NASA công bố kế hoạch chế tạo lò phản ứng hạt nhân trên Mặt Trăng
Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết họ muốn chế tạo các lò phản ứng năng lượng hạt nhân để phục vụ các chuyến thám hiểm Mặt Trăng và vũ trụ.
Ảnh minh họa hệ thống điện nhiệt hạch bề mặt của chương trình Artemis . Ảnh: NASA
Theo đài RT (Nga), NASA cho biết cơ quan này đã công bố 3 hợp đồng phát triển ý tưởng thiết kế với sự hợp tác của Bộ Năng lượng (DOE). Công ty công nghiệp – quân sự khổng lồ Lockheed Martin và công ty hàng đầu của Mỹ trong ngành công nghiệp hạt nhân Westinghouse cũng sẽ tham gia vào dự án này.
NASA hy vọng bản thi ết kế “hệ thống điện nhiệt hạch bề mặt” sẽ sẵn sàng ra mắt vào cuối thập kỷ này. Ông John Wagner, Giám đốc Phòng thí nghiệm Quốc gia Idaho của DOE, gọi dự án này là “bước khởi đầu có thể đạt được giúp Mỹ hướng tới thiết lập năng lượng hạt nhân trên Mặt Trăng”.
Theo NASA, ba hợp đồng kéo dài 12 tháng, mỗi hợp đồng trị giá 5 triệu USD, sẽ tài trợ cho các ý tưởng thiết kế ban đầu của hệ thống điện nhiệt hạch 40 kilowatt. NASA yêu cầu hệ thống này phải có khả năng hoạt động kéo dài ít nhất 10 năm trong môi trường khắc nghiệt của Mặt Trăng. Cơ quan này cũng cho biết nếu được xây dựng thành công trên bề mặt Mặt Trăng, các lò phản ứng có thể được sử dụng cho sứ mệnh cuối cùng lên sao Hỏa.
Ngoài Lockheed Margin và Westinghouse, nhà thầu thứ 3 sẽ tham gia vào dự án này là IX – liên doanh giữa nhà thiết kế tàu vũ trụ Intuitive Machines và X-Energy, có trụ sở tại Texas .
Video đang HOT
Ông Jim Reuter, đại diện Ban Giám đốc Nhiệm vụ Công nghệ Không gian của NASA bình luận: “Việc phát triển những thiết kế ban đầu này sẽ giúp tạo bàn đạp cho sự hiện diện lâu dài của con người ở các thế giới khác”.
Cơ quan vũ trụ Mỹ cho rằng các hệ thống nhiệt hạch nhỏ hơn, nhẹ hơn có thể cung cấp “năng lượng liên tục bất kể vị trí nào, với ánh sáng Mặt Trời sẵn có và các điều kiện môi trường tự nhiên khác”. NASA cũng hy vọng nhận sẽ được thông tin quan trọng từ ngành hạt nhân để phát triển các hệ thống đẩy nguyên tử phục vụ các sứ mệnh thám hiểm không gian sâu.
Trước đó, NASA tiết lộ lò phản ứng hạt nhân sẽ được xây dựng trên Trái Đất và sau đó đưa tới Mặt Trăng, nhằm cung cấp năng lượng bền vững, cũng như khám phá không gian trong tương lai. Kế hoạch xây dựng hệ thống điện nhiệt hạch bề mặt bao gồm lõi lò phản ứng dùng nhiên liệu urani, hệ thống biến đổi năng lượng hạt nhân thành điện có thể sử dụng, hệ thống quản lý nhiệt để làm mát.
Các hợp đồng trên là một phần của chương trình Artemis, sáng kiến hàng không vũ trụ của Mỹ với mục tiêu quay trở lại Mặt Trăng, và đưa phụ nữ và người da màu đầu tiên lên bề mặt Mặt Trăng. Kế hoạch ban đầu của chương trình này dự kiến sẽ diễn ra vào năm 2024, nhưng năm ngoái NASA cho biết họ không còn đi đúng hướng để đạt được mục tiêu này với lý do thiếu kinh phí.
Hồi tháng 3, NASA đã công bố kế hoạch đưa con người lên sao Hỏa vào năm 2040. Chưa đầy một tuần sau, cơ quan này đã hủy bỏ cuộc thử nghiệm tàu vũ trụ Artemis I do trục trặc kỹ thuật.
Trong nhiều năm, NASA đã rất chú trọng đến quá trình nhiệt hạch hạt nhân. Họ coi công nghệ này là lựa chọn thiết thực nhất cho các chuyến du hành vũ trụ trong tương lại với độ tin cậy cao, khả năng tạo năng lượng hiệu quả.
