Náo nức chương trình Ngày hội Thầy và Trò
Chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, Thành Đoàn Hà Nội tổ chức chương trình Ngày hội Thầy và Trò để vinh danh những nhà giáo có nhiều đóng góp đối với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại Thủ đô.
Chương trình Ngày hội Thầy và Trò kỷ niệm 30 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2012) đồng thời kỷ niệm 15 năm thành lập Quỹ hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo vượt khó diễn ra sáng nay 8/11 tại Hà Nội.
Trong không khí thân mật, ấm áp của tình thầy trò và tình đồng nghiệp, các đại diện là những nhà giáo ưu tú và học sinh – sinh viên xuất sắc đến từ các trường Đại học, THPT, THCS đóng tại địa bàn Hà Nội đã có một chương trình liên hoan kỷ niệm đầy ý nghĩa.
Mở đầu chương trình là lễ khai mạc triển lãm tranh của các em học sinh. Những bức tranh đẹp nhất, những cuốn bích báo, những tờ báo tường ấn tượng nhất đã được gửi về chương trình để làm nên một triển lãm rực rỡ sắc màu tuổi học trò. Đến với cuộc triển lãm nhỏ này, các thế hệ thầy và trò đã cảm nhận được niềm vui giản dị, ấm áp của ngày 20/11.
Tranh của các em thiếu nhi tại triển lãm.
Những tờ báo tường đẹp mắt chào mừng Ngày 20/11.
Những cuốn bích báo nắn nót nét chữ học trò.
Chương trình văn nghệ chào mừng của các thế hệ học sinh.
Tại buổi liên hoan, đồng chí Trần Anh Tuấn – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Sinh viên thành phố Hà Nội đã có bài phát biểu xúc động để tri ân những đóng góp của các nhà giáo ưu tú đối với nền giáo dục nước nhà.
Đồng chí Trần Anh Tuấn – Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thành đoàn, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Sinh viên Thành phố Hà Nội.
Video đang HOT
Chương trình giao lưu thầy và trò: Em Nguyễn Phương Linh, sinh viên khoa Luật trường ĐH Công đoàn cùng cô giáo chủ nhiệm thời cấp ba ôn lại những chặng đường khó khăn để “vượt vũ môn” của cô trò nhỏ có đôi chân không lành lặn.
Chương trình cũng đã vinh danh 30 đại biểu nhà giáo có những đóng góp xuất sắc đối với công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi tại Thủ đô trong giai đoạn từ 2007 – 2012. Sau đó là lễ trao học bổng cho 173 học sinh, sinh viên nghèo vượt khó Hà Nội.
Các thầy cô thuộc khối Đại học, Cao đẳng.
Các thầy cô thuộc khối THPT, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề
Các thầy cô thuộc khối THCS và Tiểu học.
Pi Uy
Theo dân trí
Cô giáo nói 10 thứ tiếng
Cô giáo biết 10 thứ tiếng dân tộc thiểu số, chào cờ sáng thứ hai sân trường một trời sắc màu rực rỡ 32 trang phục các dân tộc. Đó là những nét đặc biệt tại một ngôi trường vùng cao.
Cô giáo Đinh Thị Kim Phương (Nhà giáo Ưu tú - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc - Thái Nguyên) thường giao tiếp bằng tiếng Kinh (vì quê Nam Định), nhưng gặp khi cần thiết, do các trò xuống học nội trú tới từ nhiều bản làng xa xôi, với đủ thứ ngôn ngữ nên có lúc lại nói tiếng Tày, khi tiếng Nùng, Hmông, Dao, Dáy, Mường....
Cô giáo Phương (bên trái) cùng những Đảng viên là học sinh vừa kết nạp.
Ở ngôi trường này, không ít thầy cô giáo nói được 10 tiếng dân tộc khác nhau như cô Phương. Đây dường như cũng là ngôi trường cấp 3 hiếm hoi khi cả 3 năm học cuối cấp chỉ có đúng 1 buổi họp phụ huynh duy nhất từ đầu cấp (vì đa số phụ huynh bận lên nương, lên rẫy lấy đâu thời gian về dự). Sau buổi họp, các học tròđầu còn khét mùi nắng quay về phía bố, mẹ cúi gập chào bái biệt 3 lần.
"Kể từ đây, các em thuộc quyền chăm sóc của các thầy cô giáo. Bố, mẹ các em người về bản, người về vùng núi cao... để vật lộn mưu sinh. Các học trò không được dùng diện thoại di động và ăn, ngủ, học hành, vui chơi đúng giờ quy định", cô Phương nói.
Vui mắt nhất vẫn là thứ 2 hàng tuần, màu sắc từ trang phục của 32 dân tộc thiểu số được các em diện trong lễ chào cờ phủ kín sân trường rực rỡ. Nhiều cô giáocho biết, chính những sắc màu này đã khiến họ tận tâm hơn với nghề hơn và những buổi chào cờ đầu tuần thêm ý nghĩa.
Chuyện độc đáo không kém, khi học sinh tham dự các buổi sinh hoạt chi bộ Đảng cùng với giáo viên. Đầu tháng 9 vừa qua, Phan Thị Quỳnh Trâm (18 tuổi), người Tày, học sinh lớp Dự bị Đại học A4 đã trở thành Đảng viên. Trâm 4 năm liền là Bí thư Chi Đoàn, năm nào cũng tham gia các kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia môn Lịch Sử.
Nữ Đảng viên trẻ này là một trong những bí thư Đoàn năng nổ với phong trào Đôi bạn cùng tiến. Trong đó, Trâm trực tiếp giúp đỡ nhiều bạn tiến bộ. Trâm kể về một kỷ niệm nhỏ: "Cách đây 2 năm, trong lớp có một bạn người Tày lúc nào cũng thể hiện tâm trạng chán nản, học hành sa sút. Qua tìm hiểu, mình được biết bố mẹ bạn ấy đang trong giai đoạn ly thân".
Cô Bí thư chi Đoàn đã tìm mọi cách để tiếp cận với cậu bạn có đôi mắt buồn. Đến nay, cậu bạn có đôi mắt buồn đã hết buồn, học khá và thậm chí được bầu vào ban Chấp hành chi Đoàn của lớp và giúp đỡ cho nhiều bạn học khác tiến bộ. Vương Quốc Dự (17 tuổi), dân tộc Nùng, Uỷ viên Ban Chấp hành Đoàn trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, "cây sáng kiến" trong phong trào tiết kiệm điện của trường. Tuy đang trẻ, nhưng Dự là đối tượng xét kết nạp Đảng tới đây của trường.
Cô giáo Đinh Thị Kim Phương vẫn còn nhớ mãi cậu học trò Vàng Mí Lùng (quê Mèo Vạc, Hà Giang). Lùng mồ côi cả bố lẫn mẹ, nhà vốn nghèo, anh em đông nên khi anh cả khi lấy vợ đã không cho các em đi học. Tuy nhiên, những con chữ cũng nhiều kiến thức lạ lẫm từ các thầy cô giáo đã hút cậu trốn nhà đi học.
Khi xuống trường nội trú, ngoài bộ quần áo phủ trên tấm thân gầy còm, Lùng chẳng có thứ gì khác. Ba năm học, các thầy cô giáo cưu mang, chăm chút Lùng như con.
Có đợt, giáp Tết Nguyên đán, Lùng phải mổ ruột thừa cấp, các thầy cô và bạn học đã túc trực ngày đêm lo từng miếng ăn, giấc ngủ. Hiện, Vàng Mí Lùng đang là sinh viên năm thứ 3 của trường Đại học Nông Lâm, nhưng vẫn biên thư đều đặn cho các "mẹ", các "bố" ở ngôi trường cũ.
Theo Tiền Phong
Vị hiệu trưởng nhường lương cho sinh viên nghèo Là người lập nên một trong những ĐH tư thục đầu tiên của cả nước, nhà giáo Huỳnh Thế Cuộc luôn được sinh viên nhắc đến với tất cả sự trân trọng, bởi tâm huyết và tình yêu của ông. Tuổi già không làm yếu đi những mong mỏi được đóng góp cho sự nghiệp giáo dục nước nhà. Gần 40 năm gắn...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Raul Rocha: Tỷ phú Mexico sở hữu Hoa hậu Hoàn Vũ, bắt tay Nawat làm loạn là ai?

