh hơn tại các vùng đô thị của tỉnh. Một số địa phương có nhiều trường, lớp tư thục, phải kể đến là: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái, Đông Triều… Cụ thể như ở Cẩm Phả, tính đến tháng 7/2021, toàn thành phố có 4 trường ngoài công lập; số lượng trẻ được huy động đến các nhóm, lớp mầm non độc lập tư thục chiếm gần 1/3 tổng số trẻ huy động đến trường, lớp các cơ sở GDMN trên địa bàn thành phố.
Bà Lê Thị Lan, Phó trưởng Phòng GD&ĐT TP Cẩm Phả cho biết: Nhằm giúp cho hệ thống giáo dục tư thục phát triển, Phòng đã đề xuất Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh ban hành cơ chế hỗ trợ kinh phí đóng BHXH cho giáo viên, nhân viên trong các đơn vị này. Cùng với đó là có cơ chế khuyến khích các nhà đầu tư tham gia đầu tư cho giáo dục ngoài công lập, đặc biệt là xây dựng các trường mầm non chất lượng cao, để tăng tỷ lệ huy động trẻ ra lớp. Như: Hỗ trợ cho vay vốn lãi suất thấp, ưu tiên dành quỹ đất, hỗ trợ đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học, biệt phái giáo viên trong những năm đầu thành lập…
Video đang HOT
Đến nay, Quảng Ninh có 55 trường ngoài công lập từ cấp mầm non đến THPT. Trong hơn 20 năm qua, toàn tỉnh đã có trên 20.000 trẻ em mầm non, trên 70.000 học sinh phổ thông học tại các trường ngoài công lập. Tổng kinh phí các trường ngoài công lập tự đầu tư lên tới trên 997 tỷ đồng.
Cô giáo Vũ Thị Khuyên, Hiệu trưởng Trường TH-THCS-THPT Nguyễn Bình Khiêm (TP Hạ Long) cho biết: Năm học này trường được chủ đầu tư tiếp tục chỉnh trang về cơ sở vật chất, đảm bảo các phòng học, phòng thực hành. Trường còn xây dựng thêm 1 thư viện hiện đại để phục vụ hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm tài liệu học tập của học sinh.
Theo Sở GD&ĐT, giai đoạn 2020-2025, ngành sẽ tiếp tục ổn định cơ bản về số lượng các trường ngoài công lập, trong đó chú trọng xây dựng theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa và mô hình trường chất lượng cao tạo môi trường học tập tốt cho các đối tượng học sinh. Để nâng cao chất lượng giáo dục tư tục, ngành đã đề nghị chủ đầu tư các trường chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên, chủ động học hỏi kinh nghiệm quản lý ở những đơn vị giáo dục tiêu biểu để áp dụng tại nhà trường. Chủ động rà soát đề án xây dựng nhà trường đảm bảo đầu tư đúng, đủ, đạt hiệu quả, tạo cơ hội tốt nhất cho cán bộ, giáo viên và học sinh giảng dạy và học tập…
Trẻ lớp 1 mắt đỏ hoe vì học online 6 tiết/ngày, ngơ ngác hỏi bố: Mệt quá! Mai con nghỉ được không?
"Thú thật, tôi không hiểu sao lớp 1 lại phải học online. Nó vừa hại mắt, hại sức khỏe các cháu mà chất lượng thì không đảm bảo", một phụ huynh chia sẻ.
"Tôi chỉ mong lùi lịch học online, chứ thương đôi mắt tụi trẻ quá rồi"
Anh Cao Hải (quận Hà Đông, Hà Nội) năm nay có con vào lớp 1 ở trường tư thục. Từ 2 tuần trước, con anh đã có lịch tựu trường online. Ngay khi nhận thời khóa biểu, ông bố này đã hốt hoảng vì lịch học online dày đặc, chẳng khác nào học trên lớp.
Sáng con anh học 3 tiết từ 8h00 - 10h30, chiều học 3 tiết nữa từ 14h00 - 16h30. Mỗi tiết kéo dài 40 phút, giữa các tiết có 10 phút giải lao. Như vậy, mỗi ngày con anh phải ngồi 5, 6 tiếng trước màn hình máy tính để học vần, Toán, Tiếng Anh, Tin học, Kỹ năng sống, Hoạt động trải nghiệm,...
Thời khóa biểu lớp con ảnh Hải. Ảnh: NVCC
"Sáng con dậy từ 6h30 để đánh răng, rửa mặt, ăn sáng rồi ngồi vào bàn học; chiều thì dậy từ 13h30. Ngày nào con cũng ngáp ngắn ngáp dài, mắt đỏ cả lên vì phải nhìn màn hình máy tính nhiều quá. Thú thật, tôi không hiểu sao lớp 1 lại phải học online. Nó vừa hại mắt, hại sức khỏe các cháu mà chất lượng thì không đảm bảo" , anh Hải chia sẻ.
Ông bố này nhận xét, trẻ lớp 1 không thể tập trung nên cần phải có bố mẹ ngồi cạnh kèm cặp. Nhưng bận công việc nên không phải gia đình nào cũng làm được điều đó. Với gia đình anh Hải, sáng chiều con ngồi học online, đến tối bố mẹ phải ngồi ôn lại từ đầu.
"Những cái như tập viết, cô sẽ chỉ cách tập tô qua màn hình máy tính rồi con tự mày mò thôi. Nói chung không hiệu quả. Tôi thấy lớp 1 cứ lùi lịch học online lại đã. Độ tuổi này quan trọng là các cháu có kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự học,... Khi nào vững cái đó thì mới học online được.
Hôm nay con gái tôi kêu với bố mệt quá, hỏi mai nghỉ được không? Rồi kêu đi học chán thế, chốc chốc lại nghệt mặt thắc mắc: "Tại sao con phải đi học?". Mà các cháu khác trong lớp cũng uể oải lắm, có cháu vừa học vừa ngủ gật. Qua có cháu còn khóc tu tu...", anh Hải cho hay.
Ảnh minh họa.
"Nhà trường bảo không học thì rút hồ sơ nên chúng tôi đành chấp nhận"
Chị Hồng Vân (quận Cầu Giấy, Hà Nội) cũng đang sốt ruột vì lịch học online của con trai quá dày. Phụ huynh này cho rằng, trong tình hình dịch, trước mắt trẻ chỉ cần rèn giũa các kỹ năng mềm, nắm được một số kiến thức cơ bản, chứ không nên ôm đồm quá nhiều tiết học.
Bức xúc, thương con, chị Vân và nhiều phụ huynh đã từng khiếu nại ầm ĩ với nhà trường. Tuy nhiên ngôi trường tư nơi con chị theo học cho biết, nếu không đồng ý với lịch học thì phụ huynh có thể xin rút hồ sơ. Nghe vậy, phụ huynh đành cam chịu cho con học tiếp.
"Họ nói thế ngang bằng đánh đố. Gần đến ngày khai giảng, rút hồ sơ thì còn trường nào nhận nữa. Giờ chỉ mong trường xem xét đến sức khỏe của các con mà cắt bớt 2 tiết học. Chứ như này nặng cho các cháu quá", chị Vân thở dài.
"Năm học này sẽ rất khó khăn, phụ huynh và giáo viên phải cùng nhau kết hợp"
Khi được hỏi về chuyện dạy học online cho lớp 1, cô Nguyễn Ngọc Thúy - giáo viên tiểu học ở quận Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: "Tôi khẳng định luôn là rất khó khăn. Tuy nhiên trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, chúng ta buộc lòng phải chấp nhận hoàn cảnh".
Sau khi tham gia các buổi tập huấn về công nghệ thông tin của Quận, cô Thúy và các đồng nghiệp nắm rõ hơn về cách xây dựng các buổi học trực tuyến để thu hút trẻ. Dựa trên kinh nghiệm dạy học online của mình, cô Thúy cho rằng giáo viên phải nắm chắc hai nhiệm vụ: Thứ nhất là tập huấn cho phụ huynh, thứ hai là truyền cảm hứng cho học sinh.
" Điều thứ nhất rất ít xảy ra trong tiền lệ. Nhưng theo tôi trong thời điểm này, giáo viên nên chủ động kết nối với phụ huynh để trao đổi, hướng dẫn việc dạy con, giới thiệu qua về chương trình SGK mới, cách sử dụng phần mềm, gửi tới phụ huynh các video bài giảng,...
Bản thân tôi tự tìm hiểu và sáng tạo các cách làm giáo cụ học tập từ vật liệu tái chế, quay các video hướng dẫn phụ huynh dạy con tập viết, tư thế cầm bút đúng,... Khi tôi chia sẻ, rất nhiều phụ huynh cảm thấy hào hứng, không còn quá áp lực với việc dạy con", cô Thúy cho biết.
"Còn về điều thứ hai, tôi và các giáo viên trong trường đã phân công nhau làm những clip vui, các trò chơi trắc nghiệm trên phần mềm, tổ chức các cuộc thi (múa, hát,...) qua hình thức gửi video... Dù không được gặp nhau nhưng học sinh luôn háo hức khi đến giờ học và chủ động hoàn thành bài tập, để đủ điều kiện được tham gia vào trò chơi chung của cả lớp".
Cô Thúy nhấn mạnh, phụ huynh và học sinh cần đồng lòng thì mới giúp con học online thuận lợi.
Nói thêm về chuyện trẻ lớp 1 bị mệt vì lịch học online dày, một cô giáo giấu tên cho biết: Giáo viên có thể phải điều chỉnh, chủ động giảm bớt thời lượng các môn học. Chẳng hạn cắt giảm thời lượng các môn Toán, Tiếng Việt, đồng thời giảm thời lượng môn học phụ, để bù cho môn học chính. Tất nhiên đây chỉ là "thao tác ngầm", không thể công khai.
Hà Nội: Trường bắt đầu học trực tuyến, trường thấp thỏm chờ lịch năm học mới Nhiều trường công lập ở Hà Nội vừa kết thúc kiểm tra học kỳ II năm học cũ, trong khi đó hầu hết các trường tư thục đã bắt đầu dạy học online cho năm học mới. Theo khung thời gian năm học 2021 - 2022, các trường trên toàn quốc sẽ khai giảng ngày 5/9, học sinh lớp 1 có thể từ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê
Hậu trường phim
23:44:37 04/05/2025
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?
Sao việt
23:39:11 04/05/2025
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều
Tv show
23:05:05 04/05/2025
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?
Netizen
23:04:34 04/05/2025
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo
Sao thể thao
23:02:43 04/05/2025
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ
Sao châu á
23:02:13 04/05/2025
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại
Nhạc việt
22:36:44 04/05/2025
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng
Pháp luật
22:24:01 04/05/2025
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA
Thế giới
22:22:03 04/05/2025
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương
Nhạc quốc tế
21:44:03 04/05/2025