Nên hay không việc thi thăng hạng giáo viên?

Để thăng hạng, ngoài kiến thức chuyên môn, giáo viên phải dự thi ngoại ngữ, tin học. Điều này gây khó khăn với nhiều giáo viên, đặc biệt là nhà giáo 6x, 7x.

LTS: Bàn về câu chuyện thi thăng hạng giáo viên, cô giáo Thuận Phương chia sẻ những nỗi vất vả của giáo viên khi phải tìm mọi cách đáp ứng điều kiện được thi thăng hạng là có chứng chỉ ngoại ngữ.

Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.

Chuyện thi thăng hạng giáo viên lại trở nên nóng trên các diễn đàn giáo dục. Khá nhiều thầy cô hiện nay băn khoăn, thắc mắc: thi thăng hạng để làm gì? Mục đích của việc thi thăng hạng giáo viên?

Nhiều người còn không biết mình đang ở hạng nào.

Nhiều năm về trước, giáo viên từng cấp học ăn lương theo trình độ đào tạo.

Ví như giáo viên mầm non, tiểu học tốt nghiệp trung cấp sư phạm, ra trường nhận lương từ 1.86 đến 4.06.

Giáo viên bậc trung học cơ sở ăn lương theo trình độ cao đẳng với hệ số lương từ 2.1 đến 4.89.

Còn giáo viên bậc trung học phổ thông ăn lương đại học với hệ số lương 2.34 đến 4.98.

Thời gian sau này, để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công việc của bản thân và của đơn vị sử dụng, các giáo viên mầm non, tiểu học, trung học đã học tập nâng cao trình độ chuyên môn từ trung cấp lên cao đẳng, đại học hoặc từ cao đẳng lên đại học hoặc từ đại học lên cao học.

Thế là, giáo viên được xếp vào các hạng theo trình độ văn bằng mình có mà không phải tham thi thăng hạng như quy định hiện nay.

Nên hay không việc thi thăng hạng giáo viên? - Hình 1

Giáo viên vật lộn với quy định thi thăng hạng giáo viên. Ảnh minh họa: Báo Giáo dục và Thời đại.

Đến năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Nội vụ ban hành một loạt Thông tư 20, 21, 22, 23/2015TTLT-BGDĐT-BNV quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên từ mầm non đến giáo viên trung học phổ thông giáo dục công lập.

Các thông tư trên quy định giáo viên mầm non, tiểu học xếp từ hạng IV đến hạng II (hạng IV hệ số lương từ 1,86 đến 4,06; hạng III từ 2,1 đến 4,89; hạng II từ 2,34 đến 4,98), giáo viên trung học cơ sở từ hạng III đến hạng I (hệ số lương hạng III từ 2,1 đến 4,89; hạng II từ 2,34 đến 4,98, hạng I từ 4,00 đến 6,38).

Đến tháng 7/2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư 20/2017/BGDĐT quy định điều kiện thi thăng hạng giáo viên thì việc chuyển ngạch của thầy cô gần như chẳng còn nhiều hy vọng.

Để thăng hạng, giáo viên phải dự thi 4 môn, gồm kiến thức chung, chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.

Trong đó, môn ngoại ngữ sẽ kiểm tra các kỹ năng đọc hiểu, viết ở trình độ ngoại ngữ tương đương với khung 6 bậc của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Giáo viên muốn thi thăng từ hạng IV lên hạng III, hoặc từ hạng III lên hạng II phải thi môn ngoại ngữ trình độ bậc 2 (A2), thi thăng hạng II lên hạng I phải môn ngoại ngữ trình độ bậc 3 (B1).

Video đang HOT

Một số trường hợp đang làm việc ở vùng dân tộc thiểu số, đã có bằng đại học ngoại ngữ, có văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế… thì sẽ được miễn thi ngoại ngữ.

Nói về vấn đề này, nhiều giáo viên bức xúc, quy định về ngoại ngữ đã gần như cắt đứt mọi hy vọng của lớp giáo viên 6x, 7x vì thời còn học phổ thông có người chưa bao giờ biết đến ngoại ngữ là gì?