“NASA và DOE đang hợp tác trong quá trình phát triển quan trọng và đầy thách thức này. Sau khi hoàn thành, đây sẽ là một bước tiến đáng kinh ngạc đối với việc con người khám phá Mặt Trăng và sao Hỏa trong thời gian dài”, Todd Tofil, quản lý dự án Fission Surface Power, nói.
Báo cáo kiểm toán cho thấy Mỹ không thể trở lại Mặt Trăng trước năm 2026
Theo kết quả một cuộc kiểm toán của Chính phủ Mỹ được công bố ngày 15/11, kế hoạch đưa người trở lại Mặt Trăng của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) sẽ chỉ có thể thực hiện "sớm nhất là vào năm 2026".
Mỹ không thể trở đưa người trở lại Mặt Trăng trước năm 2026. Ảnh minh họa: Yahoo/TTXVN
Báo cáo của Văn phòng Tổng thanh tra - cơ quan kiểm toán của NASA - cho biết chương trình Artemis đưa các nhà du hành Mỹ trở lại Mặt Trăng đang gặp phải "những khó khăn về kỹ thuật và sự trì hoãn kéo dài do đại dịch COVID-19 và tình hình thời tiết".
Báo cáo nêu rõ: "Mục tiêu của NASA về việc đưa các phi hành gia hạ cánh trên Cực Nam của Mặt Trăng vào cuối năm 2024 đang đối mặt nhiều thách thức quan trọng, như các rủi ro lớn về kỹ thuật, tiến độ phát triển phi thực tế và mức tài trợ thấp hơn yêu cầu".
Theo Văn phòng Tổng thanh tra của NASA, "những trang phục du hành không gian mới, cần thiết để thực hiện nhiệm vụ sẽ chưa thể sẵn sàng" trước tháng 5/2025, do "những yêu cầu về kỹ thuật và thiếu kinh phí".
Tiếp đó, sự phát triển của "hệ thống hạ cánh do con người điều khiển" hoặc HLS - được ủy thác cho công ty SpaceX - cũng sẽ "có thể" bị trì hoãn.
Tàu đổ bộ Starship sẽ là phương tiện đưa các phi hành gia du hành từ quỹ đạo Mặt Trăng lên bề mặt Mặt Trăng.
Văn phòng Tổng thanh tra khen ngợi "tốc độ nhanh chóng" trong công tác sản xuất của SpaceX, nhờ vào hệ thống "sản xuất nhiều bộ phận động cơ và các thành phần theo quy trình khép kín".
Trong các cuộc thanh tra hồi tháng 8 vừa qua tại trụ sở chính ở California và các nhà máy ở Texas, Văn phòng Tổng thanh tra cho biết việc phát triển 20 nguyên mẫu Starship và 100 động cơ Raptor đã được hoàn tất.
Trong 15 năm qua, thời gian trung bình giữa thời điểm ký kết hợp đồng và triển khai chuyến bay đầu tiên là 8 năm rưỡi. Tuy nhiên, cơ quan kiểm toán của NASA cho rằng SpaceX sẽ rút ngắn 50% khoảng thời gian này.
Hiện NASA vẫn đang nỗ lực thực hiện sứ mệnh đầu tiên - sứ mệnh Artemis 1 đưa tàu du hành không người lái bay trong quỹ đạo của Mặt Trăng vào tháng 2/2022. Tuy nhiên, báo cáo kiểm toán ước tính rằng sứ mệnh này chỉ có thể diễn ra "vào mùa hè năm 2022".
Tiếp đó, sứ mệnh Artemis 2 sẽ đưa các phi hành gia lên Mặt Trăng nhưng không hạ cánh. Còn sứ mệnh đưa người trở lại Mặt Trăng được đặt tên là Artemis 3.
Theo báo cáo kiểm toán, chương trình thám hiểm Mặt Trăng là vô cùng tốn kém, với chi phí ước tính lên tới 93 tỷ USD vào tài khóa 2025. Trong 4 lần phóng đầu tiên, mỗi lần phóng có chi phí 4,1 tỷ USD. Theo Văn phòng Tổng thanh tra, NASA cần phải "tìm giải pháp để giảm bớt các chi phí này".
Mỹ chế tạo tàu ngầm hạt nhân 'lớn, hiện đại nhất' đối phó Trung Quốc Mỹ đã bắt đầu đóng tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo, chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Columbia tân tiến nhất của mình, giữa lúc hải quân Trung Quốc lớn mạnh nhanh chóng. Theo trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ, lễ khởi công đóng tàu USS District of Columbia (SSBN 826) đã diễn ra vào ngày 4.6....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Vợ chồng cựu 'siêu cớm' Mexico bị buộc phải nộp hơn 2,4 tỉ USD cho chính phủ

