Nền móng gắn kết các tế bào xã hội
Trong hai thập niên qua, sự thay đổi về nhân khẩu học và kinh tế đã biến các thành phố và trung tâm đô thị thành nơi sinh sống chủ yếu của con người.
Thác nước trong nhà cao nhất thế giới tại Sân bay Jewel Changi Airport Singapore. Ảnh: Safdie Architects
Ước tính hơn nửa dân số thế giới, tương đương 4,2 tỷ người đang sinh sống tại các khu đô thị. Dự báo trong 20 năm tới, dân số đô thị tại các nước đang phát triển sẽ tăng lên 4 tỷ người, trong khi diện tích các vùng đô thị hóa sẽ tăng gấp 3. Xu hướng tăng trưởng nhanh sẽ tạo ra nhiều cơ hội lẫn thách thức to lớn về xã hội, kinh tế và môi trường, tác động trực tiếp đến chất lượng sống của mỗi cá nhân và gia đình. Chính vì vậy, đô thị hóa là một trong những xu hướng lớn và quan trọng nhất đang định hình thế giới, cuộc sống cũng như hạnh phúc của mỗi gia đình. Với chủ đề “Gia đình và sự đô thị hóa”, Ngày Quốc tế gia đình (15/5) năm nay muốn hướng đến việc nâng cao hiểu biết về tầm quan trọng của các chính sách đô thị bền vững và thân thiện với gia đình, từ đó tìm ra giải pháp giúp đảm bảo cuộc sống ổn định, sung túc cho mọi gia đình, hài hòa nhu cầu của mọi thế hệ, để không ai bị bỏ lại phía sau.
Các chuyên gia nhận định xu hướng đô thị hóa nhanh chóng trên toàn cầu là một hiện tượng mới trong lịch sử nhân loại và cách thức thế giới thích ứng với xu hướng này sẽ quyết định chất lượng sống của người dân trong thế kỷ 21 và xa hơn. Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), đến năm 2030, khoảng 60% dân số toàn cầu sẽ sống ở thành phố. Đô thị hóa cho phép tập trung hóa dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận việc làm, giáo dục và các hoạt động giải trí – những nhân tố hấp dẫn thu hút nhiều cá nhân và gia đình tới các thành phố. Tại những nước thu nhập cao, các thành phố lớn thường có hạ tầng phát triển, khoảng một nửa các đô thị có các công trình xây dựng xuất hiện nhanh hơn tốc độ tăng lên của dân số. Ngược lại, tại những nước thu nhập thấp và trung bình, phần lớn các đô thị đều thiếu hạ tầng và dịch vụ xã hội, như giáo dục và y tế để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân.
Video đang HOT
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhấn mạnh tình trạng đông đúc, chật chội do mật độ dân số cao đã làm trầm trọng các hệ quả của tình trạng đô thị hóa nhanh. Diện tích tối thiểu cho không gian công cộng tại các khu đông đúc là 150 người/ha, tương đương 45% diện tích đất. Tuy nhiên tại phần lớn các nước đang phát triển, sự phát triển ồ ạt của các công trình xây dựng và nhà ở tự phát không chỉ gây mất mỹ quan đô thị, mà còn thu hẹp không gian sinh hoạt chung của người dân, giảm bớt hạ tầng thoát nước, đường phố và khu vực xanh. Theo thống kê của UNDP, mặc dù các thành phố trên thế giới chỉ chiếm 3% diện tích đất trên hành tinh, nhưng mức tiêu thụ năng lượng lại chiếm tới 60-80%, thải ra tới 75% lượng carbon. Điều này đẩy các cư dân thành phố vào cảnh sống chung với ô nhiễm và hứng chịu bệnh tật.
Theo OECD, đại dịch COVID-19 cho thấy so với các vùng nông thôn, virus có xu hướng lây lan nhanh hơn tại các thành phố. Bên cạnh đó, với tốc độ phát triển công nghệ nhanh và nhịp sống hối hả như hiện nay, tỷ lệ người dân béo phì tại các thành phố lớn đang ngày càng tăng. Do đó, quy hoạch đô thị theo hướng bền vững đóng vai trò rất lớn trong việc ngăn ngừa bệnh tật do lối sống thiếu lành mạnh và khơi dậy tinh thần lạc quan của cư dân thành thị. Đây sẽ là nền móng quan trọng để tạo ra mối liên kết tích cực giữa đô thị hóa với thể chất, sức khỏe tâm thần, sự gần gũi với thiên nhiên và không gian xanh của mỗi gia đình.
Nhằm tạo cơ hội cho người dân tham gia các hoạt động thể chất, tương tác với cộng đồng, thành phố Barcelona (Tây Ban Nha) đã biến những con phố thành không gian chung cho người dân, đồng thời giảm bớt ô nhiễm, khi quy hoạch 10 tòa nhà thành một khối nhà. Ô tô chỉ được phép di chuyển trong nội khu với tốc độ 10 km/h, lấy lại không gian cho người đi bộ và đi xe đạp.
Thành phố Curitiba của Brazil là một điển hình thành công trong mở rộng diện tích không gian xanh trên mỗi cư dân, với việc trồng 1,5 triệu cây và thiết kế một mạng lưới đường đi bộ khoa học. Mặc dù thành phố đã phát triển nhanh trong 50 năm qua, song mức độ ô nhiễm không khí tại đây chỉ sát ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới và thấp hơn nhiều các đô thị phát triển nhanh khác. Giờ đây, tuổi thọ của cư dân Curitiba cao hơn 2 năm so với phần còn lại của Brazil (76,3 năm) và tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cũng rất thấp.
