Nâng chất kiểm định viên đại học
Công tác kiểm định chất lượng (KĐCL) được đẩy mạnh trong vài năm trở lại đây, nhiều chương trình đào tạo, trường đại học (ĐH) đạt chuẩn kiểm định quốc tế và xếp hạng quốc tế.
Thế nhưng, công tác KĐCL vẫn chưa được như kỳ vọng bởi lực lượng kiểm định viên trong nước cũng như kiểm định viên quốc tế còn quá ít so với nhu cầu.
Chưa đạt mục tiêu đề ra
Theo PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, công tác đảm bảo chất lượng được xem là vấn đề sống còn của các cơ sở giáo dục đào tạo để cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo và hội nhập quốc tế. Hệ thống văn bản pháp lý cho công tác đảm bảo chất lượng và KĐCL đã kiện toàn, nhưng kết quả thực hiện vẫn chưa được như mong đợi.
Giai đoạn 2011-2020, Bộ GD-ĐT đặt mục tiêu 95% cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo được xem xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng. Thế nhưng, đến năm 2020, mới chỉ có 6% tổng số chương trình được kiểm định, số cơ sở đào tạo được kiểm định và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước chỉ có 156/237 trường ĐH (chưa tính các trường cao đẳng sư phạm, các trường ĐH, học viện thuộc khối an ninh, quốc phòng).
Tại hội nghị tổng kết công tác KĐCL giai đoạn 2011-2020, thống kê từ Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho thấy, cả nước có 259 cơ sở giáo dục hoàn thành báo cáo tự đánh giá chất lượng (231 cơ sở giáo dục ĐH, 28 trường cao đẳng sư phạm); 159 cơ sở giáo dục ĐH và 9 trường cao đẳng sư phạm được các tổ chức KĐCL đánh giá và 147 cơ sở giáo dục ĐH, 9 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt chuẩn chất lượng.
Về chương trình đào tạo, có 132 chương trình đào tạo đạt chuẩn kiểm định trong nước. Về đội ngũ kiểm định viên, hiện cả nước có 346 kiểm định viên được cấp thẻ. Trong đó, có 9 người được đặc cách, 337 người đạt yêu cầu và được cấp thẻ kiểm định viên. Như vậy, so với tổng số trường ĐH, cao đẳng sư phạm thì mỗi trường chưa có tới 2 kiểm định viên.
Video đang HOT
Các chuyên gia kiểm định của Trung tâm KĐCL giáo dục (ĐH Quốc gia TPHCM) kiểm định cơ sở vật chất Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM
Số liệu mới nhất của Bộ GD-ĐT năm 2022 cho thấy, cả nước có 609/6.000 chương trình đào tạo ĐH chính quy đã được kiểm định (khoảng 10%). Trong đó, 373 chương trình (của 72 trường ĐH) được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định trong nước; 236 chương trình (của 41 trường ĐH) được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài. Hiện chưa trường nào có 100% chương trình đã được kiểm định, mà phần lớn các trường chỉ chọn những chương trình đào tạo mạnh nhất của mình để triển khai việc kiểm định trước.
Phải đổi mới cả chất và lượng
Tiến sĩ Thái Doãn Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TPHCM, cho biết, công tác đảm bảo chất lượng và KĐCL luôn được các trường ĐH xem là chiến lược, là vấn đề thường xuyên. Chính vì vậy, xây dựng đội ngũ kiểm định viên cho công tác này rất quan trọng. Trường cử nhiều người đi học, nhưng đến nay mới chỉ có 1 người được cấp thẻ kiểm định viên.
Tuy nhiên, vấn đề cần quan tâm là các kiểm định viên vừa ít lại vừa kiêm nhiệm quá nhiều việc: có người vừa quản lý, giảng dạy vừa kiêm luôn công tác kiểm định, có người thì vừa giảng dạy vừa quản lý. Các trường cần có chính sách và giảm tải để kiểm định viên chú tâm vào công tác kiểm định.
Là người tham gia từ những ngày đầu của công tác đảm bảo chất lượng và KĐCL, GS-TS Nguyễn Qúy Thanh, Hiệu trưởng Trường ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), chia sẻ: Nghịch lý của công tác KĐCL hiện nay là nhiều tiêu chí cốt lõi thì không đạt, nhưng nhiều tiêu chí không cốt lõi lại đạt. Điều này một phần do các kiểm định viên quá ít kinh nghiệm, thiếu quyết đoán và xử lý theo kiểu “tình thương mến thương”!
Đại diện một trung tâm KĐCL giáo dục tại TPHCM cũng cho biết, trong công tác kiểm định hiện nay tồn tại nhiều vấn đề nhạy cảm, như: trung tâm A kiểm định không đạt nhưng đến trung tâm B kiểm định lại đạt; nhiều kiểm định viên còn “vòi” tiền và nhũng nhiễu các cơ sở…
Những biểu hiện này một phần là do một số trung tâm kiểm định quá dễ dãi, và kiểm định viên thiếu các quy định ràng buộc dẫn đến lạm quyền. Vừa qua, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định tiêu chuẩn, đạo đức và năng lực của kiểm định viên giáo dục ĐH. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho công tác xây dựng văn hóa chất lượng giáo dục ĐH. Phần còn lại là các trung tâm kiểm định và các cơ sở đào tạo phải thật sự xem chất lượng là vấn đề sống còn, chứ không phải làm theo kiểu đối phó.
“Nếu các trường chỉ chạy theo giấy chứng nhận chất lượng thì trước sau gì sẽ không có chất lượng thật, vì người học sau khi ra trường sẽ là kênh thông tin phản hồi thực chất nhất”, một chuyên gia giáo dục nhận xét.
