NATO thất thủ nếu đối đầu với Nga
Trang War on the Rocks của Mỹ vừa mô phỏng một cuộc xung đột giả định giữa lực lượng quân đội Nga với NATO và cho thấy kết quả bất ngờ.
Báo Mỹ tin rằng, lực lượng vũ trang Nga có khả năng “chỉ trong 10 ngày” triển khai thành công tại vùng Baltic tới 27 tiểu đoàn trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu, tương đương với 30.000 – 50.000 binh sĩ. Ngoài ra, War on the Rocks cũng cho rằng, việc Nga triển khai quân cũng bao gồm các xe bọc thép, xe tăng, xe chiến đấu bộ binh và v.v… Trong khi đó quân NATO chỉ có thể chống lại lực lượng yếu kém hơn. Trong ảnh: NATO tập trận tại Đông Âu tháng 12/2015.
Tuy nhiên, Lục quân không phải là vấn đề duy nhất. Thực tế là các loại súng và pháo của Nga đủ sức giáng đòn vào mục tiêu ở khoảng cách xa hơn nhiều so với những mẫu tương tự hiện có trong trang bị vũ khí của Mỹ. Trong ảnh: NATO tập trận tại Đông Âu tháng 12/2015.
Ngoài ra, xe tăng hiện đại và xe chiến đấu bộ binh của Nga có vỏ thiết giáp tốt hơn, còn về vũ khí và các cảm biến, thêm nữa ở một số lĩnh vực – cụ thể như hệ thống bảo vệ tích cực của tên lửa có điều khiển chống tăng – thì Nga vượt mặt các trang bị tương tự của NATO. Trong ảnh: NATO tập trận tại Đông Âu tháng 12/2015.
Video đang HOT
Đặc biệt, War on the Rocks còn chú ý đến điểm hạn chế về khả năng của Mỹ liên quan đến việc sử dụng lực lượng không quân. Điều này gắn với thực tế rằng Nga đang sở hữu kho vũ khí tên lửa đất-đối-không được cho là số 1 thế giới. Trong ảnh: NATO tập trận tại Đông Âu tháng 12/2015.
Trước thực tế này, RAND (tổ chức phi lợi nhuận ở Mỹ chuyên nghiên cứu về các vấn đề quân sự, an ninh, chiến tranh…) cho rằng Nga có thể đánh bại NATO và Mỹ không quá 36 giờ nếu xảy ra chiến tranh tại Baltic. Trong ảnh: NATO tập trận tại Đông Âu tháng 12/2015.
Cụ thể, trong khoảng thời gian từ mùa hè năm 2014 đến mùa xuân 2015, các chuyên gia quân sự và phi quân sự của RAND đã mô phỏng một loạt các trò chơi chiến tranh để dự đoán về viễn cảnh sẽ xảy ra. Kết quả cho thấy, với cấu trúc lực lượng quân sự hiện tại ở châu Âu, NATO không đủ khả năng bảo vệ vùng lãnh thổ của một số nước thành viên có vị trí địa lý gần Nga nhất, cụ thể đó là các nước Lithuania, Latvia và Estonia. Trong ảnh: Quân khu phía Tây Nga tập trận hồi cuối năm 2015.
Cả ba quốc gia đều không chỉ không chung đường biên giới với bất kỳ đồng minh nào trong khối NATO mà còn nằm kẹp giữa biển Baltic với Nga, Belarus – nước đồng minh chính của Nga và vùng lãnh thổ Kaliningrad thuộc Nga. Yếu tố địa lý cùng với việc NATO liên tục giảm bớt sự hiện diện quân sự của mình ở khu vực (so với tương quan lực lượng của Nga tại đây) đã đặt ba quốc gia vào mối nguy hại to lớn trước tham vọng chinh phục của Nga. Trong ảnh: Quân khu phía Tây Nga tập trận hồi cuối năm 2015.
Bản báo cáo RAND đưa ra gợi nhắc đến quan ngại tương tự trước đó của tướng Petr Pavel, Chủ tịch Ủy ban Quân sự NATO. Hồi tháng 5/2015, ông Pavel đã cảnh báo rằng Moscow sẽ có thể chinh phục 3 nước vùng Baltic trong vòng hai ngày bất chấp cả ba quốc gia đều đã gia nhập NATO. Trong ảnh: Quân khu phía Tây Nga tập trận hồi cuối năm 2015.
Ông Pavel tin rằng phần lớn nguyên nhân dẫn đến khả năng trên là do quy trình truyền đạt mệnh lệnh tương đối chậm chạp của NATO. “Một trong những nhược điểm của NATO là quy trình phức tạp khi đưa ra quyết định của tổ chức. Điều này là bởi NATO có 28 nước thành viên và tất cả phải cùng đạt được sự đồng thuận cho mọi quyết định. Trong ảnh: Quân khu phía Tây Nga tập trận hồi cuối năm 2015.
Từ góc độ chuyên môn, nếu xét đến việc Nga có thể triển khai bao nhiêu quân tại vùng Baltic, diện tích của các nước này và mật độ quân đội trên vùng lãnh thổ của họ, tôi tin rằng Baltic có thể sẽ bị chiếm đóng trong vòng vài ngày”, Pavel phát biểu trên trang tin CTK của Czech. Khả năng Nga dễ dàng chinh phục vùng Baltic còn là bởi điện Kremlin liên tục đẩy mạnh công cuộc hiện đại hoá quân đội của mình, kèm theo đó là sự suy giảm khả năng tự vệ nói chung của NATO. Trong ảnh: Quân khu phía Tây Nga tập trận hồi cuối năm 2015.
Trong khi Nga không ngại ngần chi mạnh tay để hiện đại hoá hạm đội tàu (dẫn đến khả năng NATO có thể bị đánh bật ra khỏi vùng biển Baltic), làm mới lực lượng không quân (nhằm lấn lướt ưu thế trên không từ trước đến nay của quân đội Mỹ) thì chi tiêu quân sự của NATO đang sụt giảm đáng kể. Trong ảnh: Quân khu phía Tây Nga tập trận hồi cuối năm 2015.
Theo tạp chí Foreign Policy, quân đội Mỹ đã kéo hai sư đoàn thiết giáp ra khỏi Đức và chỉ duy trì hai đơn vị ở châu Âu ở thời điểm hiện tại. Trong năm 2015, cũng chỉ có năm thành viên trong khối NATO đạt mức chi tiêu quân sự tối thiểu do tổ chức đề ra. Trong ảnh: Quân khu phía Tây Nga tập trận hồi cuối năm 2015.
Theo_Báo Đất Việt
Nga chuẩn bị thử nghiệm hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U
Ngày 16-2, phát ngôn viên Quân khu phương Đông của Nga, Đại tá Alexander Gordeyev cho biết, các đơn vị quân đội Nga tại vùng lãnh thổ Viễn Đông Primorsky đang chuẩn bị tiến hành phóng thử các hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U hiện đại.
"Các đơn vị phòng không thuộc trung đoàn bộ binh cơ giới của Quân khu phương Đông, đồn trú tại vùng lãnh thổ Primorsky, sẽ lần đầu tiên thử nghiệm các hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U vào tháng 3-2016 tại trường bắn Telemba", ông Gordeyev nói với các phóng viên.
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U của Nga
Hệ thống tên lửa phòng không Tor-M2U (NATO gọi là SA-15 Gauntlet) đã được biên chế hoạt động tại vùng lãnh thổ Primorsky, giáp biên giới với Trung Quốc và Triều Tiên, vào năm 2014.
Tor-M2U là một hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn, được thiết kế để bảo vệ các cơ sở quân sự và dân sự quan trọng khỏi các cuộc tấn công bằng máy bay, tên lửa hành trình và điều khiển, cũng như máy bay không người lái.
Hệ thống phòng không tầm ngắn này có thể phát hiện đồng thời hơn 40 mục tiêu trên không và tấn công cùng một lúc tới 4 mục tiêu trong đó với tầm bắn lên đến gần 7km và ở độ cao hơn 6km.
Theo ANTD
Đằng sau lùm xùm Su-27: NATO "bất lực" trước Nga tại Baltic Với tần suất bay của chiến đấu cơ Nga và NATO trên Baltic hiện nay, khối quân sự do Mỹ đứng đầu này khó có thể làm gì nếu Moscow động binh. Trong khi Nga coi những vụ chạm trán tại Baltic là chuyện thông thường thì Mỹ lại cáo buộc Nga khiêu khích và đánh giá chuyện ấy rất nguy hiểm. Được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Iran chỉ trích Mỹ yêu cầu phi thực tế