Tương tự, năm 2019, La Haye trở thành thành phố đầu tiên ở Hà Lan áp dụng hệ thống tính điểm để thúc đẩy việc xây dựng các tòa nhà xanh. Mỗi dự án xây nhà cần có đạt được số điểm nhất định về thiết kế gần gũi với thiên nhiên như mái nhà xanh, mặt tiền xanh với nhiều thực vật, cây cảnh trang trí bao quanh, từ đó tạo ra các ngôi nhà thân thiện với môi trường, có khả năng thích ứng với khí hậu, hướng tới việc đạt được các mục tiêu khí hậu vào năm 2030 và 2050.
Bên cạnh vấn đề hạ tầng công cộng, thì những căn nhà an toàn với giá thành phải chăng là một trong những yếu tố chủ chốt thúc đẩy cuộc sống gia đình lành mạnh ở các khu vực đô thị, tác động tích cực đến sự phát triển của trẻ, tương lai của mỗi thành viên. Mặc dù vậy, UNDP ước tính có khoảng 828 triệu người đang ở các khu nhà dưới mức chuẩn. Ngân hàng Thế giới (WB) cảnh báo đến năm 2035, khoảng 3 tỷ người sẽ không được đáp ứng nhu cầu nhà ở. Singapore là một trong những mô hình giải quyết thành công tình trạng quá tải dân số và thiếu hụt nhà ở, khi thành lập Ủy ban Phát triển nhà ở (HDB) – cơ quan duy nhất chịu trách nhiệm phân bổ và quy hoạch nguồn lực hiệu quả hơn. Nhờ có sự định hướng, hỗ trợ mạnh mẽ của chính phủ về lĩnh vực tài chính và pháp lý, Singapore thành nơi có tỷ lệ dân số sở hữu nhà ở cao nhất thế giới với tỷ lệ dân số sống trong các căn hộ do nhà nước xây dựng đạt 80%.
Một xu hướng quan trọng trong quá trình đô thị hóa chính là sự thay đổi về mô hình gia đình, khi các gia đình gồm nhiều thế hệ đang gia tăng, chủ yếu do khủng hoảng kinh tế khiến những người trẻ tuổi khó tìm việc hơn. Bởi vậy, việc đảm bảo hài hòa quyền lợi cho các thành viên cũng đóng vai trò rất lớn, đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương như người khuyết tật, trẻ em, phụ nữ và người lớn tuổi. Việc thiết kế hợp lý các không gian công cộng để mọi cư dân có thể dễ dàng tiếp cận dịch vụ và tận hưởng cuộc sống sẽ giúp các thành phố và cộng đồng hoạt động hiệu quả, đảm bảo công bằng và thúc đẩy gắn kết xã hội. Một trong số này phải kể đến truyền tải kiến thức qua tranh ảnh minh họa, gắn với những điểm sinh hoạt công cộng hằng ngày như trạm xe buýt, công viên, siêu thị mà một số thành phố như Philadelphia, Chicago (Mỹ), London (Anh), Mumbai (Ấn Độ) đang áp dụng để tạo thêm cơ hội học tập cho trẻ em và cộng đồng.
Không thể phủ nhận đô thị hóa là một xu hướng phát triển tất yếu trên toàn thế giới. Dù còn nhiều thách thức, song với quy hoạch bài bản, sự quan tâm sát sao, quản lý và phối hợp hiệu quả của các cấp địa phương, quốc gia và khu vực, các thành phố có thể giải được bài toán nghèo đói, bất bình đẳng và môi trường suy thoái, từ đó cải thiện cuộc sống của mỗi cá nhân và gia đình. Phát triển đô thị bền vững sẽ tạo ra nền móng chắc chắn để gắn kết các gia đình – vốn là những tế bào của xã hội – qua đó đảm bảo tương lai phát triển bền vững của cả xã hội trong thời đại đô thị hóa.
IMF: Kinh tế của Indonesia sẽ đứng thứ tư thế giới vào năm 2045
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo kinh tế Indonesia sẽ tiếp tục tăng trưởng và đứng thứ tư trong các nền kinh tế lớn nhất thế giới vào năm 2045 khi Indonesia kỷ niệm 100 năm độc lập.
Trụ sở Ngân hàng Trung ương Indonesia tại Jakarta. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Theo Bộ trưởng Bộ Doanh nghiệp nhà nước Indonesia Erick Thohir, dự báo trên không chỉ là một giấc mơ mà sẽ trở thành hiện thực. Hiện nay, chính phủ muốn lấy nhân khẩu học là một nguồn cho tăng trưởng kinh tế quốc gia. Do đó, chính phủ tiếp tục khuyến khích đầu tư theo hướng thân thiện hơn với các nhà đầu tư để tạo thêm cơ hội việc làm cho thanh niên.
Ông Erick cho biết chiến lược của chính phủ cũng đang dần hướng tới một nền kinh tế dựa trên tri thức để không phải lúc nào cũng tập trung vào lĩnh vực tài nguyên thiên nhiên. Trong nền kinh tế dựa trên tri thức, đổi mới và năng lực là chìa khóa chính, theo đó, sẽ khởi xướng một số chương trình để hỗ trợ nâng cao chất lượng của thế hệ thiên niên kỷ, các chương trình học bổng, thực tập và làm việc tại doanh nghiệp nhà nước.
Thông qua nền kinh tế dựa trên tri thức, Indonesia phải có nguồn nhân lực có trình độ và công nghệ để thế hệ trẻ có thể khuyến khích tăng trưởng kinh tế.
Tương lai của Indonesia nằm ở giới trẻ. Hiện cả thế giới đang trải qua quá trình chuyển đổi và Indonesia cũng cần một thế hệ trẻ sẵn sàng. Hãy đảm bảo rằng Thế hệ Z trở thành trụ cột để tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Dự báo chính sách đối nội, đối ngoại của Trung Quốc năm 2022 Dưới đây là một số nhận định của các chuyên gia ở Trung, Đông Âu về chính sách đối nội và đối ngoại Trung Quốc năm 2022. 2022 là một năm quan trọng đối với Trung Quốc. Bắc Kinh sẽ đăng cai Thế vận hội mùa Đông vào tháng 2, một sự kiện mà nhiều nước phương Tây đang kêu gọi tẩy chay...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