Những giáo viên này dù chuyên môn có tốt đến đâu nhưng không biết ngoại ngữ thì kết quả cũng bằng 0.

Càng nhiều quy định càng tiêu cực

Nếu môn Ngoại ngữ được tổ chức thi theo kiểu vấn đáp một cách nghiêm túc, minh bạch thì số lượng giáo viên vượt qua môn thi này chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.

Thế nhưng Thông tư cũng đã có “nút mở” khi có quy định một số trường hợp được miễn thi ngoại ngữ nhưng phải nộp chứng chỉ, văn bằng ngoại ngữ.

Thế là, giáo viên như người chết đói vớ được cọc. Việc có được chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định đã trở nên dễ dàng như trở bàn tay miễn là biết đầu tư một khoản tiền hợp lý.

Vì điều này, trong thời gian qua hiện tượng tiêu cực như giáo viên phải đăng ký đi học cấp tốc, mua bằng cấp, chứng chỉ… đã đang diễn ra nhan nhản ở nhiều địa phương trong cả nước.

Những chứng chỉ “bóp cổ” giáo viên

Thông tư xếp hạng giáo viên các cấp quy định: thấp nhất, giáo viên các cấp phải có trình độ Anh văn A1 (Tiểu học, Trung học cơ sở), A2 (Trung học phổ thông) theo khung quy chuẩn tham chiếu châu Âu.

Tuy nhiên, trong thực tế “hầu như có rất ít giáo viên đạt được trình độ Anh văn theo như quy định” đặc biệt giáo viên thế hệ 6x,7x.

Trước những lo lắng của giáo viên, Báo Tin tức đã dẫn lời ông Trần Kim Tự rằng hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo tạo đã thống nhất với Bộ Nội vụ, giao nhiệm vụ cho 15 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng đủ điều kiện thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp.

Hiện nay, 15 cơ sở này đang phối hợp với các địa phương để tổ chức bồi dưỡng.

Vì vậy, tại khoản 1 Điều 9 Thông tư, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho phép giáo viên trong các cơ sở giáo dục tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp được tổ chức trước ngày 31/12/2018 thì “chưa yêu cầu có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp”.

Trong thời hạn tối đa 1 năm kể từ ngày công bố kết quả thi thăng hạng, cơ quan, đơn vị có thẩm quyền quản lý, sử dụng giáo viên có trách nhiệm cử giáo viên đã tham dự kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp tham dự khóa bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn của hạng chức danh nghề nghiệp dự thi [1]

Trong thực tế thì chính giáo viên cũng chẳng biết đến tên 15 cơ sở đào tạo, bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên các cấp là những cơ sở nào.

Chỉ biết rằng, ở khá nhiều huyện thị trong cả nước hàng loạt trung tâm, trường đại học vẫn về chiêu sinh cấp chứng chỉ ngoại ngữ chỉ sau một hoặc vài ngày đăng kí.

Đăng kí học còn đỡ, nhiều giáo viên lại chẳng cần đi đăng kí mà chỉ cần ngồi nhấp chuột, nộp tiền là có ngay chứng chỉ ngoại ngữ mình cần.

Nếu đánh cụm từ “mua bán chứng chỉ tiếng Anh tại Hà Nội” vào trang tìm kiếm google sẽ cho hơn 600 nghìn kết quả; cụm từ “làm chứng chỉ tiếng Anh lấy ngay” sẽ cho 385 nghìn kết quả tìm kiếm…

Tìm hiểu trang web: http://tienganhb1b2c1.edu.vn của Trung tâm ngoại ngữ T&G, có địa chỉ tại số 272 Khương ình (Thanh Xuân, Hà Nội), người đọc sẽ gặp những dòng quảng cáo bắt mắt như:

Tuyển sinh và đào tạo tiếng Anh A2, B2, B1, C1 theo khung tham chiếu châu Âu; hỗ trợ đầu ra 99%, học thật, thi thật và có lưu hồ sơ gốc.