Tài xế tử vong, xe tải biến dạng sau tai nạn với xe đầu kéo

Nổ nồi hơi nấu sữa đậu nành, 2 người tử vong

Người đàn ông tự lao xe máy xuống cống ven đường tử vong

Hiện trường thảm khốc vụ tai nạn trên Quốc lộ 1

Hai xe tải húc nhau, tài xế tử vong trong cabin

Bộ lòng xe điếu dài 40m: Quảng cáo sai sự thật không phải trò đùa

Sau vụ lòng se điếu, đại biểu đề nghị 'nghề của thanh tra' là phải làm đột xuất

Cháy căn hộ chung cư Viễn Đông ở TPHCM, 5 người mắc kẹt

Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm tại trường Tuệ Đức

Tiêu huỷ an toàn quả bom nặng 100kg

Vụ lòng se điếu 'fake': Đại sứ ẩm thực ra kèo 1 tỷ, tiết lộ "bùa phép" heo bệnh?
Có thể bạn quan tâm

Phim Hàn mới chiếu 1 ngày đã chiếm top 1 Việt Nam, nam chính diễn xuất phong thần không phải bàn cãi
Phim châu á
23:47:02 09/05/2025
"Nàng thơ quý tộc" xứ Hàn hút hồn với khí chất quá tiểu thư: Sang đến độ stylist chỉ nhìn mà không dám chỉnh váy
Hậu trường phim
23:38:22 09/05/2025
Ca sĩ Noo Phước Thịnh: Tôi và MONO trong sạch, không có gì hết
Nhạc việt
23:31:22 09/05/2025
Mỹ nhân 19 tuổi người Philippines gặp thử thách lớn ở Italian Open 2025
Sao thể thao
23:29:37 09/05/2025
Jennie (BLACKPINK) càng nổi ở quốc tế, lại bị phán "hết thời" ngay tại quê nhà!
Sao châu á
23:15:20 09/05/2025
MC gây sốt với clip 4 triệu view ăn lòng se điếu: Sống trong nhà "view triệu đô", dẫn 18 chương trình cùng lúc
Sao việt
23:10:48 09/05/2025
Lừa vay tiền đáo hạn ngân hàng, chiếm đoạt 3,7 tỷ đồng để trả nợ
Pháp luật
22:56:11 09/05/2025
Tân Giáo hoàng Leo XIV cử hành thánh lễ đầu tiên
Thế giới
22:55:46 09/05/2025
Nhạc sĩ Giao Tiên tiết lộ bí mật trong 'Cô Thắm về làng'
Tv show
22:46:40 09/05/2025
Đột phá mới trong nghiên cứu vắc xin ngừa các chủng cúm nguy hiểm
Sức khỏe
22:32:25 09/05/2025