EU công bố gói ưu đãi 500 triệu euro thu hút giới nghiên cứu toàn cầu

Sự phát triển bất ngờ của ngành dầu khí Nga giữa hàng loạt lệnh trừng phạt của phương Tây

UAV Ukraine làm lộ lỗ hổng của hệ thống phòng không S-300V ở Crimea

Tại sao cocaine lại tràn ngập nước Đức?

Phản hồi của Điện Kremlin về khả năng Nga - Mỹ gặp thượng đỉnh

Nhân viên tiệm bánh và cảnh sát - Những công việc mơ ước với trẻ em Nhật Bản

Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi

Nội các Israel thông qua kế hoạch quân sự mới tại Dải Gaza

Cảnh báo gia tăng tình trạng 'hạn hán tuyết'

Quân đội Campuchia vinh dự và tự hào tham gia diễu binh ở Việt Nam

Lào cảnh giác trước nguy cơ bùng phát bệnh than

Tổng thống Trump thúc đẩy 'xóa bỏ hoàn toàn' chương trình hạt nhân của Iran
Có thể bạn quan tâm

Nam sinh viên Đại học Tây Nguyên tử vong trong phòng trọ
Pháp luật
06:33:35 06/05/2025
Lộ lý do Hyun Bin "mặt lạnh như tiền" suốt thảm đỏ Baeksang: Có liên quan đến vấn đề lão hóa?
Sao châu á
06:31:27 06/05/2025
"Nữ hoàng Vbiz" bị khui ảnh chưa từng công bố cách đây 24 năm, gu thời trang không đụng hàng!
Sao việt
06:29:05 06/05/2025
Cặp đôi được hóng số 1 Met Gala 2025: Xứng danh "Ông bà Smith", "cơn địa chấn" khiến cả thế giới nín thở ngóng chờ!
Sao âu mỹ
06:25:38 06/05/2025
Chuyện chưa từng có: NSX show thực tế gặp thí sinh khi biết có tin bất ổn, chỉ 1 hành động mà gây nức lòng
Tv show
06:16:56 06/05/2025
"Rút" khỏi TP HCM vì lý do bất khả kháng, đôi vợ chồng trẻ bất ngờ quản lý được chi tiêu và có cuộc sống đúng ý
Sáng tạo
06:10:38 06/05/2025
Thiếu gia tập đoàn nổi tiếng cả nước phải "nín thở" khi đi ăn với vợ
Netizen
06:07:19 06/05/2025
Rau ngổ có tác dụng gì với sức khỏe?
Sức khỏe
06:03:13 06/05/2025
Bộ phận nhăn nheo của cá ngừ đại bổ với phụ nữ, nấu đủ loại món ngon giúp bổ máu, giảm cân, chống lão hóa
Ẩm thực
06:01:16 06/05/2025
"Ác nữ quốc dân" khiến cả châu Á ghét cay: Đóng phim 18+ tranh cãi nảy lửa, U50 vẫn gây ngỡ ngàng vì vóc dáng "xịn đét"
Hậu trường phim
05:55:37 06/05/2025