Trong vai người có nhu cầu cấp chứng chỉ tiếng Anh B1, chúng tôi liên hệ với đại diện của Trung tâm ngoại ngữ T&G là anh Trung, số điện thoại 0977.179.xxx và được anh hướng dẫn rất nhiệt tình:

“Nếu anh cần chứng chỉ tiếng Anh B1 của Trường Đại học Hà Nội cấp thì nộp cho em 12 triệu đồng, thi tại trường. Nếu thi tại Trường ại học Vinh (Nghệ An) thì nộp 6,5 triệu đồng, em bao đỗ 99,9%.

Anh đưa trước cho em 50% tổng số tiền và kèm hai ảnh, chứng minh thư bản sao, số tiền còn lại đưa nốt trước khi vào phòng thi.

Nếu muốn chứng chỉ loại khá, giỏi thì nộp thêm từ ba triệu đến năm triệu đồng…”. [2]

Bất kể giá cả bao nhiêu miễn có được trong tay chứng chỉ ngoại ngữ theo quy định thì giáo viên cũng đành “tặc lưỡi” để bỏ ra một khoản tiền lấy về cho xong.

Thông tư 20/2017/BGDĐT quy định việc thăng hạng giáo viên đã trở thành “chiếc cần câu cơm” béo bở cho nhiều trung tâm ngoại ngữ và trung tâm dạy nghề ở các địa phương.

Bởi, nhờ việc quy định về chứng chỉ ngoại ngữ mà họ đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ còn giáo viên lại bị “bóp cổ” không thương tiếc.

Liệu việc giáo viên thăng hạng có đồng nghĩa với chất lượng học sinh cũng được nâng lên?

Tài liệu tham khảo:

[1] https://baotintuc.vn/giao-duc/thi-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep-co-gay-kho-cho-giao-vien-20171104090919850.htm

[2]http://www.nhandan.com.vn/giaoduc/tin-tuc/item/34531102-chan-chinh-viec-dao-tao-cap-chung-chi-ngoai-ngu.html

Theo giaoduc.net.vn

"TRƯỜNG HỌC MỚI": Để học sinh thêm yêu mái trường

Nhà trường lý tưởng phải như thế nào để hàng ngày học sinh thích tới lớp? Để các em không phải khổ sở vì học quá tải và căng thẳng, đồng thời phát triển được tài năng của mình và tiếp thu được những kiến thức mở đường tới tương lai, nơi cái được trân trọng không phải là dầu hỏa, vũ khí, mà là trí tuệ? Liệu điều đó có trở thành hiện thực hay không?

TRƯỜNG HỌC MỚI: Để học sinh thêm yêu mái trường - Hình 1

Trường UWC Dilijan ở Armenia (UWC-Trường Thế giới Liên kết- là một tổ chức giáo dục quốc tế kết nối con người, quốc gia, và các nền văn hóa bằng giáo dục nhằm hướng tới sự hòa bình và một tương lai bền vững).

Giáo dục là đầu tư chính cho tương lai, chính vì vậy mà xét trên quan điểm kinh tế, ở nhiều nước trên thế giới, lĩnh vực này phát triển nhanh hơn ngành dầu khí.

Trong thế kỷ XXI, không phải tài nguyên khoáng sản, không phải đất đai, không phải vũ khí đem lại thành công cho một quốc gia: giá trị cơ bản của thế giới hậu công nghiệp, như người ta nói, - đó là nguồn vốn con người. "Đứng đầu sẽ là những nước có nhiều người tài năng nhất tìm đến", - bà Veronika Zonabend, người sáng lập UWC Dilijan College, phát biểu.

Tại diễn đàn giáo dục quốc tế World Schools Show, nơi tập trung các chuyên gia giáo dục, các thầy giáo và những người thành lập các cơ sở giáo dục đã nêu lên một chủ đề quan trọng: làm thế nào để hệ thống giáo dục thu hút và ủng hộ các tài năng trẻ?

Hiện tại, không hiếm khi những trẻ em say mê học tập cảm thấy trường học thông thường, truyền thống là một "nhà tù nhỏ". Một trong những thành viên tham gia diễn đàn, học sinh lớp 9 Gosha Bondar phát biểu như vậy. "Cuộc sống đích thực" đối với em bắt đầu ngoài phạm vi nhà trường, trong trường em chỉ dành một phần ba năm học, phần thời gian còn lại chuẩn bị và tham gia các cuộc thi olympia về kỹ thuật robot hoặc học vẽ.