Nga - Ukraine tấn công "ăn miếng, trả miếng": Hỏa lực rung chuyển bầu trời

Bỏ đại học, gen Z Mỹ đi làm thợ thu nhập vẫn "khủng"

"Ông trùm" đứng sau Telegram giàu cỡ nào?

Australia đẩy mạnh nỗ lực khắc phục sau lũ

Ông Trump: "Harvard phải thay đổi cách làm việc"

Phó Tổng thống Vance: Mỹ sẽ dừng chính sách can thiệp vào nội bộ nước khác

Ukraine muốn ông Trump tham gia cuộc gặp giữa 2 ông Zelensky và Putin

Tổng thống Pháp thăm Việt Nam: Chuyến thăm mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng

Tổng thống Nga chỉ đạo cải tổ toàn diện ngành công nghiệp quốc phòng

Mỹ báo tin tốt về đàm phán thương mại với các nước, nêu ngoại lệ

Công chúa kế vị Bỉ có thể phải rời Harvard sau động thái của ông Trump
Có thể bạn quan tâm

G.E.M 1 mình hạ đo ván BLACKPINK, GRAMMY vinh danh, có gì đáng gờm?
Sao châu á
23:12:37 24/05/2025
Vụ người đàn ông tấn công nữ chủ tiệm cắt tóc: Nạn nhân nhập viện
Tin nổi bật
23:09:18 24/05/2025
Taylor Swift nghỉ chơi Blake Lively, lý do gây chấn động showbiz?
Sao âu mỹ
23:09:03 24/05/2025
Tôi đuổi em họ của chồng ra khỏi nhà, anh không dám phản đối vì lý do này
Góc tâm tình
23:03:12 24/05/2025
Nhan sắc biến dạng của mỹ nam Vườn Sao Băng, còn đâu một thời đẹp ăn đứt cả Lee Min Ho
Hậu trường phim
22:59:14 24/05/2025
Tranh cãi chuyện khách mua cua gạch phải tốn thêm 200.000 đồng mua dây buộc
Netizen
22:56:12 24/05/2025
Cách rã đông gà nguyên con chuẩn để giữ hương vị
Ẩm thực
22:55:31 24/05/2025
Nếu NSX Tân Binh Toàn Năng biết cách "biến hình" tổ hợp thí sinh trội nhan sắc cỡ này, thì có lẽ show đã hot hơn?
Tv show
22:37:20 24/05/2025
Nam NSƯT lấy vợ năm 19 tuổi, đẻ 4 con, vợ cầm tiền đầu tư bất động sản nên giàu to
Sao việt
22:32:31 24/05/2025
Cấp cứu 2 cháu bé lâm nguy vì mảnh kính vỡ, cây tăm xỉa răng
Sức khỏe
21:56:52 24/05/2025