Trong khi đó, đại diện Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết, cùng với thông tư vừa ban hành, Bộ GD-ĐT sẽ tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giám sát hoạt động đảm bảo chất lượng và KĐCL, như xây dựng phần mềm quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về KĐCL giáo dục ĐH để giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác đảm bảo chất lượng. Trong đó có việc “kiểm định của kiểm định”, đó là giám sát kết quả kiểm định của các cơ sở giáo dục và các tổ chức kiểm định.
Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT do Bộ GD-ĐT vừa ban hành (có hiệu lực từ ngày 25-11-2022) quy định kiểm định viên giáo dục ĐH và cao đẳng sư phạm có từ 5 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục ĐH, cao đẳng sư phạm.
Thông tư còn quy định những việc kiểm định viên không được làm, như: lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động KĐCL giáo dục nhằm trục lợi từ cơ sở giáo dục, tổ chức KĐCL giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan; móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức KĐCL giáo dục để làm trái quy định pháp luật trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn…; không nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngoài khoản thù lao, chi phí đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật…
Những việc kiểm định viên giáo dục không được làm
Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 14/2022/TT-BGDĐT quy định về kiểm định viên giáo dục ĐH và CĐ sư phạm.
Ảnh minh họa/ITN.
Thông tư này có hiệu lực thi hành từ 25/11/2022, quy định về kiểm định viên giáo dục ĐH và CĐ sư phạm, bao gồm: Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của kiểm định viên; bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên; sát hạch, cấp và thu hồi thẻ kiểm định viên.
Theo Thông tư, kiểm định viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn: Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, khách quan, công tâm trong công việc. Có thái độ và phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học; có trách nhiệm, hợp tác trong công việc; tuân thủ pháp luật. Có hiểu biết sâu, rộng và kinh nghiệm thực tiễn về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng sư phạm; am hiểu chính sách, pháp luật về giáo dục ĐH, CĐ sư phạm; có khả năng độc lập, tự chủ đưa ra nhận xét, đánh giá và khuyến nghị về bảo đảm chất lượng và kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục, chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành.
Kiểm định viên cũng cần có từ 5 năm trở lên là giảng viên hoặc hoạt động trong lĩnh vực quản lý giáo dục ĐH, CĐ sư phạm; có thẻ kiểm định viên còn hiệu lực.
Quy định về trách nhiệm của kiểm định viên có yêu cầu trong thời gian mỗi 5 năm (60 tháng) sau ngày được cấp thẻ, kiểm định viên phải tham gia ít nhất 2 đoàn đánh giá ngoài và 1 khóa bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do cơ sở bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên đáp ứng quy định tổ chức, hoặc 1 khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ kiểm định viên do Bộ GD&ĐT tổ chức. Thực hiện việc giải trình về hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục với cơ quan quản lý nhà nước khi có yêu cầu.
Thông tư cũng quy định rõ những việc kiểm định viên không được làm. Theo đó, không được lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn của kiểm định viên để thực hiện hành vi trái nguyên tắc của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục nhằm trục lợi. Không được móc nối, quan hệ với cơ sở giáo dục, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để làm trái quy định pháp luật trong việc thương thảo, ký kết hợp đồng tư vấn kiểm định chất lượng giáo dục, ảnh hưởng đến lợi ích công cộng, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Kiểm định viên cũng không được nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ cơ sở giáo dục và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan ngoài khoản thù lao, chi phí đã thỏa thuận theo hợp đồng đã ký kết và theo quy định pháp luật.
Những việc kiểm định viên không được làm còn bao gồm: Xúc phạm danh dự hoặc hạ thấp uy tín của đồng nghiệp; lợi dụng ảnh hưởng của mình để can thiệp trái quy định vào hoạt động của đồng nghiệp; các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 11/2022 Dưới đây là một số chính sách liên quan đến giáo dục đào tạo, có hiệu lực từ tháng 11/2022. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ GD&ĐT Ngày 24/10, Chính phủ ban hành Nghị định số 86/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ GD&ĐT. Nghị định...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Vụ án Diddy: BTS thành 'đề kiểm tra' thiên kiến văn hóa, lựa chọn bồi thẩm đoàn?
Sao âu mỹ
13:34:06 14/05/2025
Thủ tướng Ấn Độ đánh giá vai trò của S-400 trong Chiến dịch Sindoor
Thế giới
13:14:15 14/05/2025
Diệp Bảo Ngọc: 'ma nữ' đẹp nhất màn ảnh Việt, có cuộc sống độc thân chuẩn phú bà
Sao việt
13:05:41 14/05/2025
Dành tiền triệu cho skincare nhưng bỏ qua 3 bước này, da vẫn lão hóa nhanh chóng
Làm đẹp
13:03:19 14/05/2025
Lý Yên trở về Trung Quốc cùng bạn bè đi mua sắm, cô bé hở hàm ếch năm nào giờ đã là thiếu nữ 19
Sao châu á
13:01:06 14/05/2025
Cha tôi, người ở lại - Tập 39: Thảo thất tình, tình bạn với An rạn nứt
Phim việt
12:53:36 14/05/2025
Sáng mai, xét xử phúc thẩm 2 bị cáo Lưu Bình Nhưỡng và Lê Thanh Vân
Pháp luật
12:35:46 14/05/2025
Mặt Trời bùng phát mạnh mẽ đe dọa Trái Đất với chu kỳ mới
Lạ vui
12:33:41 14/05/2025
Toàn Trí Độc Giả: Jisoo vừa "hiện hình" đã bị mắng, Lee Min Ho thảm hơn, vì sao?
Phim châu á
11:48:42 14/05/2025
Căn nhà có 4 người đang ngủ bị cháy, hàng xóm hành động tức thì
Tin nổi bật
11:43:33 14/05/2025