Các thầy giáo chấp nhận điều đó vì Gosha đoạt giải trong các cuộc thi và mang điểm về cho nhà trường - như vậy cậu bé đã thành công trong việc "tách khỏi hệ thống". "Em thực sự thích môn lập trình và vẽ, những thứ không được coi trọng trong nhà trường, - cậu bé nói.

Chúng em không được dạy những kỹ năng quan trọng nhất, không được học những môn chính: triết học, hội họa, lịch sử, nghệ thuật hùng biện. Nhà trường cần phải dạy những gì giúp ích chúng em trong cuộc sống".

Mục đích là tìm con đường tới đích

Những gì học sinh ở hầu hết các trường phổ thông học trong 11 năm, theo các em là nhàm chán, xa lạ với cuộc sống, không hiện đại: nhiều em tin rằng nhà trường không cung cấp kiến thức về các hiện tượng, mà chỉ cốt dạy để thi quốc gia thống nhất.

Những người tham gia dự án "Voice of youth/Tiếng nói trẻ em" than phiền rằng hiện nay trong giáo dục Nga đã xuất hiện khoảng cách rất lớn về tuổi tác và tâm lý giữa thầy giáo và học sinh: thầy giáo vẫn dạy theo hệ thống đã hình thành cách đây 200 năm, đã lỗi thời từ lâu.

"Hiện nay mục đích không phải là dạy file (tập tin), mà là con đường dẫn tới file, tới thông tin, - Gosha Bondar nói. Internet là một hệ thống bền vững nhất do nhân loại sáng tạo ra, trên thế giới ở đâu cũng có, và có thể tìm kiếm ở đấy bất cứ thông tin nào sau một giây.

Bản thân Gosha đã làm được một máy tính mini từ đồ chơi và có thể nối mạng bất cứ đâu. Cậu bé kể rằng niềm say mê robot đã giúp em thích thú môn Toán, Hóa học và Nghệ thuật.

Thật vậy, hình như, học sinh hiện nay cũng hình dung ra quá trính dạy học lý tưởng: nhiều bài tập và dự án thực hành, mỗi em đều có con đường riêng của mình, trọng tâm của nó là tạo ra hứng thú cho phép học sinh trong tương lai say mê một cái gì đấy.

Các em nói rằng nhà trường phổ thông cần phải có "những phòng học rộng và nhiều ánh sáng" và những thầy giáo trẻ, xuất sắc, họ sẽ là bạn của học sinh chứ không phải là những người giám sát. Những người sẽ "dạy các em học tập", chứ không phải căm ghét nhà trường".

Bà Veronika Zonabend cũng tin tưởng rằng mục đích chính của nhà trường không phải là cấp chứng chỉ, thậm chí không phải truyền thụ kiến thức, mà là tạo ra "thói quen học tập, hứng thú nhận thức".

Bà nói rằng trong một nhà trường tốt, tất cả mọi người thường xuyên học tập: học sinh, thầy giáo, thậm chí các bậc phụ huynh: "Giáo dục không phải là sự lựa chọn chương trình, mà là đối thoại giữa học sinh và thầy giáo". Nói cách khác, bà Veronika cho rằng nhà trường phải trở thành môi trường kích thích sự phát triển, sáng tạo và đối thoại.

Để thế hệ tiếp theo tìm ra ý nghĩa cuộc sống

Theo Bà Yulia Veshnikova, người thành lập "Trường học mới" Moskva, thật sai lầm nếu cho rằng nhà trường là nơi chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống. "Đó cũng là cuộc sống, trong nhà trường học sinh không chuẩn bị cho cuộc sống, mà là đang sống", - bà nói.

Vì vậy những người sáng lập "Nhà trường mới" ngay trong giai đoạn xây dựng dự án đã khẳng định rằng ở đây có thể luôn luôn xảy ra một điều gì đấy, hơn nữa không chỉ đối với học sinh, sau các tiết học trẻ em và người lớn "từ bên ngoài" đến đây, vì nhà trường được coi như một sân chơi giáo dục mở "cho mọi người cùng có chung giá trị".