Khai mạc mật nghị bầu giáo hoàng

Đức chính thức có thủ tướng mới

Tài sản tỉ phú Warren Buffett mất gần 9 tỉ USD sau tuyên bố nghỉ hưu

Israel tiếp tục không kích, vô hiệu hóa sân bay thủ đô Yemen

Chính quyền Myanmar công bố lệnh ngừng bắn mới sau thảm họa động đất

Thế giới 24h: Ấn Độ tấn công Pakistan bằng loạt tên lửa

Hamas không còn quan tâm đàm phán ngừng bắn với Israel

Trung Quốc tố CIA 'khiêu khích chính trị trần trụi', tuyên bố đối phó

Tòa phúc thẩm bác kiến nghị của ông Trump, bảo vệ hàng trăm ngàn người nhập cư

Tới Nhà Trắng, tân Thủ tướng Mark Carney nói 'Canada không bao giờ để bán'

Lộ diện những ứng viên hàng đầu cho chức Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ
Có thể bạn quan tâm

"Thầy ông nội" khai tung tích của Diễm My, bà Phương Hằng gay gắt
Netizen
09:39:17 07/05/2025
Những họa tiết nữ tính và trẻ trung đang trở lại mạnh mẽ trong mùa hè 2025
Thời trang
09:36:47 07/05/2025
Sốt xuất huyết đang vào mùa, cần chủ động phòng bệnh
Sức khỏe
09:32:09 07/05/2025
Những hot girl nhúng chàm khi đem lòng yêu 'trùm' ma túy
Pháp luật
09:30:25 07/05/2025
Cách xử trí khi bị dị ứng kem chống nắng
Làm đẹp
09:22:03 07/05/2025
Sau 2 thập niên, số phận Toyota Innova sắp đi đến hồi kết?
Ôtô
09:19:51 07/05/2025
Honda ADV160 2025 được bổ sung tùy chọn màu sắc mới
Xe máy
09:17:35 07/05/2025
Microsoft ra mắt máy tính AI giá rẻ
Đồ 2-tek
09:11:39 07/05/2025
Vụ ngoại tình chấn động showbiz: Camera hành trình phơi bày 16 phút xấu hổ của cặp đôi trơ trẽn
Sao châu á
09:10:39 07/05/2025
Nữ phượt thủ đánh giá "vách đá trắng quốc dân" ở Hà Giang có độ khó mức 3/10
Du lịch
09:07:41 07/05/2025