Tất cả những cái đó động chạm tới một vấn đề quan trọng nữa - vấn đề về sức khỏe tâm lý của người học hiện nay. Tất nhiên, học sinh chịu ảnh hưởng tiêu cực của việc học tập, môi trường công nghệ, nhưng đó không phải là điều chủ yếu nhất.

"Vấn đề chủ yếu của thế hệ tiếp theo là tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống, - bà Veronika Zonabend khẳng định. - Nếu như trước đây mọi người chiến đấu để tồn tại thì hiện nay ở nhiều nước điều đó không còn cần thiết nữa. Vấn đề đặt ra là: học gì? Lấy gì lấp đầy sự vô nghĩa và khoảng trống nhận thức? Phải dạy học sinh suy nghĩ, phải biết được các em muốn học gì, tìm kiếm tài năng của mình - đó là nhiệm vụ chính của nhà trường hiện đại".

Theo giaoducthoidai.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

TPHCM có số mắc Covid-19 nhiều nhất cả nướcTPHCM có số mắc Covid-19 nhiều nhất cả nước
16:28:55 14/05/2025
"Vợ hờ" vẽ kịch bản giúp thầy ông nội che giấu tội, nắm giữ bí mật về Diễm My?"Vợ hờ" vẽ kịch bản giúp thầy ông nội che giấu tội, nắm giữ bí mật về Diễm My?
16:43:06 14/05/2025
Nguyên Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nhận bao nhiêu tiền "cảm ơn"?Nguyên Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nhận bao nhiêu tiền "cảm ơn"?
16:12:26 14/05/2025
Lưu Diệc Phi công khai tình trẻ lộ loạt khoảnh khắc ngọt ngào không phải tin đồnLưu Diệc Phi công khai tình trẻ lộ loạt khoảnh khắc ngọt ngào không phải tin đồn
15:52:11 14/05/2025
Kết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss WorldKết quả gây sốc của Hoa hậu Ý Nhi tại Miss World
18:20:04 14/05/2025
Người phụ nữ liên tiếp sinh con để hoãn ngồi tù rồi tranh thủ lừa thêm tiền tỷNgười phụ nữ liên tiếp sinh con để hoãn ngồi tù rồi tranh thủ lừa thêm tiền tỷ
16:56:31 14/05/2025
Anh trai tội nhất show say hi: 2 lần bốc hơi khỏi poster, diễn "ké" Quang Hùng?Anh trai tội nhất show say hi: 2 lần bốc hơi khỏi poster, diễn "ké" Quang Hùng?
16:52:02 14/05/2025
Ba học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vongBa học sinh ở Hà Nội bị điện giật khi gỡ diều, 1 em tử vong
16:43:59 14/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Luôn sống khổ sở, tôi ngã ngửa khi biết chồng kiếm 50 triệu đồng/tháng

Luôn sống khổ sở, tôi ngã ngửa khi biết chồng kiếm 50 triệu đồng/tháng

Góc tâm tình

21:24:36 14/05/2025
Tôi không biết chồng coi tôi là gì? Tôi là vợ hay người dưng để đến mức nhìn thấy vợ khó khăn, anh vẫn không giúp đỡ, còn giấu giếm thu nhập và lén chuyển tiền cho mẹ đẻ.
Sốc: BTS được nhắc đến trong phiên tòa xét xử Diddy, dân tình hoang mang tột độ

Sốc: BTS được nhắc đến trong phiên tòa xét xử Diddy, dân tình hoang mang tột độ

Sao âu mỹ

21:22:27 14/05/2025
Trên mạng xã hội, phóng viên Stephanie Soo - người tham dự phiên tòa cho biết nhóm nhạc toàn cầu BTS đã được nhắc đến tại đây.
Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tổng thống Putin có thể không tham gia đàm phán với Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ

Thế giới

21:21:17 14/05/2025
Ngay cả các bộ trưởng hay Thủ tướng Mikhail Mishustin, có lẽ cũng không có quyền ra quyết định. Chỉ có ông Putin mới có thể quyết định tiếp tục hay chấm dứt xung đột".
Trải nghiệm du lịch cùng gia đình với VinFast VF 8: Êm ái và tiện nghi

Trải nghiệm du lịch cùng gia đình với VinFast VF 8: Êm ái và tiện nghi

Ôtô

21:17:21 14/05/2025
Với nhiều gia đình trẻ thích khám phá, những chuyến du lịch bằng xe hơi xuyên Việt trở thành lựa chọn để kết nối và tận hưởng thời gian bên nhau.
Mỹ nhân 1m50 đắt giá nhất Vbiz viral khắp cõi mạng nhờ vài giây diễn bằng mắt siêu đỉnh

Mỹ nhân 1m50 đắt giá nhất Vbiz viral khắp cõi mạng nhờ vài giây diễn bằng mắt siêu đỉnh

Hậu trường phim

21:15:55 14/05/2025
Không chỉ cuốn hút bởi nhan sắc và thần thái đặc trưng, Kaity còn cho thấy khả năng nhập vai đầy bản năng khi chỉ với vài giây ngắn ngủi đã khiến khán giả sởn da gà .
Google sẽ tích hợp Gemini vào các ô tô có hệ điều hành android

Google sẽ tích hợp Gemini vào các ô tô có hệ điều hành android

Thế giới số

21:08:56 14/05/2025
Brady nhấn mạnh rằng, dù có thể nghe như một tính năng gây mất tập trung, Google tin rằng nó sẽ giúp người dùng thực hiện các nhiệm vụ dễ dàng hơn mà không cần thao tác nhiều, nhờ vào khả năng xử lý ngôn ngữ tự nhiên của Gemini.
Lâu lắm rồi Hàn Quốc mới có phim y khoa chán thế này!

Lâu lắm rồi Hàn Quốc mới có phim y khoa chán thế này!

Phim châu á

21:04:02 14/05/2025
Nếu phải chọn một từ để miêu tả bộ phim này, thì đó là đuối - đuối ở kịch bản, đuối trong diễn xuất và hoàn toàn không đủ lực để chạm đến trái tim khán giả.
Công bố giá vé mega concert có G-Dragon và CL tại Mỹ Đình: Thấp nhất 1 triệu, cao nhất chưa đến 10 triệu, quan trọng là mua được hay không!

Công bố giá vé mega concert có G-Dragon và CL tại Mỹ Đình: Thấp nhất 1 triệu, cao nhất chưa đến 10 triệu, quan trọng là mua được hay không!

Nhạc quốc tế

20:43:30 14/05/2025
hiều người nhận xét, đây là mức vé khá mềm với quy mô concert có line-up khủng, nhất là sự hiện diện của G-Dragon
"Bà bầu" Ngô Thanh Vân được chồng cưng như trứng: Lo từng bữa ăn, không quên phát cẩu lương mệt nghỉ

"Bà bầu" Ngô Thanh Vân được chồng cưng như trứng: Lo từng bữa ăn, không quên phát cẩu lương mệt nghỉ

Sao việt

20:35:30 14/05/2025
Đả nữ sinh năm 1979 được ông xã Huy Trần chăm sóc và cưng chiều hết mực, đảm nhận công việc làm bếp trưởng trong gia đình.
Cố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vong

Cố chặn chiếc xe buýt đang trôi, phụ xe bị tông tử vong

Tin nổi bật

20:29:46 14/05/2025
Thấy xe buýt bị trôi, người phụ xe chạy đến kê vai, dùng tay cố chặn xe lại. Tuy nhiên chiếc xe vẫn tiếp tục di chuyển, tông người này tử vong.
Cô gái 27 tuổi đột quỵ kể 3 giờ đồng hồ như "chết đi sống lại"

Cô gái 27 tuổi đột quỵ kể 3 giờ đồng hồ như "chết đi sống lại"

Sức khỏe

20:18:46 14/05/2025
Mới đây, câu chuyện bị đột quỵ ở tuổi 27 được tài khoản N.N.H. chia sẻ lên mạng xã hội Facebook đã ngay lập tức thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận.